Ngày 29 tháng 10 năm 2012 Số: 200
Nợ TK: 621
Có TK: 1521
Họ và tên người nhận hàng: Trần Văn An
Địa chỉ : Phân xưởng sản xuất
Lý do xuất kho : Làm bàn, ghế Xuất tại kho : Nguyên liệu gỗ
Tên hàng / quy
Cách, phẩm chất ĐVT Khối lượng Giá đơn vị(đ/m3)
Thành tiền (đồng)
Gỗ Kapur m3 100 3.972.727 397.272.700
Gỗ Kapur m3 135 4.518.182 609.954.570
Cộng 235 1.007.227.270
Cộng thành tiền (viết bằng chữ): Một tỷ bảy triệu hai trăm hai mươi bảy nghìn hai trăm bảy mươi đồng.
Thủ trưởng đơn vị Kế toán Người nhận Người giao
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
(Nguồn: Phòng kế toán)
2.1.4.Hạch toán chi tiết hàng tồn kho
pháp thẻ song song, công việc cụ thể như sau:
Sơ đồ 2.4: Phương pháp thẻ song song
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Đối chiếu Ghi cuối tháng
* Trình tự ghi chép ở kho:
Ở kho: Thủ kho dùng thẻ kho để ghi chép, theo dõi nhập, xuất, tồn kho vật liệu, mở chi tiết cho từng thứ, từng loại vật liệu.
Hằng ngày, sau khi nhận được phiếu nhập, xuất vật liệu, thủ kho tiến hành ghi thẻ kho về chỉ tiêu số lượng thực nhập, số lượng thực xuất. Thủ kho phải thường xuyên đối chiếu số liệu trên thẻ kho với số liệu tồn thực tế. Khi nhận được chứng từ nhập, xuất vật liệu, thủ kho kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ và cùng với kế toán vật liệu lập biên bản giao nhận chứng từ. Sau đó, thủ kho mới tiến hành ghi số thực nhập, thực xuất vào thẻ kho.
Cuối tháng, tính số tồn kho để ghi vào cột số dư của thẻ kho. Đến định kỳ, thủ kho phân loại chứng từ nhập, xuất theo từng loại nguyên vật liệu giao cho kế toán để ghi sổ.
* Trình tự ghi chép ở phòng kế toán:
Kế toán mở sổ chi tiết vật liệu theo từng loại nguyên vật liệu để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn kho theo cả chỉ tiêu số lượng và giá trị.
Căn cứ vào các chứng từ, kế toán ghi giá và tính thành tiền để ghi sổ chi tiết vật liệu.
Cuối tháng, kế toán tiến hành cộng sổ chi tiết nguyên liệu, vật liệu và đối chiếu với Kế toán
tổng hợp Phiếu nhập kho,
phiếu xuất kho
Sổ (thẻ) chi tiết vật liệu Thẻ kho Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu
điều chỉnh cho khớp đúng. Sau đó lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho vật liệu để đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp.
2.1.5.Hạch toán tổng hợp hàng tồn kho
Hàng tồn kho của công ty được quản lý theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đây là phương pháp theo dõi và phản ánh tình hình hiện có và biến động tăng, giảm của hàng tồn kho một cách thường xuyên liên tục trên tài khoản phản ánh từng loại vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa.
Việc hạch toán tổng hợp hàng tồn kho được khái quát trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.5: Hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp KKTX
TK 331, 111, 112, 333 TK 152, 153 TK 621
Mua ngoài
Xuất vật liệu trực tiếp chế tạo sản phẩm Thuế GTGT TK 1331 được khấu trừ TK627, 641 Xuất cho PXSX , TK 632, 3381 cho bán hàng
Giá trị thừa phát hiện TK 632,1381 Khi kiểm kê tại kho Vật liệu thiếu phát
hiện qua kiểm kê
2.2.Kế toán TSCĐ tại công ty
2.2.1.Đặc điểm, nội dung của TSCĐ tại công ty 2.2.1.1.Đặc điểm
Tài sản cố định là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp, nó là cơ sở vật chất kĩ thuật của doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kĩ thuật của doanh nghiệp.
