Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc thực hiện CĐTD & XHKH

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng tại ngân hàng Công thương Việt Nam, chi nhánh Khánh Hòa (Trang 100)

Tác dụng của kiểm tra là nhằm ngăn ngừa những sai sót dù là vô tình hay cố ý có thể xẩy ra, nhằm phát hiện những sai sót để chỉnh sửa cho hoàn thiện hơn. Nếu không có kiểm tra người thực hiện xếp hạng có thể dễ dàng xếp hạng theo ý chủ quan cá nhân, phản ánh không đúng tình hình thực tế khách hàng.

Trong thời gian qua cho thấy NHCT VN chỉ tập trung kiểm tra hồ sơ tín dụng mà không kiểm tra việc xếp hạng khách hàng trong khi đó kết quả xếp hạng lại quyết định việc cấp tín dụng và cơ chế tín dụng áp dụng cho khách hàng. Đây là một thiết sót cần phải khác phục.

KẾT LUẬN

Với mục tiêu hoàn thiện phương pháp xếp hạng hiện hành, đề tài Đánh giá v h thng chấm điểm tín dng và xếp hng khách hàng tại Ngân hàng Công Thương Vit Nam - CN Khánh Hòa” đã giải quyết được các vấn đề sau :

- Hệ thống hoá rủi ro tín dụng, các nguyên nhân dẫn đến RRTD, từ đó cho rằng việc XHTN khách hàng là cần thiết trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về XHTN đơn vị vay vốn ngân hàng, nguyên tắc và các chỉ tiêu thường dùng để xếp hạng, kinh nghiệm xếp hạng trên thế giới từ đó đưa ra bài học cho Việt Nam.

- Phân tích đánh giá thực trạng hệ thống XHTN tại VietinBank, nghiên cứu hệ thống XHTN của các tổ chức khác như CIC, Vietcombank … kết hợp với kinh nghiệm xếp hạng của các tổ chức lớn, có uy tín và của các nước trên thế giới để từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện hệ thống xếp hạng.

Các kiến nghị để hoàn thiện hệ thống xếp hạng bao gồm cả đối với Nhà nước và đối với VietinBank. Các kiến nghị đối với Nhà nước có tính tổng quát, vĩ mô, có tác dụng hỗ trợ cho việc thực thi CĐTD & XHKH hoạt động hiệu quả. Các kiến nghị đối với VietinBank là cụ thể, chi tiết căn cứ vào những hạn chế của hệ thống CĐTD & XHKH hiện hành.

XHTN là đánh giá mức độ rủi ro của người vay, khả năng trả nợ trong tương lai của người đi vay. Một hệ thống xếp hạng tín nhiệm đầy đủ phải bao quát hết được các nội dung về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và ngành nghề mà doanh nghiệp đang kinh doanh, hệ thống xếp hạng phải đúc kết được tinh hoa trên thế giới nhưng đồng thời vẫn phải phù hợp với điều kiện kinh tế, môi trường kinh doanh của Việt Nam. Trong bài báo cáo này, theo tôi nghĩ đã giải quyết khá hoàn chỉnh những yêu cầu trên. Kính mong quý bạn đọc đóng góp ý kiến để bài viết này hoàn chỉnh hơn và đi vào ứng dụng trong thực tiễn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Từ các giáo trình và tài liệu khác:

1. Ngân hàng Công Thương Việt Nam - CN Khánh Hòa, Báo cáo thường niên

từ 2008 - 2010.

2. Ngân hàng Công Thương Việt Nam (2004), Sổ tay tín dụng , Hà Nội.

3. Ngân hàng Công Thương Việt Nam (2010), Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng Công ty TNHH TM - DV An Nam, Nha Trang.

4. Luật Ngân hàng Nhà Nước và các Tổ chức Tín dụng.

5. Thạc sĩ Thái Ninh (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Trường ĐH Nha Trang.

6. Trần Đại Sinh (2007) Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại tại Tp Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ kinh tế,

Trường ĐH Kinh Tế TP Hồ Chí Minh.

7. TS. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng - Nhà xuất bản Tài chính.  Từ các website: 1. http://vneconomy.vn/ 2. http://crv.com.vn 3. http://rating.com.vn/home/ 4. http://www.cic.org.vn 5. http://www.diendanphapluat.vn/4rum/showthread.php?t=970 6. http://www.mof.gov.vn/

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng tại ngân hàng Công thương Việt Nam, chi nhánh Khánh Hòa (Trang 100)