Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ Ngũ Long (Trang 42)

LI NÓ IỜ ĐẦU

2.2.1Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định

Vốn cố định của công ty gồm 3 khoản mục nhưng chiếm tỷ trọng gần 100% là giá trị TSCĐ nên ta tập trung phân tích chi tiết biến động TSCĐ. TSCĐ của doanh nghiệp bao gồm 2 loại là TSCĐ HH và TSCĐ VH. Riêng TSCĐ VH thì chỉ bao gồm giá trị quyền sử dụng đất, nên sự tăng giảm TSCĐ qua các năm hoàn toàn do sự biến động của TSCĐ HH.

2.2.1.1 Cơ cấu VCĐ

Bảng 2.3: Cơ cấu TSCĐ

ĐVT:1.000đ

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng A. TSCĐHH 10.860.745 75,71% 11.173.257 75,3% 10.267.115 73,69% 1. Vật kiến trúc, nhà cửa 6.817.461 62,77% 6.817.461 60,01% 6.817.461 66,4% 2. Máy móc, thiết bị 3.419.969 31,49% 3.736.991 33,44% 2.853.217 27,79% 3. Phương tiện vận tải truyền dẫn 361,272 3,03% 361.272 3,03% 361.272 3,03% 4. Thiết bị, dụng cụ văn phòng 262.043 3,51% 257.533 3,52% 235.165 3,45% B. TSCĐVH 3.664.879 24,29% 3.664.879 24,7% 3.664.879 26,31% Quyền sử dụng đất 3.664.879 100% 3.664.879 100% 3.664.879 100% Tổng 14.345.564 100% 14.838.136 100% 13.931.994 100%

(Nguồn: phòng tài chính-kế toán)

2.2.1.1.1/ Cơ cấu TSCĐ HH

Năm 2009, TSCĐ HH chiếm 75,71% % tổng TSCĐ trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất là nhà cửa và vật kiến trúc 62,77% , sau đó là máy móc thiết bị 31,49%, còn lại là phương tiện truyền tải truyền dẫn công cụ văn phòng. Như vậy TSCĐ HH của công ty chủ yếu là nhà xưởng , còn máy móc thiết bị là 31,49% vì công ty đầu tư dây chuyền máy móc dùng trong hoạt động sản xuất sau đó là thiết bị văn phòng và phương tiện vận tải truyền dẫn. Như vậy qua

bảng 2.3 ta thấy trong 3 năm thì nhà cửa và vật kiến trúc vẫn luôn đứng vị trí đầu tiên trong tỷ trọng của TSCĐ HH và không có sự gia tăng thêm giá trị do công ty không xây dựng thêm nên quy mô kinh doanh của công ty chưa được mở rộng. Còn máy móc thiết bị thì hàng năm vẫn được bổ sung thêm một số loại để hỗ trợ tốt hơn nữa cho công việc và nhất là trong năm 2010 công ty

đầu tư thêm một số máy dệt để phục vụ việc sản xuất sản phẩm mới Dụng cụ cho khối văn phòng đầy đủ, hiện đại và bổ sung dần qua các năm phục vụ cho việc quản lý tốt hơn. Có thể nói tỷ trọng này là hợp lý cho công ty và đang phát huy hiệu quả tốt. Chỉ có điều công ty chưa chú trọng vào việc đầu tư xây dựng mua sắm để mở rộng sản xuất hơn nữa.

2.2.1.1.2/Hiện trạng TSCĐ HH

Bảng 2.4: Hiện trạng TSCĐ HH

Đv: 1000đ

Chỉ tiêu Nguyên giá Hệ số hao mòn

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 A. TSCĐHH 10.860.745 11.173.257 10.267.115 42,85% 46,72% 50,74% 1. Vật kiến trúc,nhà cửa 6.817.461 6.817.461 6.817.461 32,38% 35,72% 39,08% 2. Máy móc, thiết bị 3.419.969 3.736.991 2.853.217 50,27% 58,35% 66,63% 3. Phương tiện vận tải truyền dẫn 361.272 361.272 361.272 100% 100% 100% 4. Thiết bị, dụng cụ văn phòng 262.043 257.533 235.165 84,92% 85,76% 88,85% B. TSCĐVH 3.664.879 3.664.879 3.664.879 33,32% 36,65% 39,99% Quyền sử dụng đất 3.664.879 3.664.879 3.664.879 33,32% 36,65% 39,99%

(nguồn: Phòng tài chính- kế toán)

Qua bảng biểu ta thấy qua các năm tình trạng của TSCĐ HH đều cũ dần, bằng chứng là hệ số hao mòn cứ tăng lên và công ty cũng ít mua sắm mới và không xây dựng thêm nhà xưởng và cửa hàng, năng lực sản xuất của TSCĐ HH chỉ còn 50% vào năm 2011. Trong đó phương tiện vận chuyển đã hết năng lực hoạt động 3 năm nay, thiết bị văn phòng cũng đã cũ chỉ còn 11,15%g lực hoạt động, máy móc thiết bị thì còn khá tốt 33,37%, chỉ duy nhà cửa là còn tốt 60,92%. Như vậy trong thời gian tới công ty nên thay mới

phương tiện vận tải, thay một số công cụ văn phòng đã cũ quá hết năng lực hoạt động.

2.2.1.1.3/Biến động TSCĐ HH

Bảng 2.5: Biến động TSCĐ HH

ĐVT: 1000đ

Chỉ tiêu Năm 2010/ Năm 2009 Năm 2011/ Năm 2010 Lượng Tỷ trọng Lượng Tỷ trọng

A. TSCĐHH 312.512 2,88% -906.142 -8,12%

1. Vật kiến trúc, nhà cửa

2. Máy móc,thiết bị 317.022 9,26% -883.774 23,65% 3. Phương tiện vận tải truyền

dẫn

4. Thiết bị, dụng cụ văn

phòng -4.510 1,72% -22.368 - 8,68%

(nguồn: phòng tài chính - kế toán)

Năm 2010, TSCĐ HH chỉ tăng lên 312.512 trđ (2,88%) do công ty mua thêm một số máy móc để sản xuất sản phẩm mới và giảm mua thiết bị văn phòng. Năm 2011, TSCĐ HH giảm -8,12% do công ty bán đi một số máy móc đã cũ để chuyển đổi loại hình kinh doanh. Như vậy trong 2 năm TSCĐ HH của công ty hầu như chỉ biến động chút ít, cho thấy việcđầu tư cho loại TS của công ty rất chậm, một mặt do số tài sản trên còn hoạt động khá hiệu quả, mặt khác công ty chưa muốn mở rộng thêm quy mô sản xuất kinh doanh nên chỉ mua sắm bổ sung những máy móc cần thiết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1.1.4 Khả năng độc lập về mặt tài chính và khả năng đảm bảo nợ

Bảng 2.6: Khả năng độc lập về mặt tài chính và khả năng đảm bảo nợ

ĐVT:1.000Đ

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010

Tổng vốn 27.167.796 28.289.472 33.570.493 1.121.676 5.281.021 VCSH 13.519.625 14.761.532 20.884.126 1.241.907 6.122.594 Tỷ suất tự tài trợ 49,76 52,18 62,21 2,42 10,03 Nguyên giá TSCĐ 14.525.624 14.838.136 13.931.994 312.512 (906.142) Tỷ suất tự tài trợ 93,07 99,48 149,9 6,41 50,42 TSCĐ Tổng nợ 13.648.170 13.525.939 12.686.366 (122.231) (839.573) Tỷ số đảm bảo nợ 99,06 109,13 164,62 10,08 55,48

(nguồn: Phòng tài chính- kế toán)

2.2.1.1.4.1/ Tỷ suất tự tài trợ

Trong cả 3 năm tỷ suất tự tài trợ của công ty đều không cao, đi vào hoạt động kinh doanh của công ty thì gần một nửa là vốn đi vay và còn lại là của VCSH, chứng tỏ khả năng độc lập về tài chính của công ty là là tương đối tốt. Trong 13 năm tồn tại và phát triển, công ty chủ động được một nửa và còn lại là phải đi vay các tổ chức tín dụng , VCSH chỉ trang trải được một phần nào đấy . Biến động của tỷ suất này chủ yếu là do thay năm 2011 công ty tăng thêm nguồn vốn chủ sở hữu và lợi nhuận giữ lại chưa phân phối.

Năm 2010, tỷ suất là 52,18% tức là cứ 100đ vốn thì có 52,18đ là thuộc sở hữu của công ty, tăng 2,24% so với năm 2009. Đó là do thuế và các khoản phải trả người bán giảm đi, trong khi vốn CSH lại tăng do bổ sung từ lợi nhuận chưa phân phối 1.241.907 trđ.

Năm 2011, tỷ suất là 62,21%, tăng 10,03% so với 2010, nguyên nhân là vốn CSH của doanh nghiệp tăng 6.122.594trđ

Như ta đã phân tích ở trên,vốn kinh doanh của công ty là một nửa thuộc vốn VSH nên TSCĐ cũng được tài trợ tương đối vũng chắn. Cụ thể: Năm 2010, tỷ suất này là 99,48% tức là cứ 100đ TSCĐ thì có 99,48đ vốn CSH đảm bảo tăng 6,41% so với năm 2010.

Năm 2011, tỷ suất này tăng 50,42 % so với 2010, nguyên nhân là do NVCSH tăng lên rất mạnh nhờ sự bổ sung thêm VCSH và của lợi nhuận chưa phân phối, trong khi đó TSCĐ lại giảm xuống 906.142trđ

 Như vậy vốn CSH sau khi đảm bảo tài trợ vững chắc cho TSCĐ đã dư ra một lượng khá lớn trang trải cho TSLĐ. TSCĐ của công ty được đầu tư không đáng kể qua các năm, mặc dù số vốn CSH vẫn còn khả năng tài trợ cho mua sắm và xây dựng mới TSCĐ. Trong những năm tiếp theo, công ty nên tận dụng nguồn vốn bền vững và mang tính độc lập này hơn nữa.

2.2.1.1.4.3/ Tỷ số đảm bảo nợ:

Công ty đi vay tín dụng để kinh doanh nên tổng nợ là các khoản phải trả, phải nộp mà chiếm gần một nửa nguồn vốn kinh doanh, mà vốn kinh doanh lại chiếm hơn một nửa là vốn CSH nên công ty cũng không phải lo lắng quá nhiều cho việc thanh toán các khoản này, nâng cao được uy tín của công ty đối với các chủ nợ.

Năm 2010, tỷ suất đảm bảo nợ là 109,13% nghĩa là cứ 100đ nợ thì được đảm bảo bằng 109,13đ vốn CSH, tăng 10,08% so với năm 2010, nguyên nhân chủ yếu là do khoản phải trả người bán giảm, và tăng lên của vốn CSH (89.913 trđ). Tuy vậy khả năng đảm bảo nợ vẫn còn rất cao.

Năm 2011, tỷ suất này lại tăng cao là 164,62% so với 2010, đó là do vốn CSH tăng cao trong khi nợ lại giảm đi.

 Công ty đang có một lợi thế lớn trong thanh toán khi vốn CSH cao hơn nhiều lần so với nợ PT, và trong thời gian tới công ty nên vay ngắn hạn và dài hạn để mở rộng kinh doanh, vì khả năng đảm bảo của vốn CSH vẫn còn chưa được khai thác hết. Mặt khác, công ty cũng đang có một uy tín cao trong việc đảm bảo nợ đối với các chủ nợ nên việc vay thêm vốn cho hoạt động của công ty cũng không mấy khó khăn.

2.2.1.2 Hiệu quả sử dụng VCĐ

Bảng 2.7: Hiệu quả sử dụng VCĐ

Đv: 1000đ

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010

Giá trị % Giá trị % 1.Doanh thu 32.017.326 40.061.49 4 42.064.568 8.044.167 25,12 2.003.074 5 2.Lợi nhuận 1.058.814 11.241.906 1.122.594 183.091 17,29 (119.311) (9,6) 3.VCĐ bình quân 9.792.486 14.591.851 14.385.065 4.799.365 49,01 (206.785) (1,41) 4.Hiệu suất sử dụng VCĐ (lần)=(1):(3) 3,27 2,74 2,92 (1,53) (16,21) 0,18 6,56 5.Hàm lượng VCĐ (lần)=(3):(1) 0,3058 0,3642 0,3419 0,0584 19,09 (0,0223) (6,12) 6.Hiệu quả sử dụng VCĐ (lần)=(2):(3) 0,1081 0,0851 0,078 (0,022) (21,27) (0,0071) (8,34)

(nguồn: phòng tài chính - kế toán)

Vốn cố định là vốn có thời gian thu hồi lâu nên việc nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ là một vấn đề quan trọng có ý nghĩa kinh tế rất lớn ảnh hưởng đến tăng trưởng của một doanh nghiệp. Đối với công ty TNHH sản xuất và thương mại Ngũ Long việc sử dụng VCĐ khá hiệu quả nhưng lại đang có hướng giảm dần.

* Đánh giá chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VDH :

lại bao nhiêu đồng doanh thu. Như vậy:

+ Năm 2009: 1 đồng VDH tham gia sản suất kinh doanh đem lại 3,27 đồng doanh thu.

+ Năm 2010: 1 đồng VDH tham gia sản xuất kinh doanh đem lại 2,74 đông doanh thu (giảm 16,21% so với năm 2009)

+ Năm 2011: 1 đồng VDH tham gia sản xuất kinh doanh đem lại 2,92 đồng doanh thu (tăng 6,56 % so với năm 2010). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiệu suất sử dụng VDH của công ty như vậy là chưa tốt, không ổn định, công ty đã chưa khai thác, sử dụng TSCĐ tối đa công suất của TSCĐ. Do việc khai thác, sử dụng TSCĐ với công suất như vậy hàng năm công ty cần nâng cấp, sửa chữa, đổi mới TSCĐ nhằm khắc phục tình trạng máy móc cũ dần dẫn đến .

Ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn xem mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu suất sử dụng VDH:

Năm 2010 so với năm 2009, mức ảnh hưởng của doanh thu đến hiệu suất sử dụng VDH (ta thực hiện thay đổi doanh thu):

∆2010/2009 = = 0,7929

Mức ảnh hưởng của VDH (thực hiện thay đổi VDH, thay đổi doanh thu)

∆2010/2009 = = -2,3227

Do đó hiệu suất sử dụng VDH năm 2010 giảm so với năm 2009 0,7927 + (-2,3227) = - 1,53

Như vậy, do doanh thu tăng 8.044.167.679VNĐ tức là 25,12% làm hiệu suất sử dụng vốn dài hạn năm 2010 so với năm 2009 là 0,7927 đồng và VDH tăng 4.799.365.134VNĐ tức là 49,01%; làm hiệu suất giảm 2,3227 đồng. Do đó hiệu suất năm 2010 so với năm 2009 giảm 1,53 đồng tương ứng

với 16,21%.

Năm 2011 so với năm 2010, mức ảnh hưởng của doanh thu đến hiệu suất sử dụng VDH là:

∆2011/2010 = = 0,1372

Mức ảnh hưởng của VDH:

∆2011/2010 = = 0,0428

Vậy hiệu suất sử dụng VDH năm 2011 tăng so với năm 2010 là : 0,1372 + 0,0428 = 0,18

Năm 2011 so với năm 2010 doanh thu tăng 2.003.074.708VNĐ tức là 5% làm hiệu suất sử dụng tăng 0,1372 đồng và VDH giảm 206.785.780VNĐ ứng với 1,41% làm hiệu suất sử dụng tăng 0,0428 đồng. Do đó, năm 2011 so với năm 2010, hiệu suất sử dụng vốn dài hạn tăng 0,18 đồng tức là tăng 6,56%.

* Đánh giá chỉ tiêu hàm lượng VCĐ

Là chỉ tiêu phản ánh VCĐ cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu.Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu suất sử dụng VCĐ của doanh nghiệp càng cao

Dựa qua bảng trên ta thấy lượng VCĐ cần đầu tư để tạo ra một đồng doanh thu từ năm 2009 đến 2010 đã tăng từ 0,3058 đồng đến 0,3642 đồng tức là tăng 0,0584 (tăng 19,09%) nhưng từ năm 2010 đến 2011 giảm từ 0,3642 đồng xuống 0,3419 đồng tức là giảm 0,0223 đồng (giảm 6,12%). Điều này cho thấy càng đị sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh công ty đã tiết kiệm được lượng VCĐ cần thiết.

* Đánh giá chi tiêu hiệu quả sử dụng VCĐ

Nhìn vào bảng trên ta thấy mức doanh lợi VCĐ qua ba năm đều giảm. Năm 2010 giảm 0,022 đồng tức là giảm 21,27% so với năm 2009, sang năm

2011 giảm 0,0071 đồng tương ứng với 8,34%. Công ty đã tiết kiệm chi phí sử dụng vốn dài hạn cho sản xuất kinh doanh và đạt kết quả cao.

Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố dến mức doanh lợi VCĐ.

Năm 2010 so với 2009:

Mức ảnh hưởng của lợi nhuận đến mức doanh lợi VCĐ là : ∆2010/2009 = = 0,0186

Mức ảnh hưởng của VCĐ đến mức doanh lợi là: ∆2010/2009 = = -0,0406

Do đó mức doanh lợi VCĐ năm 2010 so với năm 2009 giảm là: 0,0186 – 0,0406 = 0,022

Như vậy năm 2010 lợi nhuận tăng 183.091.333VNĐ tức là tăng 17,29% làm mức doanh lợi tăng 0,0186 đồng. Do VCĐ tăng 4.799.365.134VNĐ tương ứng với tỷ lệ 49,01 % làm mức doanh lợi VCĐ giảm 0,0406 đồng. Tổng hợp cả hai nhân tố này thì mức doanh lợi VCĐ năm 2010 giảm 0,022 đồng tức 21,27%.

Năm 2011 so với năm 2010:

Mức ảnh hưởng của lợi nhuận đến doanh lợi của VCĐ là: ∆2011/2010 = = -0,077

Mức ảnh hưởng của VCĐ đến mức doanh lợi là: ∆2011/2010 = = -0,0841 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do đó mức doanh lợi VCĐ đến mức doanh lợi là: - 0,077 – 0,0841 = - 0,0071

Như vậy, năm 2011 so với 2010, lợi nhuận giảm 119.311.572VNĐ tương ứng là 9,6% làm mức doanh lợi VCĐ giảm 0,077 đồng; VCĐ giảm 206.785.780VNĐ tương ứng với mức giảm là 1,41% làm mức doanh lợi VCĐ

giảm 0,0841 đồng .Tổng hợp hai yếu tố mức doanh lợi giảm 0,0071 đồng tức giảm 8,34%

Tóm lại, Công ty đã sử dụng VCĐ hiệu quả công ty đã mở rộng đầu tư, giúp tăng doanh thu lên đáng kể. Tuy nhiên, một số chi phí lại quá lớn và tăng lên đáng kể ví dụ như giá vốn dẫn đến lợi nhuận thu được thấp.

 Nhìn chung, vòng quay VCĐ còn khá chậm và khả năng sinh lời vẫn còn khiêm tốn. Chính vì vậy, trong thời gian tới việc mua sắm mới và thay thế một số máy móc, dụng cụ cho sản xuất và quản lý là việc cần làm, để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, chất lượng và mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và khó tính của thị trường, từ đó mở rộng thị phần, tăng doanh thu và lợi nhuận.

2.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng VLĐ

2.2.2.1 Cơ cấu VLĐ

Bảng 2.8: Kết cấu VLĐ Đv: 1.000VNĐ Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

I.Tiền và tương đương tiền

981.435 7,65 950.392 7,07 1.648.707 8,40 (31.042) (3,16) 698.315 73,48 II.các khoản phải

thu

5.126.313 39,9 8

5.472.191 40,68 7.874.991 40,10 345.877 6,75 2.402.799 43,91 1.phải thu của

khách hàng 4.954.693 38,6 4 5.410.571 40,22 7.724.991 39,34 455.877 9,2 2.314.41 9 42,78 2.Trả trước cho người bán 171.620 1,34 61.620 0,46 150.000 0,76 (110.000 ) (64,10) 88.380 143,43 III.Hàng tồn kho 6.714.482 52,37 7.028.751 52,25 10.114.80 0 51,64 314.268 4,68 3.086.04 9 43,91

2.2.2.1.1/ Các khoản phải thu

Luôn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng VLĐ, tỷ lệ dao động khoảng 40%. Đây là một dấu hiệu không tốt cho việc quản lý công nợ của công ty, phần lớn VLĐ lại nằm trong tay của các doanh nghiệp khác, hay nói cách khác công ty đã bị chiếm dụng một lượng vốn lớn. Từ đó mà gây ra rất nhiều hậu quả cho công ty như: vốn bị ứ đọng nhiều, vòng quay của vốn giảm xuống gây ách tắc trong sản xuất kinh doanh, mặt khác có thể làm phát sinh các khoản nợ khó đòi, làm giảm lợi nhuận cho công ty.

Tình hình thu hồi nợ của công ty đang lâm vào tình trạng xấu khi các

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ Ngũ Long (Trang 42)