Hoàn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng tại ngân hàng Công thương Việt Nam, chi nhánh Khánh Hòa (Trang 98)

Kết quả phân tích xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều bởi chuẩn mực kế toán mà một quốc gia đang áp dụng. Chẳng hạn như các chuẩn mực kế toán nợ, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tiêu chuẩn công nhận chi phí, doanh thu. Đây là những tiêu chuẩn quan trọng trong đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó trong thời gian tới Bộ tài chính cần tiếp tục hoàn thiện các quy định và chuẩn mực kế toán của Việt Nam theo hướng phù hợp the các tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo lợi nhuận cho NHCTVN trong đánh giá xếp hạng DN.

Bên cạnh việc hoàn thiện các chuẩn mực kế toán trong các mặt hoạt động của NHTM. Chẳng hạn như các chuẩn mực kế toán về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro là rất quan trong để hướng dẫn NHCTVN tiếp cận được với những tiêu chuẩn quốc tế về quản lý rủi ro nhằm đảm bảo an toàn trong các hoạt động tín dụng của NHTM.

3.2. Đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam. 3.2.1. Nâng cao nhn thc về CĐTD & XHKH.

Như đã nêu ra tại phần nguyên nhân của những hạn chế, một trong những nguyên làm cho hệ thống xếp hạng của NHCT VN còn nhiều hạn chế trong thực hiện quản lý rủi ro tín dụng là do nhận thức của NHCT VN chưa cao về hệ thống xếp hạng tín nhiệm khách hàng nội bộ.

Trong bất kỳ một hoạt động, để đạt kết quả tốt thì việc trước tiên là những người thực hiện phải có nhận thức rõ về vấn đề. NHCT VN cần phải nhận thức rõ hơn về ý nghĩa, vai trò, tác dụng của hệ thống xếp hạng tín nhiệm khách hàng. Để thực hiện điều này NHCT VN phải tăng cường bồi dưỡng, đạo tạo, cập nhật kiến thức cho các cán bộ có liên quan đến việc xếp loại.

3.2.2. Xây dựng đội ngũ chuyên gia phân tích

Ngân hàng Công Thương Việt Nam hiện nay nên xây dựng một đội ngũ chuyên gia phân tích phân theo bốn nhóm sau: Nhóm phân tích về đặc thù kinh doanh, nhóm phân tích về tình hình tài chính doanh nghiệp, nhóm chuyên thu thập, cập nhật và xử lý thông tin và cuối cùng là nhóm bao gồm những chuyên gia giàu kinh nghiệm để có thể tổng hợp các kết quả phân tích từ ba nhóm trên và đưa ra quyết định xếp hạng sau cùng. Mục đích của việc chuyên môn hóa này là nhằm tăng hiệu quả và độ tin cậy trong việc xử lý các dữ liệu liên quan đến rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính của doanh nghiệp qua đó làm tăng độ chính xác kết quả xếp hạng đối với doanh nghiệp của Ngân hàng.

3.2.3. Đẩy mnh thực thi CĐTD & XHKH trong hoạt động tín dng.

Hệ thống xếp hạng tín nhiệm dù có hoàn thiện đến đâu cũng đều do con người thực hiện. Nếu kết quả xếp hạng tín nhiệm không được sử dụng để quản lý rủi ro tín dụng một cách triệt để và kiên quyết thì ý nghĩa và tác dụng của hệ thống xếp hạng tín nhiệm sẽ không được phát huy.

Để quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả, NHCT VN phải kiên quyết hơn trong việc áp dụng và thực thi hệ thống xếp hạng tín nhiệm khách hàng. Để thực hiện được điều này NHCT VN có thể thường xuyên kiểm tra việc áp dụng hệ thống xếp

hạng tín nhiệm tại các chi nhánh trong hoạt động tín dụng, khi phát hiện ra những sai phạm phải kiên quyết xử lý.

3.2.4. Tăng cường công tác giáo dục, đào tạo cán b.

Chất lượng cán bộ thực hiện xếp hạng sẽ quyết định chất lượng kết quả xếp hạng, chính vì vậy để cho kết quả xếp hạng phản ánh đúng thực chất tình hình doanh nghiệp, Ngân hàng Công Thương Việt Nam cần phải tăng cường công tác giáo dục đào tạo cán bộ :

- Giáo dục về đạo đức, ý trí vững vàng, không bị cám dỗ bởi vật chất, ý thức luôn tuân thủ pháp luật trong hoạt động tín dụng ngân hàng.