Trong quá trình sử dụng, TSCĐ của công ty bị hao mòn dần và giá trị hao mòn này được dịch chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh theo từng thời kỳ dưới hình thức là khấu hao TSCĐ, hay nói cách khác trong quá trình sử dụng TSCĐ bị hao mòn
và để khắc phục hiện tượng hao mòn TSCĐ, công ty tiến hành trích khấu hao TSCĐ để có nguồn vốn tái đầu tư cho TSCĐ.
2.2.1.2.Nội dung 2.2.1.2.1.Phân loại
TSCĐ có nhiều cách phân loại, mỗi một cách phân loại phục vụ cho một yêu cầu quản lý kinh tế khác nhau. Tuy nhiên hình thức hiện nay được phân loại thành:
- TSCĐ hữu hình: nhà cửa (như nhà văn phòng, nhà phân xưởng sản xuất...), máy móc thiết bị (như máy cưa, máy tính văn phòng, máy lọng, máy photocoppy,...)...
-TSCĐ vô hình: hiện tại ở công ty chưa có loại tài sản này.
2.2.1.2.2.Tính giá
Giá trị của TSCĐ được xác định theo công thức sau:
Nguyên giá TSCĐ
= Giá mua +
Chi phí liên quan(vận chuyển, bốc dỡ, lắp
đặt, chạy thử,...)
+ Các khoản thuế không hoàn lại -
Các khoản giảm trừ Ví dụ minh họa
Ngày 15/02/2012 doanh nghiệp mua một máy cưa còn mới giá mua chưa có thuế GTGT là 10.000.000 đồng, thuế GTGT được khấu trừ 10%, chi phí lắp đặt chạy thử là 500.000 đồng, đã trả hết bằng tiền mặt.
Vậy: giá trị của TSCĐ theo phương pháp khấu trừ thuế: Nguyên giá = 10.000.000 + 500.000 = 10.500.000 đồng
Hạch toán:
Nợ TK 211-TSCĐ hữu hình : 10.500.000 Nợ TK 1332- Thuế V.A.T được khấu trừ của TSCĐ: 1.000.000
Có TK 1111 – tiền mặt : 11.500.000
Đánh giá TSCĐ là việc xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ. TSCĐ có thể được đánh giá lần đầu tại thời điểm tiếp nhận và có thể được đánh giá trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong mọi trường hợp TSCĐ được đánh giá theo giá trị còn lại.
Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Số khấu hao lũy kế Tình hình sử dụng TSCĐ của công ty được thể hiện rõ hơn qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Tài sản cố định
Đvt: đồng
Tên TSCĐ Nguyên giá Hao mòn lũy kế Giá trị còn lại
Nhà cửa, đất đai 1.902.693.131 380.538.626 1.522.154.505 Máy móc thiết bị 6.279.713.899 1.255.942.780 5.023771.119
(Nguồn: Phòng Kế toán)
2.2.2. Tài khoản sử dụng- TK 211: TSCĐ hữu hình - TK 211: TSCĐ hữu hình
+ Tài khoản 2111 : Nhà cửa, vật kiến trúc + Tài khoản 2112 : Máy móc, thiết bị - TK 214: Hao mòn TSCĐ
Ngoài ra đơn vị còn sử dụng một số TK khác như: -TK 111: Tiền mặt
-TK 112: Tiền gửi Ngân hàng -TK 341:Vay dài hạn
-TK 331: Phải trả cho người bán
2.2.3.Chứng từ sử dụng và qui trình luân chuyển chứng từ 2.2.3.1.Các chứng từ sử dụng
Công tác kế toán TSCĐ tại công ty sử dụng các chứng từ và sổ sách chủ yếu sau: