Chủ động trong công tác huy động và sử dụng VKD

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Thương Mại và Đầu tư Meco (Trang 61)

- Hàng tồn kho giảm 211,573,354 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 41.82%.

11. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)

3.2.6. Chủ động trong công tác huy động và sử dụng VKD

Để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể huy động sử dụng nhiều nguồn tài trợ khác nhau. Công ty cần xem xét, cân nhắc các điều kiện, tình hình hoạt động của mình để hoạch định ra một cơ cấu vốn mục tiêu nhằm làm tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn bình quân; và việc huy động vốn phải luôn hướng tới cơ cấu này.

Thực tế của công ty năm 2012, hệ số nợ đang ở mức cao. Để khắc phục tình trạng này, trong thời gian tới công ty cần chú ý một số vấn đề sau:

- Xác định nhu cầu về VKD: doanh nghiệp cần xem xét nhiều yếu tố, căn cứ trên qui mô hoạt động SXKD, tình hình tài chính của doanh nghiệp, lãi suất của thị trường… để xác định nhu cầu vốn mà doanh nghiệp cần thiết. Nếu xác định quá ít, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt vốn, gián đoạn quá trình SXKD. Nếu xác định quá nhiều, sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí, ứ đọng vốn. Vì vậy, công tác xác định nhu cầu VKD là vô cùng quan trọng.

- Xây dựng kế hoạch huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ tối ưu. Tăng cường sử dụng nguồn vốn bên trong, nhằm làm tăng khả năng tự chủ của doanh nghiệp. Cụ thể, công ty có thể lựa chọn các nguồn sau:

+ Huy động vốn từ lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư. Lợi nhuận để lại là nguồn hỗ trợ tích cực cho nhu cầu VKD, thể hiện sự độc lập và khả năng vững vàng về tài chính của doanh nghiệp. Công ty có thể sử dụng nguồn vốn này một cách chủ động, không bị phụ thuộc bởi các điều kiện cho vay.

+ Huy động vốn thông qua quỹ khấu hao TSCĐ: công ty có thể toàn quyền sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao để phục vụ cho hoạt động SXKD của mình. Song, mức huy động từ nguồn này là khá khiêm tốn.

Tuy nhiên, nguồn vốn bên trong không phải lúc nào cũng đáp ứng được nhu cầu đầu tư dài hạn của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp phải huy động thêm các nguồn vốn từ bên ngoài. Tuy nhiên, do mỗi nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn khác nhau, công ty cần cân nhắc tính toán kỹ lưỡng giữa hiệu quả sử dụng vốn với chi phí sử dụng vốn từ nguồn tài trợ đó.

công ty giải quyết khó khăn về vốn, làm tăng VCSH, giảm thấp hệ số nợ, tăng khả năng vững chắc của công ty. Tuy nhiên, phát hành cổ phiếu khiến cổ đông hiện hành phải chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát công ty cho cổ đông mới, chi phí phát hành cao; hơn nữa trong điều kiện hiện nay thị trường chứng khoán đang có nhiều biến động. Công ty cần cân nhắc đến việc sử dụng nguồn vốn này.

+ Huy động vốn thông qua liên doanh, liên kết: Đây là xu hướng tích cực, thông qua quá trình liên doanh, một mặt tạo thêm được kênh cung cấp VKD, mặt khác tạo thêm những mối liên kết ngang, liên kết dọc trên thị trường; từ đó doanh nghiệp có thể khai thác được thêm nhiều lợi thế từ đối tác.

+ Thuê tài chính: đây cũng là một kênh huy động vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp. Đồng thời, giúp doanh nghiệp nhanh chóng đổi mới thiết bị công nghệ. Hiện nay, công ty cũng đã bắt đầu sử dụng nguồn tài trợ này, song tỷ trọng còn khiêm tốn. Trong thời gian tới, công ty có thể cân nhắc xem xét thêm đến phương án huy động này.

+ Huy động vốn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng: doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn hình thức huy động này, vì hiện nay hệ số nợ của doanh nghiệp đã ở mức cao, tiếp tục vay nợ sẽ tăng thêm rủi ro về tài chính.

- Khi có nguồn tài trợ, công ty cần chủ động lập kế hoạch về phân phối và sử dụng hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Đối với doanh nghiệp trong ngành xây lắp, công ty phải chú ý tới vấn đề cấp vốn tới các công trình: cần có biện pháp theo dõi và quản lý chặt chẽ, tránh để lãng phí, thất thoát vốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần Thương Mại và Đầu tư Meco (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w