TSCĐ vô hình

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Thương Mại và Đầu tư Meco (Trang 35)

Xét theo nguyên giá, cuối năm tổng nguyên giá TSCĐ đạt 642,900,000 đồng, giảm 22,635,643 đồng so với thời điểm đầu năm, với tỷ lệ giảm tương ứng là 3,4%. Tất cả các TSCĐ này đều được sử dụng vào hoạt động SXKD, không có TSCĐ chưa cần dùng, TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý. Như vậy, TSCĐ của công ty đã được huy động và sử dụng tối đa vào hoạt động SXKD. Đây là một biện pháp nhằm giảm đáng kể chi phí bảo quản TSCĐ, đồng thời tránh được hao mòn vô hình của các loại TSCĐ này.

TSCĐ đang dùng vào hoạt động SXKD của công ty gồm: phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng lớn nhất 98,46%, sau đó đến máy móc thiết bị chiếm và tài sản hữu hình khác chiếm 1,54 %.

Cơ cấu TSCĐ của công ty không hợp lý, phù hợp với đặc điểm của công ty xây lắp cần nhiều máy móc thiết bị cho hoạt động thi công công trình. Hiện nay thị trường thuê TSCĐ đã hình thành, công ty có nhiều lựa chọn hợp lý khi đi thuê tài chính thay cho việc mua sắm máy móc thiết bị. Thuê tài chính giúp công ty tăng thêm vốn trung và dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh, hơn nữa giúp công ty thực hiện nhanh chóng dự án đầu tư, nhanh chóng đổi mới thiết bị công nghệ. Song TSCĐ thuê tài chính vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ.

Kết cấu TSCĐ trong năm có xu hướng thay đổi: giảm tỷ trọng của máy móc thiết bị (giảm từ 3,4% xuống còn 0 %) và tăng tỷ trọng của các khoản mục còn lại. Nhưng để đưa ra nhận xét về sự thay đổi này ta cần nghiên cứu về tình hình biến động của TSCĐ của công ty.

b. Tình hình khấu hao TSCĐ

Nguyên giá TSCĐ chưa phản ánh đầy đủ năng lực hoạt động của TSCĐ, mà nó được phản ánh chính xác hơn qua giá trị còn lại của TSCĐ và số trích khấu hao. Việc đánh giá mức độ hao mòn để xác định năng lực sản xuất còn lại là vô cùng cần thiết. Công ty cổ phần thương mại và đầu tư Meco hiện đang áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng theo QĐ 206/2003, chi phí khấu hao được tính theo năm.

Tình hình hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ được thể hiện trong bảng 6 (ở trên):

Nhìn nhận một cách tổng quát, ta thấy hệ số hao mòn của công ty năm 2011 và năm 2012 là khá cao, năm 2011 là 0,81,năm là 0,95. Hệ số hao mòn năm tăng 0,14 so với năm 2012 cho thấy năng lực SXKD của TSCĐ nói chung là giảm đi. Để rõ hơn, ta đi xem xét cụ thể từng loại TSCĐ.

- Máy móc thiết bị: Giá trị còn lại của máy móc thiết bị vào thời điểm cuối năm 2012 là 0 đồng. Hệ số hao mòn cuối năm đạt gần 1% so với đầu năm. Hệ số hao mòn khá cao, điều này phản ánh tình trạng lạc hậu của máy móc thiết bị của công ty. Trong năm, công ty cũng đã tiến hành thanh lý một lượng lớn tài sản cũ, lạc hậu và không đầu tư mua sắm đổi mới, nếu có cũng với giá trị vẫn còn ít, chưa tương xứng. Trong điều kiện khoa học kĩ thuật phát triển rất nhanh, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt thì với tình trạng kỹ thuật của máy móc thiết bị như trên sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD cũng như hiệu quả sử dụng vốn.

- Phương tiện vận tải, truyền dẫn: Giá trị còn lại của phương tiện vận tải, truyền dẫn vào thời điểm cuối năm đạt 33,000,000 đồng, tương đương 5,21% nguyên giá. Hệ số hao mòn năm 2012 đạt tăng 0,95 so với năm 2011. Do địa bàn hoạt động rộng, khoảng cách các công trình xa, nằm phân tán, rải rác tại các tỉnh khác nhau; đòi hỏi phương tiện vận tải phải đầy đủ, đáp ứng nhu cầu về điều chuyển máy móc, vật tư tới các đội, các công trình. Với hệ số hao mòn cao, công ty cũng cần có kế hoạch đầu tư, đổi mới cho loại TSCĐ này trong những năm tiếp theo.

-TSCĐ hữu hình khác: Giá trị còn lại của thiết bị, dụng cụ quản lý vào thời điểm cuối năm 2012 là 1,925,000 đồng, tương đương 19,44% nguyên giá. Hệ số hao mòn vào thời điểm cuối năm đạt 0,81% tăng 0,25 so với đầu năm. Trong năm, công ty không tiến hành mua sắm, đổi mới loại tài sản này. Đây là loại tài sản chịu ảnh hưởng rất lớn của hao mòn vô hình, vì vậy cần chú trọng hơn đến công tác đầu tư, đổi mới, nâng cao hiệu suất sử dụng nhằm góp phần nâng cao năng lực quản lý.

- TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ vô hình: không có phát sinh trong năm. Điều này chứng tỏ công ty không chú trọng tới việc đầu tư phát triển TSCĐ.

Tóm lại, TSCĐ của Công ty cổ phần thương mại và đầu tư hầu hết đã cũ, lỗi thời lạc hậu, năng lực còn lại thấp. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong những năm tiếp theo, công ty cần có kế hoạch đầu tư, nâng cấp, đổi mới các loại TSCĐ, đặc biệt là máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh cuả công ty.

Trên đây là những nét chung về tính trạng quản lý và sử dụng TSCĐ ở Công ty cổ phần thương mại và đầu tư Meco. Nhưng để phản ánh đúng đắn nhất ảnh hưởng cụ thể của chúng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty trong thời gian qua, chúng ta đi xem xét một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ.

c. Hiệu quả sử dụng VCĐ

Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Bảng 6: Hiệu quả sử dụng VCĐ của CTCP Meco Chỉ tiêu Đơn vị 2011 2012 Tăng giảm Giá trị Tỷ lệ (%) A B C D E=D-C F=E/C

1. Doanh thu thuần Đồng 1,065,265,145 606,343,692 2

-

458,921,453 (43.08)2. Giá vốn hàng bán Đồng 672,315,592 391,614,596 280,700,996- (41.75) 2. Giá vốn hàng bán Đồng 672,315,592 391,614,596 280,700,996- (41.75) 3. Lợi nhuận sau thuế Đồng -32,755,951 104,856,928- -72,100,977 220.12 4. VCĐ bình quân Đồng 194,873,672 76,272,305 118,601,36- 7 (60.86) 5. Nguyên giá TSCĐ bình quân Đồng 665,535,643 665,535,64 3 0 - 6. Hiệu suất sử dụng VCĐ và vốn dài hạn khác (6)=(1)/(4) Lần 5.47 7.95 2.48 45.43 7. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (7)=(1)/(5) Lần 1.6 0.91 -0.69 (43.08) 8. Tỷ suất lợi nhuận

9. Hệ số hàm lượng

VCĐ (9)=(4)/(1) Lần 0.18 0.13 -0.06 (31.24) Ta đi xem xét từng chỉ tiêu:

- Hiệu suất sử dụng VCĐ và hàm lượng VCĐ: hiệu suất sử dụng VCĐ của công ty năm 2012 đạt 7.95, tăng 2.48 so với năm 2011, với tỷ lệ tăng tương ứng là 45.43%. Chỉ tiêu này phản ánh, trong năm 2012 cứ 1 đồng VCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh có thể tạo ra được 7.95 đồng doanh thu thuần. Tương ứng theo đó là hệ số hàm lượng VCĐ năm 2012 đạt 0,13, giảm 0,06 so với năm 2011, với tỷ lệ giảm tương ứng là 31.24%. Sự biến động này là do doanh thu thuần năm 2012 giảm so với năm 2011. Đây là một biểu hiện không tốt trong công tác quản lý và sử dụng VCĐ của công ty.

- Hiệu suất sử dụng TSCĐ: hiệu suất sử dụng TSCĐ năm 2012 đạt 0.91, giảm 0.69 so với năm 2011, với tỷ lệ giảm tương ứng là 43.08%. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tham gia SXKD tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Kết quả này là do trong năm vừa qua, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty giảm với tỷ lệ 43.08%, trong khi nguyên giá TSCĐ bình quân không đổi. Điều đó cho thấy, công ty chưa khai thác tối đa năng lực của TSCĐ hiện có vào hoạt động SXKD nhằm tăng hiệu quả sử dụng VCĐ.

Nhìn chung hiệu quả sử dụng VCĐ năm 2012 của công ty là chưa tốt, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ đều giảm so với năm 2011, Điều này phản ánh công ty chưa khai thác, tận dụng tối đa năng lực của TSCĐ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Tóm lại, từ những phân tích, đánh giá trên đây, ta có thể đưa ra một số nhận xét về tình hình quản lý và sử dụng VCĐ của Công ty cổ phần thương mại và đầu tư Meco như sau: Trong năm vừa qua, công ty chưa có nhiều cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ. Trong năm qui mô TSCĐ giảm xuống; tình trạng kỹ thuật của TSCĐ đa phần đã lỗi thời, lạc hậu; đòi

hỏi công tác đầu tư đổi mới phải được chú trọng hơn nữa, đặc biệt là các máy móc thiết bị tham gia trực tiếp vào hoạt động SXKD.

2.2.3.2. Tình hình và hiệu quả tổ chức sử dụng vốn lưu động

Để tiến hành hoạt động SXKD, ngoài VCĐ, doanh nghiệp cần phải có VLĐ. VLĐ là thành phần vốn chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Vì vậy, việc tổ chức quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là yêu cầu bức thiết đối với hoạt động của doanh nghiệp.

a. Cơ cấu vốn lưu động

Trước tiên, chúng ta đi vào xem xét cơ cấu VLĐ của công ty, số liệu được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 7: Cơ cấu vốn lưu động CTCP Meco năm 2012

Chỉ tiêu Đầu năm 2012 Cuối năm 2012 Tăng giảm

Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Chênh lệch Tỷ lệ(%) A B C D E F= D-B G=F/B A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 3,879,201,004 100 3,854,926,576 100 -24,274,428 (0.63 ) I. Tiền và các khoản

tương đương tiền 1,772,216,202 1,923,389,732

151,173,530 0 8.53 1. Tiền mặt 1,772,216,202 45.69 1,923,389,732 49.89 151,173,53 0 8.53 2. Tiền gửi ngân

hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Thương Mại và Đầu tư Meco (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w