b. Đối với thẻ ghi nợ quốc tế
2.2.3.2. Thực trạng hoạt động thanh toán thẻ và hiệu quả hoạt động thanh toán thẻ tại
toán thẻ tại
Việc triển khai hoạt động thanh toán thẻ của một ngân hàng không chỉ là thu lợi nhuận từ nguồn phí chiết khấu tính trên giá trị giao dịch thanh toán bằng thẻ từ các đơn vị chấp nhận thẻ mà còn là mong muốn cung cấp cho khách hàng một dịch vụ hoàn chỉnh, một cơ sở thuận lợi cho sử dụng thẻ. Thông qua thiết bị chấp nhận thẻ là các POS/EDS đặt tại ĐVCNT, khách hàng có thể thanh toán hóa đơn hàng hóa dịch vụ, ứng tiền mặt hoặc truy vấn số dư tài khoản của mình. Bằng cách thức này, BIDV vừa phát triển được dịch vụ thanh toán thẻ, tăng doanh số giao dịch thẻ, vừa thu được phí từ ĐVCNT.
Phát triển thanh toán thẻ là hoạt động đã và đang được BIDV Hà Thành quan tâm phát triển trong phát triển dịch vụ thẻ. Từ khi thành lập, phòng kinh doanh thẻ của chi nhánh được giao nhiệm vụ quản lý 21 máy ATM, thực hiện kiểm quỹ, tiếp quỹ, định kỳ bảo dưỡng và duy trì hoạt động của máy. Tần suất hoạt động của 2 máy luôn được đánh giá nằm trong top 10 trong số các chi nhánh quản lý máy ATM có tần suất hoạt động cao, luôn đạt trên 90% thời gian hoạt động. Trung bình mỗi máy xử lý từ 650.000 đến 900.000 giao dịch mỗi năm.
Với sự hỗ trợ của Hội sở chính, Phòng kinh doanh trung tâm thẻ, Chi nhánh đã ký kết thành công hợp đồng dịch vụ POS với nhiều đơn vị chấp nhận thẻ là các công ty, nhà hàng, siêu thị. Máy POS của BIDV Hà Thành có mặt tại rất nhiều điểm thanh toán, phục vụ nhu cầu thanh toán từ thiết yếu đến xa xỉ của khách hàng như tại siêu thị Hà Đông hay các trung tâm thương mại lớn Vincom Bà Triệu. Sau mỗi định kỳ nhất định, BIDV Hà Thành lại cử người đến kiểm tra các điểm lắp đặt máy POS, cấp thêm giấy dùng cho thanh toán. Và thường chú ý kiểm tra sát sao hơn trước mỗi dịp nghỉ dài trong năm, ghi số điện thoại của tổ chuyên phục vụ POS, để đơn vị chấp nhận thẻ dễ dàng liên lạc khi cần. Với sự phục vụ nhiệt tình, đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp luôn đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách hàng kịp thời, trưởng phòng kinh doanh thẻ BIDV Hà Thành Đào Nguyên Hoàn cho biết, thanh toán qua POS hàng năm là cao nhất, đồng thời cũng khẳng định việc này đem lại doanh thu lớn nhất cho phòng kinh doanh thẻ và đem lại hiệu quả cao nhất.
Về chỉ tiêu doanh số thanh toán thẻ:
Bảng 2.8.Doanh số thanh toán thẻ của BIDV Hà Thành qua các năm.
Năm 2012 2013 2014
Doanh số thanh toán thẻ (Triệu đồng) 47.000 86.000 100.000
Tốc độ tăng trưởng 82,98% 16,28%
Nguồn: Tác giả tổng hợp báo cáo lưu hành nội bộ BIDV Hà Thành
Biểu đồ 2.4. Doanh số thanh toán thẻ của BIDV Hà Thành qua các năm
Các giao dịch thanh toán thẻ do chi nhánh quản lý chủ yếu là các giao dịch thanh toán thẻ tín dụng. Như đã trình bày ở trên, năm 2013 là năm mà số lượng thẻ
giảm rất lớn, tuy vậy doanh số thanh toán thẻ của BIDV Hà Thành năm 2013 đạt 86.000 triệu đồng, tăng 82.96% so với năm 2012- mức tăng rất mạnh. Điều đó cho thấy, việc số lượng thẻ giảm, không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng, khách hàng vẫn sử dụng thẻ phục vụ nhu cầu chi tiêu của mình khá lớn. Đến năm 2014, doanh số thanh toán thẻ là 100.000 triệu đồng, tăng 16,28% so với năm 2013. Con số lớn nói lên doanh số thanh toán thẻ, là tiêu chí cho thấy, phí mà ngân hàng thu được từ việc cung cấp thẻ tín dụng, hay liên kết với các đơn vị chấp nhận thẻ nhiều và ngày càng tăng. Đây cũng chính là nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng BIDV Hà Thành.
Để hiểu rõ hơn về hoạt động thanh toán thẻ, không thể không nhắc đến các chỉ tiêu liên quan đến thẻ tín dụng, bởi lẽ nhắc đến thanh toán thẻ của BIDV Hà Thành, là nhắc đến thanh toán thẻ tín dụng.
Bảng 2.9.Dư nợ tín dụng và nợ quá hạn qua các năm của BIDV Hà Thành
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Dư nợ tín dụng ( Triệu đồng) 15.000 17.000 23.000
Tỷ lệ nợ quá hạn 18% 15% 11%
Nợ quá hạn 2.700 2.550 2.530
Biểu đồ 2.5.Tình hình dư nợ tín dụng và nợ quá hạn qua các năm của BIDV Hà Thành
Dư nợ tín dụng qua các năm tăng tương đối nhiều. Năm 2014, dư nợ tín dụng đạt 23.000 triệu đồng, tăng 6.000 triệu đồng so với năm 2013. Điều này là hoàn toàn phù hợp, khi số lượng thẻ tín dụng các năm tăng, đồng nghĩa với việc ngân
hàng cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng nhiều hơn, dư nợ vì thế cũng tăng. Mặt khác, ngân hàng có sự thay đổi trong cơ cấu phát hành thẻ tín dụng đó là cơ cấu thẻ qua các năm triển khai cũng có những thay đổi đáng kể. Thời kỳ đầu chủ yếu phát triển số lượng khách hàng sử dụng thẻ visa Gold, đối tượng có mức thu nhập cao. Càng về sau chi nhánh càng khai thác đối tượng khách hàng có mức thu nhập trung bình khá như phát hành thẻ Flexi. Vì vậy đối tượng khác hàng đủ điều kiện cấp thẻ tín dụng khá thông thoáng. Mặc dù dư nợ tín dụng tăng lên, xong tỷ lệ nợ quá hạn lại giảm đi- đây là thông tin đáng vui mừng cho hoạt động kinh doanh thẻ của BIDV Hà Thành. Theo đó, tỷ lệ nợ quá hạn năm 2012 là 18%, tức dư nợ quá hạn là 2700 triệu đồng. Sang năm 2013, dư nợ quá hạn là 15%, tức 2550 triệu đồng, giảm 150 triệu đồng so với năm 2012. Đến năm 2014, dư nợ tín dụng chỉ là 11%, tức 2530 triệu đồng, thấp hơn 2 năm 2012 và 2013. Được biết, chuyên viên phòng kinh doanh thẻ quản lý quá trình thanh toán thẻ tín dụng của khách hàng rất chặt chẽ, thường xuyên gọi điện nhắc nhở khách hàng trả tiền khi đến hạn,nhanh chóng họp bàn, đưa ra biện pháp xử lý với khách hàng trả nợ chậm trễ hoặc không trả nợ ngân hàng. Tính đến thời điểm hiện nay, do hoạt động có kỷ luật nghiêm ngặt, chuyên nghiệp, BIDV chi nhánh Hà Thành mới áp dụng các biện pháp xử lý khách hàng có sai phạm khi sử dụng thẻ tín dụng như gọi điện nhắc nhở, lập biên bản dựa theo công văn cập nhật thẻ mới nhất vừa được thông qua vào cuối năm 2013, tìm về địa phương để nhờ công an, chính quyền địa phương can thiệp, chưa có bất kỳ trường hợp nào phải nhờ đến sự can thiệp của tòa án. Với loại thẻ nào nói chung, và thẻ tín dụng nói riêng, phòng kinh doanh thẻ BIDV Hà Thành cũng có cách quản lý riêng, nhằm hạn chế rủi ro tối đa, giúp giảm chi phí kinh doanh, đem lại hiệu quả cao hơn cho ngân hàng.