Giá thành và phân loại giá thành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV đóng tàu Nha Trang (Trang 34)

1.2.2.1. Khái niệm giá thành

Tính giá thành sản phẩm là giai đoạn tiếp theo trên cơ sở số liệu của

hạch toán chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng đối tượng và khối lượng sản

phẩm đã hoàn thành.

Trong quá trình sản xuất, chi phí một mặt thể hiện sự hao phí để đánh

giá chất lượng sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, mặt khác chi phí

phải được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với kết quả sản xuất. Quan hệ so sánh đó đã hình thành nên khái niệm giá thành.

Như vậy, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các

khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ, lao vụ hoàn thành.

26 Tổng giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

1.2.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm

Có thể nói giá thành là một phạm trù của sản xuất hàng hóa, phản ánh lượng giá trị của những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa, giá

thành được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau.

Cụ thể có 2 căn cứ chủ yếu và thường dùng để phân loại giá thành. a- Căn cứ vào thời điểm tính giá thành.

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán kế toán chi phí sản xuất

và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ

Kết chuyển chi phí sản xuất

dở dang đầu kỳ 154 Kết chuyển chi phí NVLTT 621 Kết chuyển chi phí NCTT 622 Kết chuyển chi phí SXC 627 Giá thành sản phẩm hoàn thành gửi bán 157 Giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho 155 Các khoản làm giảm chi phí 138, 611, 334 Giá thành sản phẩm hoàn thành bán trực tiếp 632 Kết chuyển chi phí sản xuất

dở dang cuối kỳ

27

Theo cách phân loại này, chỉ tiêu giá thành được chia làm 3 loại:

- Giá thành kế hoạch: Là loại giá thành được xác định trước khi bắt đầu

sản xuất của kỳ kế hoạch dựa trên các định mức và dự toán của kỳ kế hoạch.

- Giá thành định mức: Là giá thành được xác định trên cở sở các định

mức chi phí hiện hành tại thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch.

- Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định trên cở sở các khoản hao

phí thực tế phát sinh trong kỳ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm.

b- Căn cứ vào nội dung cấu thành nên giá thành. Theo cách này, giá thành được chia làm 2 loại:

- Giá thành sản xuất: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản

xuất, bao gồm: Chi phí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí SXC. Giá thành

sản xuất = Chi phí NVLTT + Chi phí NCTT + Chi phí SXC

- Giá thành toàn bộ: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất và chi phí ngoài sản xuất của sản phẩm.

Giá thành toàn bộ được tính theo công thức:

Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý doanh nghiệp

1.2.2.3. Xác định đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm

a- Xác định đối tượng tính giá thành.

Tùy theo đặc điểm sản xuất sản phẩm mà đối tượng tính giá thành có thể

là sản phẩm, bán thành phẩm, lao vụ hay công việc hoàn thành…

Việc xác định đối tượng tính giá thành căn cứ vào: Nhiệm vụ được giao

của mặt hàng sản xuất, tính chất qui trình công nghệ và phương pháp sản xuất

sản phẩm, đặc điểm sản xuất, yêu cầu quản lý và trình độ kế toán.

28

Kỳ tính giá thành là thời kỳ mà bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến

hành công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Kỳ tính giá thành được xác định phụ thuộc vào nhiều nhân tố như đặc điểm tổ chức sản

xuất, đặc điểm quy trình công nghệ, phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất sản phẩm

cũng như yêu cầu quản lý đối với từng loại sản phẩm.

1.2.2.4. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa hoàn thành đầy đủ các giai

đoạn công nghệ quy định trong qui trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản

phẩm và những sản phẩm đã hoàn thành nhưng chưa được kiểm tra chất lượng, chưa làm thủ tục nghiệm thu nhập kho thành phẩm còn nằm tại các phân xưởng.

Để tính được giá thành sản phẩm sản xuất thực tế của những sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ nhằm đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp được hợp lý và chính xác, kế toán phải tiến hành đánh giá

những sản phẩm dở dang lúc cuối kỳ.

Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất sản phẩm và yêu cầu quản lý của

doanh nghiệp mà chi phí sản xuất đánh giá cho sản phẩm dở dang có thể áp

dụng một trong các phương pháp sau:

- Với bán thành phẩm: Có thể hạch toán theo chi phí thực tế hoặc chi phí kế hoạch.

- Với sản phẩm đang chế tạo, sản phẩm dở dang có thể đánh giá một trong các phương pháp sau:

+ Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính hoặc

chi phí NVLTT.

+ Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.

29

+ Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc giá thành kế

hoạch.

1.2.2.5. Phương pháp tính giá thành sản phẩm

Sự khác biệt giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính

giá thành sản phẩm làm cho phương pháp hạch toán chi phí sản xuất cũng

khác biệt với phương pháp tính giá thành sản phẩm. Phương pháp tính giá

thành sản phẩm mang tính thuần túy kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành.

Tùy theo đặc điểm sản xuất sản phẩm và yêu cầu quản lý của mỗi doanh

nghiệp mà kế toán có thể lựa chọn các phương pháp tính giá thành sau: - Phương pháp trực tiếp (hay phương pháp giản đơn)

- Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ

- Phương pháp hệ số

- Phương pháp tỷ lệ

- Phương pháp tổng cộng chi phí (hay phương pháp phân bước)

- Phương pháp liên hợp

- Phương pháp tính giá thành trong một số trường hợp cụ thể khác:

+ Tính giá thành sản phẩm trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng.

+ Tính giá thành sản phẩm trong trường hợp doanh nghiệp có tổ chức

bộ phận sản xuất phụ.

+ Tính giá thành sản phẩm phương pháp đại số.

1.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá

trình sản xuất. Chi phí là biểu hiện về mặt hao phí còn giá thành biểu hiện về

mặt kết quả của quá trình sản xuất. Đây là hai mặt thống nhất của một quá

30

lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất sản phẩm. Tuy vậy do chi phí sản xuất giữa các kỳ không giống nhau

nên chi phí sản xuất và giá thành khác nhau về lượng.

Chi phí sản xuất gắn liền với một kỳ nhất định (tháng, quý, năm) mà

không tính đến chi phí đó có liên quan đến số sản phẩm đã hoàn thành hay

chưa. Còn giá thành sản phẩm là giới hạn số chi phí sản xuất liên quan đến

khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. Do vậy được tính vào chỉ tiêu giá thành sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành không kể chi phí sản xuất đã chi ra trong kỳ đó.

Giá thành sản phẩm gồm một phần chi phí trực tiếp phát sinh hoặc một

phần chi phí thực tế phát sinh ở kỳ sau nhưng đã ghi nhận là chi phí của kỳ

này (chi phí trả trước) và giá thành sản phẩm còn bao gồm một phần chi phí

của kỳ trước chuyển sang (chi phí về sản phẩm dở dang đầu kỳ).

Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được cụ thể

hóa bằng công thức tính giá thành: Tổng giá thành sản phẩm = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ

31

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN

CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Ở CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG TÀU NHA TRANG 2.1 Đặc điểm chung của Công ty TNHH MTV Đóng tàu Nha Trang 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty TNHH MTV Đóng tàu Nha Trang được thành lập vào năm

2007 dựa trên nền tảng của Công ty Công nghiệp Tàu thủy Nha Trang, thừa hưởng những thành tựu của Công ty Công nghiệp Tàu thủy Nha Trang đã đạt được từ trước đến nay cũng như tài sản, nhân lực, trang thiết bị.

Công ty TNHH MTV Đóng tàu Nha Trang là một công ty hạch toán độc

lập, là thành viên của Công ty Công nghiệp Tàu thủy Nha Trang, chịu trách

nhiệm trước Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam về hoạt động của các

công ty thành viên.

Tiền thân của Công ty Công nghiệp Tàu thủy Nha Trang là Xí nghiệp

Tàu thuyền Phú Khánh, được UBND tỉnh Phú Khánh ký quyết định thành lập vào năm 1985. Với chức năng, nhiệm vụ chính là sửa chữa, đóng mới tàu thuyền, nạo vét bùn và sản xuất que hàn phục vụ cho việc sửa chữa phương

tiện tàu thủy nhằm đẩy mạnh nền công nghiệp tàu thuyền nói riêng và ngành giao thông vận tải nói chung.

Sau khi tiến hành đầu tư xây dựng cơ bản không bao lâu thì nền kinh tế

của nước ta chuyển sang giai đoạn mới, từ cơ chế bao cấp 100% sang cơ chế

thị trường, bản thân xí nghiệp phải tự tìm thị trường để tiêu thụ sản phẩm, trong khi đó xí nghiệp chưa được đầu tư hoàn chỉnh. Do vậy không thể tránh

khỏi những khó khăn trong nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp. Đến ngày 13/04/1993, Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ra quyết định

32

Nha Trang theo nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991 với chức năng,

nhiệm vụ là sửa chữa, đóng mới tàu thuyền, nạo vét bùn với số vốn ban đầu là 1.365,2 triệu đồng. Trong đó, vốn lưu động là 126,9 triệu đồng, vốn cố định là 1.238,3 triệu đồng, số lao động là 100 người.

Nhưng do có nhiều thay đổi về chính sách, thị trường tàu thuyền biến động có chiều hướng đi xuống, cùng với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường

dẫn đến ngành đóng tàu nước ta rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Để vực dậy ngành đóng tàu, chính phủ ra Quyết định thành lập Tổng công ty Công nghiệp

Tàu thủy Việt Nam trực thuộc chính phủ nhằm điều chỉnh, điều hành và

hướng dẫn các nhà máy đóng tàu trên toàn quốc đi vào hoạt động một cách

thống nhất và có hiệu quả.

Ngày 21/04/1997, Thủ tướng chính phủ ra Quyết định số 215/TTg sáp

nhập Xí nghiệp Tàu thuyền Phú Khánh vào Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam và đổi tên thành Nhà máy Đóng tàu Nha Trang, nay là Công ty Công nghiệp Tàu thủy Nha Trang.

Quá trình hoạt động của công ty từ khi thành lập cho đến nay, ban lãnh

đạo công ty không ngừng nỗ lực đưa công ty đi vào hoạt động có hiệu quả. Trong khi cơ sở vật chất đã bị lạc hậu, không còn đồng bộ, đồng vốn hạn chế nhưng công ty vẫn đứng vững, tồn tại và hoạt động, giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, góp phần tăng ngân sách Nhà Nước và góp phần

phát triển ngành đóng tàu của địa phương nói riêng và của đất nước nói chung. Để có được điều này, ban lãnh đạo công ty thực hiện mở rộng thị trường, giới thiệu về công ty cho các khách hàng trong tương lai, tìm kiếm

nhiều sản phẩm mới, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn hàng truyền

thống. Công ty luôn cải tiến và hoàn thiện đúng mức kỹ thuật, luôn hoàn thiện

tiến độ thi công, chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu quy định của đăng kiểm,

33

khách hàng.

Ngoài ra, công ty đã tổ chức được bộ máy gọn nhẹ một cách khoa học,

bộ phận sản xuất được chia thành nhiều tổ và phân xưởng. Công ty cũng rất

chú trọng tới công tác đào tạo lại cán bộ công nhân viên trong công ty để

không ngừng củng cố kiến thức, nâng cao trình độ nghiệp vụ cũng như tay

nghề. Từ đó cùng nhau giữ vững và phát triển công ty trong nền kinh tế thị trường nhiều khắc nghiệt này.

Công ty TNHH MTV Đóng tàu Nha Trang có trụ sở đặt tại: 01 Tân Lộc- Vĩnh Trường- Nha Trang- Khánh Hòa. Với diện tích mặt bằng hơn 30.000m2, nằm gần cửa sông Cửa Bé rất thuận tiện cho việc đưa và nhận tàu thuyền vào

công ty để sửa chữa cũng như đóng mới tàu thuyền.

Tên giao dịch trong nước: Công ty TNHH MTV Đóng tàu Nha Trang. Tên giao dịch quốc tế: NhaTrang Shipyard Company Limited (NTS Co; Ltđ).

Trụ sở chính: 01 Tân Lộc- Vĩnh Trường- Nha Trang- Khánh Hòa. Vốn điều lệ: 167 tỷ đồng

Mã số thuế: 4200702733 Điện thoại: 0583.881173

Website: www.nhatrangshipyard.com.vn Email: Sale@nhatrangshipyard.com.vn

Công ty TNHH MTV Đóng tàu Nha Trang là một công ty có đầy đủ tư

cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có đầy đủ tài khoản tại ngân hàng và con dấu riêng.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ

Công ty hoạt động theo phương thức hạch toán độc lập, tự chịu trách

nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo có lãi để tái sản

34

2.1.2.1. Chức năng hoạt động của công ty

- Đóng mới và sửa chữa tàu thuyền. - Nạo vét và hút bùn.

- Sửa chữa thiết bị nâng hạ cần cẩu, giàn khoan.

- Đóng mới và sửa chữa các phương tiện tàu thủy, các sản phẩm khác

bằng nhựa composite.

- Dịch vụ tư vấn đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tư vấn và giám sát thi công các

phương tiện tàu thủy.

2.1.2.2. Nhiệm vụ của công ty

- Kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước nhằm phát triển ngành công nghiệp đóng tàu.

- Kinh doanh đúng mục tiêu, ngành nghề đã xác định và đăng ký.

- Bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao, thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên. Bồi dưỡng và nâng cao trình

độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và chuyên môn cho cán bộ công nhân viên.

2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất tại công ty

2.1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý

Tổ chức quản lý là sự điều hành có kế hoạch những mối quan hệ qua lại

giữa chủ thể và đối tuợng quản lý nhằm phát huy đầy đủ sức mạnh tổng hợp

của hệ thống sản xuất kinh doanh.

Mục đích của hệ thống quản lý trong đơn vị nhằm tăng sản xuất cả về số lượng và chất lượng với chi phí thấp nhất và đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời

không ngừng nâng cao điều kiện lao động và đời sống cho công nhân viên trong công ty.

Khi quy mô công ty mở rộng, trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng cao thì vai trò của công tác tổ chức quản lý càng quan trọng.

35

nào có thể áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp Nhà

nước. Mỗi doanh nghiệp tùy thuộc vào đặc trưng ngành nghề, đặc điểm sản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV đóng tàu Nha Trang (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)