6. Kết cấu luận văn
3.2. Đóng góp của Thiền phái Trúc Lâm vào hệ thống chủ đề đề tài của văn
tài của văn học dân tộc
Có thể nói tinh thần của các vị Thiền sư trong thời Trần là một hành động tích cực. Nhập thế mà không trụ thế. Hình ảnh con người có thể dung nạp được mình để hòa đồng và vui vẻ suốt ngày với thiên nhiên là hình ảnh con người mang khát vọng hòa nhập và chế ngự thiên nhiên được thể hiện qua lời thơ thoát phàm bay bổng. Còn “một tiếng kêu vang, lạnh cả trời" có thể là một tiếng reo của một người chứng ngộ, thoát khỏi cảnh giới trần thế. Cái kêu vang lạnh ấy phải chăng là tiếng kêu sảng khoái của một tâm hồn khoáng đạt với tư tưởng phá chấp triệt để và với một tinh thần thoải mái tột cùng, chứ không phải là một người suốt ngày cứ câu nệ vào tín điều một cách cứng nhắc, khô khan. Tiếng kêu đó chính là sự trực cảm tâm linh, là trạng thái chứng ngộ của các Thiền sư. Sự nhập thế tích cực của các Thiền sư thời Trần đã đưa Phật giáo đến đỉnh cao của sự phồn vinh.
Các nhà sư là những Thiền sư đã chiếm một vị trí quan trọng trên chính trường và trên nhiều lĩnh vực khác. Nền văn học Việt Nam trong giai đoạn này là những kho tàng quý báu. Những áng văn thơ của các Thiền sư đã mở ra một cách nhìn mới mẻ, một không khí lạc quan, yêu đời.
Những áng văn, thơ của các Thiền Sư đã mang đầy chất liệu sống, bởi các Ngài đã hiện hữu trong cuộc sống bằng tuệ đức và trả về cho chính bản thân cuộc sống bằng sự từ bi. Thơ văn của các vị Thiền sư mang chất liệu Phật hoá đã len lỏi và thấm sâu vào tâm thức của đông đảo quần chúng nhân dân. Phong cách của các ngài luôn thể hiện bằng sự ung dung, tự tại. Vì thế nên những áng văn của các ngài rất sinh động, nội dung phong phú bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau.
Thông thường, chúng ta hiểu tự lợi chỉ mang tính cách cá nhân, mang lại lợi ích cho chính bản thân mình. Tuy nhiên ý nghĩa tự lợi của các vị Thiền sư không phải dừng lại ở nghĩa hẹp như vậy, mà điều muốn nói ở đây chính là sự ngộ nhận chân lý của các ngài và mang đến sự lợi tha cho mọi người, khiến họ đạt được giác ngộ, giải thoát và an lạc tự tại. Các ngài đã nhận chân được sự vật một cách rốt ráo, nhận rõ chân tướng sự vật bằng thể tính tịch tịnh vắng lặng. Các nhà sư, vua chúa, thần dân lúc bấy giờ đều thấm nhuần giáo lý nhà Phật cho nên khi đối cảnh thì vẫn sinh tình, nhưng tình ở đây không phải là những tình cảm tầm thường mà là cái đẹp cái hay mang tính thoát tục. Trần Nhân Tông khi viếng cảnh Thiên Trường vào một buổi hoàng hôn đã thốt lên:
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên Bán vô bán hữu tịch dương biên Mục đồng địch lý ngưu quy tận Bạch lộ song song phi hạ điền
(Thôn trước thôn sau tựa khói hồng Bóng chiều như có lại như không Mục đồng thổi sáo trâu về hết
Với cái nhìn bằng đôi mắt của một bậc giác ngộ, các Thiền sư đã xem cuộc đời vốn là như huyễn, cho nên đối với sự còn mất của vạn vật trong vũ trụ cũng là thường tình. Như Ngài Huyền Quang đã xem sự nở tàn của hoa cúc khoe sắc cùng sương gió bao năm vẫn thế:
Vương thân vương thế dĩ đô vương Toạ cửu tiên nhiên nhất tháp lương Tuế vãn sơn trung vô lịch nhật Cúc hoa khai xứ túc trùng dương
(Quên mình quên hết cuộc tang thương Ngồi lặng đìu hiu mát cả giường
Năm cuối trong rừng không có lịch Thấy hoa cúc nở biết trùng dương
(Trích Thiền Sư Việt Nam – 362 – HT. Thích Thanh Từ) Và cứ như thế ngài đã sống an lạc trong núi rừng vắng vẻ làm bạn với trăng sao và ngài cũng đã đánh tiếng chuông cảnh tỉnh cho những ai còn đắm chìm trong trong mộng để rồi mãi chìm đắm trong sự khổ đau của cuộc đời. Đối với các ngài phú quý vinh hoa chỉ là giả danh như cây cỏ có rồi lại không.
