Triển vọng để phát triển dịch vụ Ebanking tại ngân hàng: 1 Điều kiện môi trường:

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai dịch vụ Ebanking tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Sài Gòn (Trang 54)

4.1.1 Điều kiện môi trường:

- Điều kiện tự nhiên, xã hội:

BIDV CN ĐSG nằm ở vị trí trọng điểm kinh tế phía Đông thành phố, với các khu công nghiệp, khu chế xuất đang phát triển mạnh, khu đô thị mới quận 2; giáp với khu vực phát triển kinh tế mới Bình Dương, Đồng Nai; ngoài ra Thủ Đức cũng là nơi tập trung nhiều trường đại học. Tiềm năng phát triển bền vững với đội ngũ lao động có trình độ hoặc người dân quen với cuộc sống hiện đại nên sử dụng những công cụ hiện đại như Ebanking sẽ rất thuận tiện.

- Chính trị, pháp luật:

Trong giai đoạn 2011-2015, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt Đề án Đẩy mạnh TTKDTM tại Việt Nam, ban hành kèm Quyết định số 2453/QĐ-TTg ngày 27/12/2011. Đề án đã phản ánh quyết tâm cũng như định hướng đúng đắn của Chính phủ trong phát triển TTKDTM nói chung và TMĐT nói riêng. Tuy nhiên, để thực thi Đề án hiệu quả, cần đặt ra những giải pháp cụ thể hơn nữa. Tăng cường trả lương qua tài khoản đối với cán bộ công nhân viên chức, các doanh nghiệp cũng đang thực hiện trả lương cho nhân viên qua tài khoản rất tích cực. Mới đây kể từ ngày 01/3/2014, nghị định số 222/NĐ- CP ngày 31/12/2013 (quy định về thanh toán bằng tiền mặt và quản lý nhà nước về thanh toán tiền mặt trong một số giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam) có hiệu lực thi hành.

- Cơ hội trên thị trường:

Ngân hàng điện tử với nhiều tính năng ưu việt đáp ứng nhu cầu cuộc sống hiện đại đang dần trở nên phổ biến ở Việt Nam và loại hình đáp ứng được mục tiêu của Chính phủ trong chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt. Theo thống kê của NHNN tính đến cuối năm 2013 có khoảng 22% dân số Việt Nam có tài khoản ở ngân hàng, 42 triệu thẻ ATM đã được phát hành (trong đó 94% thẻ nội địa và 6% thẻ quốc tế); 13500 cây ATM và trên 500.000 ví điện tử. Viêt Nam được xem là một thị trường tiềm năng cho việc phát triển ngân hàng điện tử, một sản phẩm tài chính công nghệ cao.

Theo báo cáo của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, tính đến 31-12-2012 có trên 30 ngân hàng tham gia triển khai Internet Banking, tăng gấp 10 lần so với cuối năm 2004, Mobile Banking xuất hiện từ năm 2003 nhưng hầu hết các ngân hàng chỉ sử dụng kênh

SMS để cung cấp dịch vụ này với chức năng truy vấn thông tin tài khoản. Ví điện tử được 20 ngần hàng khai với giá trị giao dịch khoảng vài trăm tỷ đồng/năm.

- Lợi thế về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

Điện thoại đặc biệt là điện thoại thông minh và internet rất phát triển so với các nước trong khu vực. Wifi phổ biến và được phủ sóng khắp nơi, báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường GFK, từ tháng 6/2012 -6/2013 đã chỉ ra số lượng người dùng điện thoại thông minh chiếm gần 20% dân số và có đến 41% số người dùng smartphone để mua sắm sản phẩm. Master card cũng đưa ra giải pháp dùng công nghệ mPOS có khả năng biến smartphone của người bán thành một chiếc máy đọc thẻ di động và chấp nhận thanh toán qua thẻ. Thiết bị này sẽ sử dụng mạng điện thoại để kết nối dữ liệu giữa thẻ với ngân hàng thanh toán và được mã hoá nhiều tầng, theo tiêu chuẩn an toàn giao dịch của Master Card nên hoàn toàn an toàn cho người sử dụng. Các đối tác tiềm năng như siêu thị, nhà hàng, khách sạn… ngân hàng có thể đưa ra các chương trình ưu đãi, khuyến khích người dân chi tiêu thẻ, đồng thời nâng cao nhận thức người tiêu dùng để giảm dần thói quen sử dụng tiền mặt trong đời sống.

- Về trình độ, thu nhập của người dân:

Hiện nay trên địa bàn thành phố, số lượng sinh viên các trường đại học, cao đẳng trung cấp chuyên nghiệp tăng cao, họ là đội ngũ của giới trẻ hiện đại, nhu cầu sử dụng công nghệ hiện đại như Ebanking là nhu cầu thiết yếu. Thu nhập của người dân ngày càng cao, việc sử dụng các sản phẩm điện thoại di động và internet càng ngày trở nên phổ biến nên sẽ là mảnh đất tốt cho phát triển dịch vụ Ebanking trên địa bàn thành phố.

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai dịch vụ Ebanking tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đông Sài Gòn (Trang 54)