Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Sách Alpha (Trang 39)

- Hoạt động kinh tế

3.4.2.Hạn chế và nguyên nhân

* Hạn chế: Bên cạnh những thành công, Công ty vẫn tồn tại nhiều hạn chế trong quá trình đánh giá.

- Một là, việc Công ty sử dụng kết quả của nhân viên làm căn cứ để ban thưởng cho các phòng ban, đã vô tình tạo ra xu hướng không chính xác. Bởi vì các phòng ban nào cũng muốn phòng mình xếp loại A và nhận thưởng, trong khi đó người đánh giá lại là người lãnh đạo trực tiếp của phòng đó. Do đó đã dẫn đến hiện tượng thiên vị làm cho kết quả đánh giá không còn chính xác và mất đi sự công bằng.

- Hai là, hệ thống chỉ tiêu đưa ra là khá đầy đủ nhưng các mức độ thực hiện của từng chỉ tiêu thì được miêu tả khá sơ sài, có khi không có chỉ tiêu cụ thể, chỉ đưa ra chung chung, dẫn đến việc cho điểm không chính xác và mang nhiều tính chủ quan của người đánh giá.

- Ba là, việc cho điểm của các tiêu chí trong các phiếu đánh giá còn mang tính phiến diện, chung chung và mang tính chủ quan. Hệ thống các tiêu chuẩn định tính cho thang đánh giá nhân viên cũng khiến cho việc đánh giá không toàn diện. Không có định nghĩa rõ ràng hay sự ngăn cách giữa làm việc tốt và làm việc khá.

- Bốn là, việc tiến hành phản hồi thông tin đang còn kém, thông tin chủ yếu ở đây là một chiều. Quá trình phỏng vấn đánh giá đã được tiến hành nhưng chỉ mang tính hình thức. Do đó NLĐ không thể biết được mình đã thực hiện được những gì, như thế

nào và tốt hay không… người lãnh đạo không biết khó khăn, khó nắm bắt được nhu cầu, thắc mắc của nhân viên mình để có các biện pháp hỗ trợ kịp thời và thích hợp.

- Năm là, phương pháp đánh giá chưa đa dạng, chu kì đánh giá dài khiến cho kết quả thiếu tính khách quan, do đó dẫn đến việc đánh giá thiếu đi sự chính xác và gây ra lãng phí nguồn lực của Công ty.

- Sáu là, tồn tại khuynh hướng bình quân, biểu hiện của khuynh hướng này là đánh giá tất cả như nhau, ngại xếp hạng, các nhân viên đánh giá mình ở mức trung bình, rất ít người đánh giá ở mức xuất sắc hoặc yếu kém. Các nhân viên chỉ hoàn thành bản đánh giá với thái độ đối phó, làm cho xong.

* Nguyên nhân:

- Do đặc điểm văn hóa xã hội của nước ta vẫn chịu ảnh hưởng nhiều về hiện tượng cả nể, chịu những tư tưởng thành kiến về những người địa phương. Khiến việc đánh giá thiếu khách quan và thiếu chính xác.

- Chi phí đầu tư cho công tác ĐGTHCV chưa thực sự lớn, những cán bộ đánh giá luôn phải đặt chi phí vào trong các quyết định về các hoạt động đánh giá nên quá trình đánh giá thực sự đang bị eo hẹp.

- Nhận thức của đội ngũ phụ trách việc đánh giá đang còn yếu kém, số lượng người đánh giá ít, trình độ, thâm niên trong việc đánh giá chưa cao nên gây ra nhiều sự nhầm lẫn khó phân biệt. Năng lực đánh giá chưa thực sự cao, một số nhân viên thì sợ đánh giá vì sợ kết quả đánh giá không như mong muốn nên có thái độ không hợp tác.

- Các yếu tố thuộc môi trường cạnh tranh có nhiều biến động do nền kinh tế thay đổi ngày một, khiến việc xác định các tiêu chuẩn định tính và định lượng khó khăn hơn. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của đối thủ cạnh tranh khiến cho nhà quản trị luôn phải đau đầu với việc giữ chân nhân viên như thế nào, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sao cho phù hợp khi mà sau mỗi kết quả đánh giá mà về phía nhân viên có sự không hài lòng, những người giỏi thì hay bị các công ty khác lôi kéo.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc tại Công ty Cổ phần Sách Alpha (Trang 39)