Sau 24 giờ nuôi cấy trên đĩa thạch cấy điểm chủng B3.7A hình thành khuẩn lạc to, có màu trắng đục, khuẩn lạc mọc tới đâu làm môi trường đục đến đó. Thời gian càng nuôi cấy càng dài thì khuẩn lạc mọc lan và tạo thành các cung tròn đồng tâm giống hình cánh hoa. Có mùi thối đặc trưng
Khuẩn lạc chủng B3.10B nhỏ, có màu trắng đục, tâm lồi, lan đều, hình thành các vòng tròn đồng tâm, làm đục toàn bộ bề mặt thạch. Trong quá trình nuôi cấy có mùi thối đặc trưng.
Khuẩn lạc chủng CT1.1 nhỏ, có màu trắng đục, tròn, lồi, có hiện tượng di
động rất mạnh, chủng CT1.1 cũng làm đục môi trường và có mùi thối đặc trưng. - Khuẩn lạc chủng G1 tròn, có màu trắng đục, tâm lồi, có mùi thối đặc trưng. - Khuẩn lạc N1.4 rất nhỏ, có tâm tròn, lồi, màu trắng đục, có hiện tượng di động mạnh, có mùi thối đặc trưng.
Sau khi nhuộm Gram và quan sát dưới kính hiển vi dưới vật kính X-100 ta thấy tế bào của cả 5 chủng có dạng hình que ngắn, tế bào tách rời riêng rẻ và bắt màu hồng của thuốc nhuộm Fuchsin, chứng tỏ các chủng này đều là vi khuẩn Gram âm (Hình 3.1).
Như vậy từ kết quả quan sát, kiểm tra hình thái khuẩn lạc và tế bào cho thấy 5 chủng vi khuẩn cần định danh là vi khuẩn Gram âm, hình que ngắn và có khuẩn lạc nuôi cấy đặc trưng cho vi khuẩn thuộc chi Proteus (khuẩn lạc màu trắng đục, tâm lồi, có mùi hôi, di động, hình thành các vết loang quanh tâm và lan rộng ra xung quanh tạo các vòng tròn đồng tâm hoặc cung tròn hình cánh hoa). Nhìn chung các chủng khó nuôi cấy để tách thành khuẩn lạc riêng lẻ do sự di động của các tế bào làm đục mặt thạch.
Hình 3.1: Hình ảnh khuẩn lạc của 5 chủng vi khuẩn nghiên cứu B3.10B
B3.7A
G1 CT1.1
Hình 3.2: Hình ảnh nhuộm Gram tế bào của 5 chủng vi khuẩn nghiên cứu (vật kính 100X) B3.7A N1.4 CT1 G1 B3.10B