Phú quý phù vân trì vị đảo
Quan âm lưu thuỷ cấp tương thôi Hà như tiểu ẩn lâm tuyền hạ Nhất tháp tùng phong trà nhất bôi
(Phú quý mây bay tự nẻo xa
Tháng ngày nước chảy vội vàng qua Chi bằng vui thú lâm tuyền ẩn
Giường cỏ thông reo một chén trà). [53, tr.697] Cũng như bao người khác, với vẻ ung dung, với đời sống tự tại Trần Nhân Tông đã nhận thức được chân tướng các pháp, của vạn hữu vũ trụ thấy
rõ bộ mặt thật của chính mình tất cả đều không ngoài tự ngã của mình khởi sánh. Đối với những người phàm phu bình thường thì sự sinh diệt luôn làm cho mình lo âu sợ hãi, cứ như thế tâm trạng khát khao lo lắng ấy cứ mãi nung nấu trong tâm trí và theo họ mãi mãi. Nhưng với các vị Thiền Sư thì không như vậy, hôm nay và ngày mai chỉ là một hiện tiền sinh khởi, con người sống hay chết đều có nguyên lý nhất định. Thiền Sư Chân Không thì cho rằng:
Xuân lai xuân khứ nghi xuân tận Hoa lạc, hoa khai chỉ thị xuân
(Xuân đến xuân đi ngỡ xuân tàn
Hoa dù nở rụng tiết xuân vẫn là). [18, tr.697] Hay:
Diệu tính hư vô bất khả kham Hư vô tâm ngộ đắc hoà nan
Ngọc phần sơn thượng sắc thường nhuận Liên phát vô trung thấp vị cam
(Diệu tính hư vô chẳng thể bàn Tâm ngộ hư vô khó thể kham
Ngọc thêu trên núi sắc thường nhuận Sen nở trong lò màu vẫn tươi).
(Hán văn Lý - Trần, bản dịch Ngô Tất Tố) Nếu nhìn theo cái nhìn của một nhà Phật học thì bài thơ mang giá trị thẩm mỹ rất cao.
Trên núi ngọc thêu màu vẫn nhuận Trong lò sen nở sắc vẫn tươi.
Đây là hai câu thơ tuyệt đẹp trong bài. Cái đẹp ở đây không phải là hiện tượng đứng yên mà nó luôn luôn biến đổi, còn gì đẹp và cao quý hơn khi ngọc bị đốt cháy mà sắc màu vẫn nhuận. Hoa sen tuy ở trong lò nhưng vẫn giữ
được sắc tươi của hoa. Điều này muốn nói lên rằng mặc dù ở giữa chốn trần gian nhưng tư tưởng của các vị Thiền sư không bao giờ bị đắm nhiễm, hoa sen tuy mọc lên giữa bùn lầy nhưng hương hoa vẫn thơm ngát "gần bùn nhưng chẳng hôi tanh mùi bùn".
Cái hoà điệu "trong lò sen nở màu vẫn tươi" ấy hoà quyện vào nhau tạo nên một bức tranh hài hoà tự tại giữa cuộc đời. Nội dung của những bài thơ thiền chứa đựng tính triết học rất cao. Tôn giáo là sự tự tại của tâm hồn, một con người đắc đạo bình thản trước cái chết, tự tại trước mọi lẽ sinh tử.
Chúng ta nên ghi nhớ hai tác phẩm trọng yếu đã mở đầu cho phái Thiền Trúc Lâm này của các vị tiền bối trước Ngài Trần Nhân Tông. Đó là bản Ngữ lục của Tuệ Trung Thượng sĩvà Khóa hư lục của Trần Thái Tông. Hai tác phẩm này, một đằng có thể khảo sát trên khía cạnh lý thuyết, và một đằng có thể được chiêm nghiệm trên phương diện thực hành, là những bản tổng kết của một thời gian dài phát triển tư tưởng của Phật giáo Việt Nam.
Thượng Sĩ ngữ lục, một cách nào đó, có thể không mấy có tính chất
sáng tạo về mặt tư tưởng Thiền, nhưng quả thực nó là sự kết tinh của Thiền học của các tông phái Đại thừa khác tại Việt Nam. Nhờ vào hệ thống công
án, Thượng Sĩ ngữ lục đã có thể phát biểu kiến giải của mình một cách thong
dong về tất cả các chủ điểm ách yếu trong các khuynh hướng dị biệt của Phật học. Sau Thượng Sĩ ngữ lục, công án vẫn còn được tiếp tục với tinh thần tương tự, như chúng ta có thể thấy trong Tam tổ đã tạo ra cho công án một vóc dáng lớn, bao hàm cả tư tưởng Tam giáo, không riêng gì Thiền hay Phật giáo.
Đến thời Trần Nhân Tông, "Ngài lại chủ trương xây dựng hệ thống giáo lý Thiền - Giáo song hành” để tính nhập thế được vận dụng tích cực trong đời sống đạo nhằm tạo ra một đời sống hạnh phúc cho dân chúng. Chủ trương của Thiền phái Trúc Lâm là đào tạo ra những mẫu người dân Phật tử
kế thừa tông phong được giáo dục toàn diện mới đáp ứng nhu cầu lịch sử đặt ra. Đó là xây dựng và phát triển Đại Việt trở nên hùng cường thì Phật giáo mới hưng thịnh. Khi đất nước chưa có hệ thống giáo dục đào tạo theo trường lớp, thì nhà chùa trở thành nhà trường, nơi đó dạy đủ các môn học mà con người cần học. Một người Phật tử không chỉ thông thạo kinh điển nhà Phật mà còn phải học những môn khác nữa mới đủ tri thức vận dụng thực tiễn các nhu cầu con người đặt ra. Bên cạnh đó, còn sử dụng Nho giáo như là một công cụ phục vụ lợi ích quốc gia và Phật giáo.
Trần Nhân Nhân Tông dặn dò Đệ nhị Tổ mở rộng việc học bên trong và bên ngoài Phật giáo là nhằm thực hiện xã hội hóa giáo dục, nâng cao trình độ dân trí sau này. Tôn ý của Sơ Tổ muốn Pháp Loa đủ kiến thức nội và ngoại điển để đào tạo ra những người thừa kế Thiền phái đủ sức gánh vác các Phật sự khác nhau của đạo cũng như đời. Nếu không, thì Phật giáo chỉ biết đào tạo cho xã hội những con người chuyên tu hành và làm các công việc khác xung quanh khuôn viên nhà chùa mà không tham gia hoạt động gì cả cho xã hội.
Với chủ trương như thế, tháng 12 năm 1038, Pháp Loa kêu gọi Tăng chúng và cư sĩ trích máu in Đại tạng kinh hơn 5.000 bản. Riêng bản thân Pháp Loa cũng nghiên cứu và sáng tác nhiều bản kinh thuộc hệ thống kinh điển Đại thừa như: Tham thiền kỷ yếu, Kim cương trường đà la ni kinh khoa chú, Niết Bàn đại kinh khoa sớ, Pháp Hoa kinh khoa sớ, Lăng già tứ quyển khoa sớ, Bát Nhã tâm kinh khoa sớ, Hưng vương hộ quốc nghi quỹ, Pháp sự khoa văn
và Độ môn trợ thành tập. Hẳn nhiên, Pháp Loa cũng là nhân vật được giới
Phật giáo và các thành phần khác trong xã hội mời thuyết giảng Kinh Hoa
Nghiêm. Mà tư tưởng của Cư Trần lạc đạo cũng ảnh hưởng tinh thần nhập thế
từ Kinh Hoa Nghiêm. Kết quả, Thiền phái ra đời và thể nhập vào đời sống
sinh hoạt chung cả dân tộc. Từ đây, Thiền phái này có một sự liên hệ chặt chẽ mọi thành phần trong xã hội, tạo ra sức mạnh đoàn kết toàn dân, với hào khí Đông A hào hùng trong lịch sử của dân tộc.
KẾT LUẬN
Thiền phái Trúc Lâm ra đời đã mang một màu sắc mới, một thiền phái được kết hợp từ ba dòng thiền trước đây của Trung Hoa nhưng mang đậm bản sắc của Đại Việt. Sự nhập thế của các thiền sư nhà Trần khi đất nước bị quân Nguyên - Mông ba lần đánh chiếm vẫn đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược. Nhưng khi đất nước thái bình thì họ vẫn trở về với bản chất Thiền sư ngày xưa, tiếp tục tu hành và nghiên cứu để đưa sự hiểu biết của mình chỉ dạy cho nhân dân. Đây là tinh thần nhập thế mà các Thiền phái trước chưa thực hiện được. Chính vì tinh thần nhập thế này đã tạo nên sức mạnh của dân tộc Việt và cũng là thời đại phát triển Phật giáo đạt tới đỉnh cao của Việt Nam từ xưa đến nay. Sự nghiệp Phật giáo của thiền phái Trúc Lâm có những đóng góp rất lớn trên hai điểm lớn: Lý tưởng và thực tế.
Thiền phái Trúc Lâm quả tình đã kết hợp khéo léo giữa lý tưởng Quốc gia và Phật đạo mà sáo ngữ ngày nay thường nói Phật giáo và Dân tộc. Đây không chỉ cách nói tuyên truyền nhất thời với một hậu ý chính trị nào đó. Lý tưởng quốc gia và Phật đạo đã có mặt trước cả đời nhà Trần, như chúng ta chứng kiến trong các cuộc vận động cho quyền tự chủ và ý thức dân tộc của các Thiền sư trước thời Lý. Cho đến đời nhà Trần, lý tưởng này đã được khẳng định nhiều lần do chính miệng của những người sáng lập triều đại nhà Trần.
Nếu xét kỹ, có lẽ chúng ta phải thấy rằng lý tưởng Quốc gia và Phật đạo vốn là khía cạnh của lý tưởng tôn giáo đại đồng. Đó là một nền tín ngưỡng lấy niềm tin nơi con người làm đối tượng cứu kính, không giới hạn vào biên giới quốc gia. Tư tưởng Tam giáo đồng quy thực sự cũng được hỗ trợ bởi một lý tưởng tôn giáo như thế.
Điểm này phải kể trước nhất là các nhà khai sáng Trúc Lâm đã tạo cho Phật giáo Việt Nam kể từ đây trở đi mang nhiều sắc thái thế tục hơn. Một phần, vì những nhà lãnh đạo tinh thần thời đó là cư sĩ: Họ vừa có thẩm quyền
về đạo cũng như về đời, nên ảnh hưởng về thái độ thể hiện giáo lý của Phật thực tế không phải là nhỏ. Phật giáo thế tục, tức Phật giáo bận tâm nhiều đến các công tác thế tục hơn. Thí dụ, chăm sóc đến đời sống của dân chúng, không những về mặt tinh thần, mà còn đặc biệt ở các phương tiện vật chất.
Thời Trần là một trong những thời đại để lại dấu ấn rực rỡ nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Đây là thời đại độc lập dân tộc, thống nhất đất nước với hào khí vang dội từ những cuộc chiến chống giặc ngoại xâm. Đồng thời cũng là thời đại phục hưng những giá trị tinh thần của dân tộc. Vượt qua những khó khăn thử thách của giai đoạn đầu khôi phục đất nước sau gần mười một thế kỉ bị lệ thuộc, dưới thời đại nhà Trần, Đại Việt đã tạo dựng nên nhiều thành tựu về kinh tế, chính trị, giáo dục, hệ tư tưởng... Đặc biệt, đây là giai đoạn hưng thịnh bậc nhất của Phật giáo trong lịch sử Việt Nam. Trải qua một thời gian dài, đến thời đại nhà Trần, Phật giáo với tông phái chính là Thiền tông đã bắt nhịp với cuộc sống, hòa vào hào khí của thời đại, trở thành hệ tư tưởng tiến bộ làm thăng hoa những giá trị tinh thần cao đẹp của một dân tộc đang vươn lên để khẳng định nền độc lập tự chủ của mình. Đó là thứ tôn giáo nhập thế, phù hợp với đòi hỏi của thời đại và tín ngưỡng dân gian của người Việt Nam.
Yếu tố thời đại kết hợp với sự phát triển của Phật giáo ở giai đoạn này đã tạo nên những con người có hành trạng và cách hành xử đặc biệt. Bên cạnh những nhà sư tu Thiền tại chùa, còn có không ít bậc cư sĩ đi theo đường lối tu Phật nhưng không xuất gia, vừa tham vấn Thiền học vừa hành đạo giúp đời .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thích Phước An (1992), Thiền sư Huyền Quang và con đường trầm lặng
của mùa thu, TCVH, số 4.
2. Eiichi Ao ki (chủ biên) (2006), Nhật Bản - Đất nước và con người,
Nguyễn Kiên Trường dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.
3. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Nguyễn Huệ Chi (chủ biên) (1988), Thơ Văn Lý-Trần (3 tập), Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
5. Nguyễn Huệ Chi, Đỗ Đức Hiểu, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (đồng chủ biên) (2004), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới, Hà Nội.
6. Nguyễn Huệ Chi (1978), “Các yếu tố Nho - Phật - Đạo được tiếp thu và chuyển hóa như thế nào trong đời sống tư tưởng và trong văn học thời Lý - Trần”, Tạp chí văn học, số 6.
7. Nguyễn Huệ Chi (1987), “Mãn Giác và bài thơ nổi tiếng của ông”, Tạp
chí văn học, số 5.
8. Nguyễn Huệ Chi (1977), “Trần Tung - Một gương mặt lạ trong làng thơ Thiền”, Tạp chí văn học , số 4.
9. Nguyễn Phương Chi (1982), “Huyền Quang - Nhà thơ thi sĩ”, Tạp chí
văn học, số 3.
10. Nhật Chiêu (2007), Ba nghìn thế giới thơm, Nxb Văn nghệ, Hà Nội. 11. Nhật Chiêu (1998), Câu chuyện văn chương phương Đông, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
12. Nhật Chiêu (2003), Nhật Bản trong chiếc gương soi, Nxb Giáo dục, Hà Nội.