6. Kết cấu luận văn
2.2.3.5. Ngộ: Sơn thôn lạc chiếu thiên thơ
Có thể nói Trần Nhân Tông là vị vua may mắn hơn ông nội là Trần Thái Tông và cha là Trần Thánh Tông, ngài đã được thụ hưởng một môi trường giáo dục đầy đủ từ nhỏ trong cung vàng điện ngọc, nên tất cả những tri thức từ chiến lược quân sự cho đến văn học cổ đại lẫn Tứ thư, Ngũ kinh,… đặc biệt là về thơ thiền theo phong cách thơ Đường, ngài đều đã được kinh qua. Với trí tuệ mẫn cảm và sự thông minh hơn người, ngài đã sáng tác và để lại cho đời những bài thơ rất hay. Dưới đây là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt theo phong cách "sơn thôn lạc chiếu”, có thể cho chúng ta thưởng lãm tài thơ xuất sắc của ngài.
蒗 州 晚 景 古 寺 淒 涼 秋 靄 外 漁 船 簫 瑟 暮 鐘 初 始 明 山 靜 白 鷗 過 風 定 雲 閒 紅 樹 疏 Hán Việt: Lạng Châu vãn cảnh [18, tr.467]
Cổ tự thê lương thu ái ngoại, Ngư thuyền tiêu sắt mộ chung sơ Thủy minh, sơn tĩnh bạch âu quá, Sơn định, vân nhàn hồng thụ sơ.
Dịch Thơ: Cảnh chiều ở Châu Lạng Chùa xưa lạnh lẽo khói thu mờ,
Chiều quạnh thuyền câu, chuông vẳng đưa. Núi lặng, nước trong, âu trắng lượn,
Đây quả thật là bài thơ thiền theo phong cách "sơn thôn lạc chiếu” cổ điển, dường như thi nhân đã dốc cạn giọt thiền để thể hiện một bức họa cổ điển vô cùng tuyệt sắc. Hai câu đầu bài thơ có các từ "chùa cổ; sương thu; thuyền câu; chuông chiều” đã phác họa nên nền một bức tranh thiền lắng đọng. Hai câu thơ sau thi nhân đã khéo léo dùng từ cô đọng mà hàm xúc: "núi tĩnh; gió lặng; mây nhàn; nước trong; âu trắng" đã tô vẻ hoàn thiện cho bức tranh thêm phần diễm lệ. Trước tiên, thi nhân thể hiện tâm hồn như một người họa sĩ biểu đạt tình yêu quê hương đất nước của mình và tác giả đã tiến thêm một bước trần hiện tâm thái thanh nhàn rung cảm trước cảnh kiều diễm của thiên nhiên. Qua đó, độc giả mỗi lần thưởng lãm đều cảm nhận trong thơ một bức tranh thiền tuyệt đẹp làm cho tâm hồn bình thường được thăng hoa trong cảnh giới u nhàn tịch tịnh này.
Đạo Phật nói chung, và Thiền tông nói riêng, luôn nhấn mạnh đến yếu tố mẫn tuệ tâm linh của hành giả, sự thấu triệt và sự thực hành phải tương ứng song song, nên nhà Thiền có câu: "Hạnh giải tương ưng danh vi viết Tổ", cho nên các Tổ khai sáng ra một tông phái nào đó trong Phật giáo, không phải người đó phải thuộc về dòng dõi quý tộc vua chúa, hay ở danh xưng, mà hành giả phải thực sự thông tỏ và thể nghiệm lý thiền ngay nơi cuộc sống thường nhật, hiện hữu ngay chân tâm vốn có của mình, và đồng thời làm cho Phật tính bên trong hiển lộ. Tổ khai sơn "Trúc Lâm thiền phái" Phật Hoàng Trần Nhân Tông đều có đủ các yếu tố đó. Cách thể hiện tâm thiền của ngài qua thơ thật là phong phú, sâu sắc cụ thể và hàm xúc qua những tác phẩm thơ thiền mà ngài đã để lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Qua việc tìm hiểu sâu về thơ thiền Phật Hoàng Trần Nhân Tông, một lần nữa khẳng định tài năng sáng tác và những đóng góp to lớn của ngài cho nền văn hóa dân tộc, những tác phẩm thơ thiền của ngài luôn là những đóa hoa tươi thắm lung linh khoe sắc trong vườn hoa văn học nước nhà, giúp các
thế hệ hôm nay và mai sau tìm về nguồn cội để thưởng lãm, đồng thời qua đó ý thức giữ gìn, kế thừa và phát huy sự nghiệp văn hóa dân tộc bởi các thế hệ cha ông đã bao đời gây dựng cho đất nước được rạng rỡ như hôm nay.
Phật Hoàng Trần Nhân Tông là một vị anh hùng của dân tộc, có những đóng góp vô cùng to lớn về nhiều mặt cho đất nước nói chung và cho nền văn hóa dân tộc Việt Nam nói riêng. "Vua đã trực tiếp lãnh đạo quân và dân nước ta, tập hợp được những nhà quân sự tài giỏi, huy động được tiềm lực của toàn dân, đánh thắng đội quân hung hãn, thiện chiến nhất thời bấy giờ, làm nên những chiến công oanh liệt Hàm Tử, Chương Dương, Bạch Đằng, Tây Kết lẫy lừng, đưa dân tộc ta lên đỉnh cao của thời đại.”
Đố với các thế hệ con cháu về sau, nhân cách và trí tuệ của ngài sáng ngời như nhật nguyệt. Nói về lãnh đạo, ngài là nhà lãnh đạo tài ba, về chính trị, ngài là một nhà chính trị xuất chúng, về văn hóa, ngài là một nhà văn hóa lớn, về tôn giáo, ngài là nhà tôn giáo tuyệt vời. Phật giáo nói chung và Thiền tông nói riêng, luôn khuyến khích mọi người sáng tạo và không ngừng vươn lên, hướng đến các giá trị chân - thiện - mỹ, luôn làm mới nội tâm và kiến tạo thế gian trở thành tịnh độ, phù hợp với tinh thần phát triển chung của xã hội xưa nay.