6. Kết cấu luận văn
2.2.3.3. Ngộ: Thủy nguyệt điền viên thiền thơ
Với phong cách sáng tác đa dạng, Trần Nhân Tông đã thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên khi thưởng thức ngoại cảnh, và nắm bắt cảm xúc để sáng tác thơ, nên bút pháp của Ngài dễ dàng biểu đạt tâm thái thanh tân, siêu phàm thoát tục qua thi ngữ ngộ thiền. Trong phạm vi sáng tác thơ với chủ đề "thủy nguyệt điền viên" thi nhân cần có một tâm hồn mẫn cảm và sẵn sàng rung động trước cảnh đẹp tuyệt vời của thiên nhiên, đồng thời nắm bắt cảm xúc trào dâng trong tâm thức để viết nên những dòng thơ bất hủ. Bài thơ Đăng
bảo đài sơn dưới đây sẽ cho chúng ta cảm nhận được tâm hồn hết sức mẫn
cảm và tinh tế của Ngài.
Hán Việt: Đăng bảo đài sơn Địa tịch đài du cổ,
Vân sơn tương viễn cận, Hoa kính bán tình âm. Vạn sự thủy lưu thủy, Cách niên tâm ngữ tâm. Ỷ lan hoành ngọc địch,
Minh nguyệt mãn hung khâm.
Dịch nghĩa: Lên núi Bảo đài Đất hẻo lánh, đài thêm cổ kính, Theo thời tiết, mùa xuân về chưa lâu. Núi mây như xa, như gần,
Ngõ hoa nửa rộp, nửa nắng. Muôn việc như nước tuôn nước, Trăm năm lòng lại nhủ lòng.
Tựa lan can nâng ngang chiếc sáo ngọc, Ánh trăng sáng chan hòa trước ngực. Dịch thơ: Lên núi Bảo đài
Đất vắng đài thêm cổ, Ngày qua xuân chửa nồng. Gần xa, mây núi ngất, Nắng rộp, ngõ hoa lồng. Muôn việc nước trôi nước, Trăm năm lòng nhủ lòng. Tựa hiên, nâng sáo ngọc,
Đầy ngực, ánh trăng trong. [4, tr.457]
Nội dung bài thơ thể hiện thủ pháp miêu tả cao diệu của thi nhân, từ ngữ thanh tân, ý thơ uyển chuyển, trang nhã và hữu tình theo thể thơ Đường luật "thất ngôn bát cú”. Tuy nhiên, ý thiền trong bài thơ không nhiều, dường
như thi nhân có ý mô phỏng thơ Đường theo phong cách lột tả thiên nhiên, qua đó biểu đạt tâm cảnh thanh nhàn thoát tục của thi nhân hòa điệu với Phật tính bàng bạc trong hư không qua tư tưởng đại thừa, đây chính là sự tương quan xúc hợp hoàn mỹ giữa thiền với thơ.