- Đạo tào kiến thức kiến thức nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến tín dụng ngân hàng như kế toán, tài chính doanh nghiệp, phân tích hoạt động kinh doanh, thẩm định dự án, …

Việc tổ chức đào tạo có thể thực hiện bằng cử cán bộ đi học, mời chuyên gia, giảng viên về dậy, hoặc tự đào tạo trong nội bộ ngân hàng.

3.2.5. Định k hoặc đột xut kim tra vic thc hiện CĐTD & XHKH.

Tác dụng của kiểm tra là nhằm ngăn ngừa những sai sót dù là vô tình hay cố ý có thể xẩy ra, nhằm phát hiện những sai sót để chỉnh sửa cho hoàn thiện hơn. Nếu không có kiểm tra người thực hiện xếp hạng có thể dễ dàng xếp hạng theo ý chủ quan cá nhân, phản ánh không đúng tình hình thực tế khách hàng.

Trong thời gian qua cho thấy NHCT VN chỉ tập trung kiểm tra hồ sơ tín dụng mà không kiểm tra việc xếp hạng khách hàng trong khi đó kết quả xếp hạng lại quyết định việc cấp tín dụng và cơ chế tín dụng áp dụng cho khách hàng. Đây là một thiết sót cần phải khác phục.

KẾT LUẬN

Với mục tiêu hoàn thiện phương pháp xếp hạng hiện hành, đề tài Đánh giá v h thng chấm điểm tín dng và xếp hng khách hàng tại Ngân hàng Công Thương Vit Nam - CN Khánh Hòa” đã giải quyết được các vấn đề sau :

- Hệ thống hoá rủi ro tín dụng, các nguyên nhân dẫn đến RRTD, từ đó cho rằng việc XHTN khách hàng là cần thiết trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về XHTN đơn vị vay vốn ngân hàng, nguyên tắc và các chỉ tiêu thường dùng để xếp hạng, kinh nghiệm xếp hạng trên thế giới từ đó đưa ra bài học cho Việt Nam.

- Phân tích đánh giá thực trạng hệ thống XHTN tại VietinBank, nghiên cứu hệ thống XHTN của các tổ chức khác như CIC, Vietcombank … kết hợp với kinh nghiệm xếp hạng của các tổ chức lớn, có uy tín và của các nước trên thế giới để từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện hệ thống xếp hạng.

Các kiến nghị để hoàn thiện hệ thống xếp hạng bao gồm cả đối với Nhà nước và đối với VietinBank. Các kiến nghị đối với Nhà nước có tính tổng quát, vĩ mô, có tác dụng hỗ trợ cho việc thực thi CĐTD & XHKH hoạt động hiệu quả. Các kiến nghị đối với VietinBank là cụ thể, chi tiết căn cứ vào những hạn chế của hệ thống CĐTD & XHKH hiện hành.

XHTN là đánh giá mức độ rủi ro của người vay, khả năng trả nợ trong tương lai của người đi vay. Một hệ thống xếp hạng tín nhiệm đầy đủ phải bao quát hết được các nội dung về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và ngành nghề mà doanh nghiệp đang kinh doanh, hệ thống xếp hạng phải đúc kết được tinh hoa trên thế giới nhưng đồng thời vẫn phải phù hợp với điều kiện kinh tế, môi trường kinh doanh của Việt Nam. Trong bài báo cáo này, theo tôi nghĩ đã giải quyết khá hoàn chỉnh những yêu cầu trên. Kính mong quý bạn đọc đóng góp ý kiến để bài viết này hoàn chỉnh hơn và đi vào ứng dụng trong thực tiễn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Từ các giáo trình và tài liệu khác:

1. Ngân hàng Công Thương Việt Nam - CN Khánh Hòa, Báo cáo thường niên

từ 2008 - 2010.

2. Ngân hàng Công Thương Việt Nam (2004), Sổ tay tín dụng , Hà Nội.

3. Ngân hàng Công Thương Việt Nam (2010), Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng Công ty TNHH TM - DV An Nam, Nha Trang.

4. Luật Ngân hàng Nhà Nước và các Tổ chức Tín dụng.

5. Thạc sĩ Thái Ninh (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Trường ĐH Nha Trang.

6. Trần Đại Sinh (2007) Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại tại Tp Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ kinh tế,

Trường ĐH Kinh Tế TP Hồ Chí Minh.

7. TS. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng - Nhà xuất bản Tài chính.  Từ các website: 1. http://vneconomy.vn/ 2. http://crv.com.vn 3. http://rating.com.vn/home/ 4. http://www.cic.org.vn 5. http://www.diendanphapluat.vn/4rum/showthread.php?t=970 6. http://www.mof.gov.vn/

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng tại ngân hàng Công thương Việt Nam, chi nhánh Khánh Hòa (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)