Quản lý tốt hàng tồn kho, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Thương Mại và Đầu tư Meco (Trang 57)

- Hàng tồn kho giảm 211,573,354 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 41.82%.

11. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)

3.2.3. Quản lý tốt hàng tồn kho, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn

Trên cơ sở những nghiên cứu ở chương 2 chúng ta nhận thấy, năm 2012 HTK chiếm tỷ trọng lớn trong VLĐ của công ty. Đây là nguyên nhân khiến khả năng thanh toán nhanh của công ty bị giảm sút, vốn bị ứ đọng, làm giảm tốc độ luân chuyển vốn. Vì vậy, công ty cần có biện pháp quản lý tốt HTK nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

* Về dự trữ nguyên vật liệu

Qua nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ dự trữ nguyên vật liệu của công ty còn quá nhỏ so với giá trị của CPSXKD dở dang.Đây là một dấu hiệu không an toàn trong SXKD, nếu tỷ lệ dự trữ nguyên vật liệu quá nhỏ có thể gây ra tình trạng gián đoạn thi công khi thiếu nguyên vật liệu đột ngột. Tuy lý do cho việc dự trữ một lượng nhỏ nguyên vật liệu được công ty giải thích là do công ty đang duy trì những mối quan hệ bạn hàng lâu năm với các nhà cung ứng, công ty

cũng đã đặt trước tiền hàng cho nhà cung cấp. Nhưng để đảm bảo cho công tác sản xuất kinh doanh diễn ra trôi chảy, liên tục; công ty nên xem xét để đưa ra một mức dự trữ nguyên vật liệu hợp lý, nhằm đảm bảo lượng nguyên vật liệu dự trữ thường xuyên cho nhu cầu SXKD nhưng đồng thời đảm bảo tổng chi phí tồn kho là thấp nhất.

Bên cạnh đó, cần thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư, phân tích dự báo được xu thế biến động kỳ tới để có những quyết định về việc mua sắm, dự trữ vật tư kịp thời và hợp lý.

* Về chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Do hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên CPSXKD dở dang chiếm một tỷ trọng rất lớn trong HTK. Chi phí này tăng lên khi có càng nhiều công trình của xí nghiệp chưa được quyết toán. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần có biện pháp để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, giảm thời gian “chết” trong quá trình thi công, đồng thời nhanh chóng hoàn tất hồ sơ quyết toán, yêu cầu bên A thực hiện quyết toán đúng hợp đồng. Để có thể thực hiện được điều này, chúng ta cần có biện pháp tác động tới cả 2 phía:

Thứ nhất: Công ty cần chủ động nâng cao năng suất, đẩy nhanh tiến độ thi công.

- Để đẩy nhanh tiến độ thi công, rút ngắn chu kì sản xuất, trước hết công ty phải chuẩn bị đầy đủ các yếu tố đầu vào như: máy móc, nguyên vật liệu, nhân công.

- Trong quá trình sản xuất cần hạn chế tối đa thời gian ngưng giữa các công đoạn, các khâu sản xuất, đảm bảo cho quá trình thi công diễn ra liên tục (việc thực hiện các công việc phải liên tục, kế tiếp nhau, thậm chí gối đầu lên nhau).

- Khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có, kết hợp với việc lên kế hoạch đổi mới máy móc thiết bị thi công, tăng cường đầu tư để nâng cao năng lực hoạt động, năng lực thi công, sử dụng hiệu quả hơn lượng nguyên vật liệu đầu vào, đẩy nhanh tiến độ thi công cho công trình, giảm lượng vốn bị ứ đọng

trong CPSXKD dở dang. Phối hợp mọi nguồn lực nhằm đảm bảo rút ngắn thời gian thi công, không ngừng nâng cao chất lượng công trình thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngoài ra, nhất thiết phải bố trí đúng người, đúng việc, tránh tình trạng thừa, thiếu người hay bố trí người không phù hợp với công việc.

- Tăng cường điều động, biệt phái lãnh đạo nghiệp vụ cho công trường trọng điểm để thường xuyên đôn đốc tiến độ thi công, đôn đốc công tác nghiệm thu, thu hồi vốn.

Thứ hai: thúc đẩy nhanh quá trình bên A nghiệm thu công trình, tiến tới thực hiện quyết toán hợp đồng.

- Trước khi thi công công trình công ty cần yêu cầu chủ đầu tư khảo sát thật kỹ thiết kế công trình, làm hợp đồng rõ ràng và đưa ra các điều khoản thoả thuận giữa hai bên về vấn đề thời gian và thời hạn quyết toán, có ghi rõ mức độ chịu trách nhiệm của mỗi bên khi thực hiện sai các điều khoản trong hợp đồng, tạo trách nhiệm cho mỗi bên trong công tác thanh quyết toán.

- Căn cứ vào kế hoạch thi công công trình và tiến độ thi công thực tế, công ty cần chuẩn bị sẵn sàng những thủ tục hồ sơ cần thiết để có thể tiến hành ngay công tác nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình cho chủ đầu tư khi công trình hay hạng mục công trình hoàn thành.

- Công ty cần chủ động liên hệ với chủ đầu tư và bên thứ ba (cơ quan chức năng có liên quan) để thông báo về kế hoạch nghiệm thu, thời gian thanh quyết toán bàn giao công trình để việc bàn giao được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Thương Mại và Đầu tư Meco (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w