Ngộ: Trực cảm tâm linh thiền thơ

Một phần của tài liệu Sự vận động phát triển hệ thống chủ đề - đề tài trong văn chương Thiền Phái Trúc Lâm (Trang 43)

6. Kết cấu luận văn

2.2.3.2. Ngộ: Trực cảm tâm linh thiền thơ

Theo tư tưởng triết học của Phật giáo nguyên thủy, "vô thường, vô ngã và khổ” là tam pháp ấn quan trọng. Nhưng với tư tưởng thiền học của Phật giáo phát triển thì "thường, lạc, ngã, tịnh" đã bổ sung và làm phong phú thêm cho giáo nghĩa Phật đà trong tam tạng kinh điển, những khái niệm này dùng để biểu đạt cảnh giới tịnh độ Phật quốc. Bài kệ bốn câu thuộc thể thơ "thất ngôn tứ tuyệt" kết thúc hội thứ 10 của tác phẩm Cư trần lạc đạo phía dưới đây của Trần Nhân Tông đã thể hiện tâm thái đại thừa của một vị sơ tổ khai sáng lên dòng thiền Trúc Lâm, đồng thời biểu hiện yếu nghĩa nhập thế của tư tưởng thiền học đã được "Việt Nam hóa", và dường như có sự kế thừa quan điểm "Phật pháp bất ly thế gian giác" của nam tông thiền học Trung Hoa.

居 塵 樂 道

居 塵 樂 道 且 隨 緣

飢 則 餐 兮 困 則 眠 家 中 有 寳 休 尋 覓

對 境 無 心 莫 問 禅 [18, tr.450]

Hán Việt: Cư trần lạc đạo Cư trần lạc đạo thả tùy duyên, Cơ tắc san hề khốn tắc miên. Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch, Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền.

Dịch nghĩa: Sống đời vui đạo

Sống giữa phàm trần, hãy tùy duyên mà vui với đạo, Đói thì ăn mệt thì ngủ.

Trong nhà sẵn của báu đừng tìm đâu khác,

Dịch thơ: Sống đời vui đạo Cõi trần vui đạo, hãy tùy duyên, Đói cứ ăn no, mệt ngủ liền. Báu sẵn trong nhà thôi khỏi kiếm,

Vô tâm trước cảnh, hỏi gì thiền. [4, tr.510]

Đây là một bài kệ hàm xúc lý thiền theo phong cách "trực cảm tâm linh” của thiền tông Việt Nam, cho nên chúng ta có thể thấy được tính "tùy duyên" của Phật giáo đại thừa, trong bốn câu của bài thơ, dường như mỗi câu đều nói lên những sinh hoạt bình thường trong cuộc sống, nhưng khi tổng hợp lại thì toàn bài kệ tràn đầy lý thiền nhập thế, chẳng khác chi thỏng tay vào chợ" trong "thập mục ngưu đồ" của Thiền tông Trung Hoa. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, nếu để tâm thiền thường quán chiếu và tỉnh giác, hành giả có khả năng đạt được cảnh giới của thiền, và thấy được Phật tính tồn tại trong mỗi người khi "đối cảnh vô tâm”.

Một phần của tài liệu Sự vận động phát triển hệ thống chủ đề - đề tài trong văn chương Thiền Phái Trúc Lâm (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)