0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Nhuộm Gram tế bào vi khuẩ n

Một phần của tài liệu ĐỊNH DANH CÁC CHỦNG VI KHUẨN THUỘC CHI PROTEUS PHÂN LẬP TỪ ĐỘNG VẬT BIỂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA SINH VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ (Trang 29 -29 )

Nhuộm Gram là một phương pháp thực nghiệm nhằm phân biệt các loài vi khuẩn thành 2 nhóm Gram dương (positive Gram bacteria) và Gram âm (negative Gram bacteria) dựa trên các đặc tính hoá lý của thành tế bào. Phương pháp này được

đặt tên theo tên nhà khoa học người Đan Mạch Hans Christian Gram (1853 -1938). Ông phát triển kỹ thuật này vào năm 1884, về sau được Hucker và nhiều người khác cải tiến.

Các bước tiến hành nhuộm Gram:

- Dùng bút viết kính vẽ 1 đường tròn lên lam kính để giới hạn vùng phết vi khuẩn.

- Nhỏ 1 giọt nước từ bình tia vào vòng tròn đã vẽ.

- Dùng que cấy thu sinh khối từ khuẩn lạc chọn lọc, rồi đưa vào lam kính, dàn

đều vi khuẩn, để khô tự nhiên hoặc hơ nhẹ trên ngọn đèn cồn, tránh để lâu quá nóng sẽ làm tế bào vi khuẩn vỡ ra, làm lệch kết quả quan sát.

- Nhỏ vài giọt tím tinh thể (tím violet) lên tiêu bản, để trong 30 giây đến 1 phút.

- Nghiêng đổ rồi rửa lại bằng nước cất.

- Nhuộm màu tiêu bản bằng thuốc nhuộm Lugol trong thời gian 30 giây đến 1 phút, rồi rửa nhẹ với nước cất bằng bình tia.

- Rửa tiêu bản vừa nhuộm với cồn 96% cho đến khi phiến kính bạc màu trong khoảng 10 – 15 giây, rồi rửa lại với nước.

- Nhuộm tiếp tiêu bản với Fuchsin trong thời gian 30 giây đến 1 phút, rồi rửa lại với nước.

- Để khô tự nhiên hoặc dung giấy thấm lau tiêu bản cho sạch xung quanh vùng vi khuẩn, sau đó đưa lên vật kính dầu quan sát 100X.

Một phần của tài liệu ĐỊNH DANH CÁC CHỦNG VI KHUẨN THUỘC CHI PROTEUS PHÂN LẬP TỪ ĐỘNG VẬT BIỂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA SINH VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ (Trang 29 -29 )

×