b. Đối với thẻ ghi nợ quốc tế
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế
Mặc dù đạt được những thành quả đáng khích lệ trên, hoạt động kinh doanh thẻ tại Chi nhánh BIDV Hà Thành vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.
Thứ nhất, cơ cấu thẻ phát hành đa phần là phát hành thẻ ATM trả lương cho cán bộ nhân viên của các doanh nghiệp đã có hợp đồng đổ lương, khách hàng cá nhân bán lẻ chưa nhiều. Kể cả thẻ ghi nợ quốc tế hay thẻ tín dụng cũng chỉ hướng đến những đối tượng khách hàng mang tính đặc thù. Rõ ràng điều này khiến cho tập khách hàng của chi nhánh chưa được đa dạng, sản phẩm thẻ thực sự mới dừng lại ở một số đối tượng khách hàng nhất định. Khách hàng của BIDV Hà Thành chủ yếu là doanh nghiệp, cá nhân có trình độ dân trí và thu nhập khá, hoặc là đối tượng sinh viên du học, sinh viên trong nước có nhu cầu đóng học phí qua thẻ.
Thứ hai, việc khai thác các tiện ích của thẻ chưa hiệu quả. Khách hàng đa phần sử dụng thẻ ATM để rút tiền mặt, để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ. Các tiện ích khác của thẻ như chuyển khoản cho tài khoản khác cùng hệ thống, các dịch vụ giá trị gia tăng như nạp tiền điện thoại trả trước, thuê bao trả sau; thanh toán vé máy bay chưa được khách hàng sử dụng nhiều. Đây cũng là một hạn chế khá phổ biến không chỉ đối với khách hàng sử dụng thẻ của chi nhánh Hà Thành mà là một thực tế, một thói quen sử dụng thẻ của nhiều khách hàng.
Thứ ba, hoạt động thanh toán thẻ chủ yếu thể hiện qua doanh số thanh toán thẻ tín dụng. Khách hàng gần như chưa quan tâm đến việc thanh toán bằng thẻ ATM qua các POS tại các điểm mua sắm mặc dù số lượng POS của các ngân hàng trên toàn quốc khá nhiều.
2.3.2.2. Nguyên nhân
hạn chế. Nguyên nhân của thực trạng này có thể xét đến là nguyên nhân chủ quan - nguyên nhân nội tại của Chi nhánh và nguyên nhân khách quan- nguyên nhân mang tính chất hệ thống, không hoàn toàn phụ thuộc vào ý định chủ quan của Chi nhánh.
Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, mạng lưới chấp nhận thẻ thiếu đồng bộ, hệ thống POS chưa phát triển và thiếu hệ thống chuyển mạch, khách hàng sử dụng thẻ gặp khó khăn khi thực hiện thanh toán tại các trung tâm thương mại hay các đơn vị bán hàng. Việc chờ đợi thanh toán mất thời gian gây tâm lý ngại sử dụng thẻ, các đơn vị chấp nhận thẻ cũng chưa mặn mà và hiêu hết được lợi ích của việc thanh toán thẻ.
Thứ hai, chưa đầu tư thích đáng cho các hoạt động tuyên truyền, quảng bá sản phẩm dịch vụ mà nguyên nhân sâu xa cũng là do chưa có chiến lược trong hoạt động kinh doanh thẻ cụ thể
Nguyên nhân khách quan
Trước hết, tiền mặt đã trở thành một công cụ rất được ưa chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của người dân và nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Đây là lực cản lớn trong việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và hoạt động kinh doanh thẻ nói riêng. Trong thời gian qua, các ngân hàng cũng như chính phủ đều có những nỗ lực nhằm tuyên truyền quảng bá cho các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong đó có sản phẩm thẻ tuy nhiên vẫn chưa thực sự đem lại hiệu quả mong muốn. Ngoài ra, niềm tin của người dân vào chiếc máy ATM cũng còn thấp sau không ít những vụ việc mất an ninh, giao dịch lừa đảo có xu hướng tăng lên khiến người dân cũng ngại thực hiện các giao dịch trên máy ATM mà khoảng 80% giao dịch qua ATM là để rút tiền mặt và cũng vì thế chiếc máy ATM ở Việt nam được gọi là máy rút tiền tự động trong khi bản chất của ATM là máy giao dịch tự động.
Thứ hai, với đặc trưng của hoạt động khá mới mẻ, hoạt động kinh doanh thẻ đã có những bước phát triển vô cùng mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng trên 300%/năm trong những năm vừa qua. Số lượng các thành viên tham gia thị trường ngày càng tăng đặc biệt là các NHTMCP, NH liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với các sản phẩm ngày càng đa dạng phong phú. Môi trường cạnh tranh
ngày càng trở nên gay gắt là một cản trở không nhỏ sự phát triển của dịch vụ, khó khăn để làm nổi bật thương hiệu thẻ BIDV.
Thứ ba, phương thức giao dịch từ xa, dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại như giao dịch qua internet, qua mobile, homebanking... chưa phát triển hoặc mới chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ hẹp; cũng như đặc tính chung của các sản phẩm ngân hàng, các sản phẩm thẻ cũng có tính chất tương đồng và dễ bị bắt chước do đó công tác quảng bá cho sản phẩm cũng gặp nhiều khó khăn. Các phương thức cạnh tranh hiện đang sử dụng chủ yếu là cạnh tranh về phí và trên cơ sở mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng. Mặt khác, chi phí cho việc cải tiến sản phẩm lớn mà thời gian có được sự khác biệt hoá sản phẩm, lợi thế cạnh tranh về tính năng sản phẩm là không dài nên việc nghiên cứu phát triển cũng chưa được thực hiện một cách bài bản và thường xuyên định kỳ nhằm đưa ra các tính năng phù hợp nhất đối với nhu cầu của khách hàng.
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM CHI NHÁNH HÀ THÀNH