LI NÓ IỜ ĐẦU
3.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ
nợ vay lên để tiến tới cơ cấu vốn tối ưu, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian này cũng như trong thời gian tới. Tăng tỷ lệ nợ vay hơn nữa, giúp tỷ lệ ROA tăng cao hơn nữa, Và công ty có thể huy động thêm từ bên ngoài. Bởi vì, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang có lãi, hơn nữa công ty lại đang mở rộng quy mô, mua thêm dây chuyền sản xuất để cho ra những sản phẩm mới. Dựa vào uy tín, công ty có thể huy động từ nguồn bên ngoài để cho tỷ lệ nợ vay và vốn CSH không quá chênh lệch, từ đó có chiến lược tài trợ hợp lý hơn đối với tài sản của mình hạn chế việc sử dụng lãng phí nguồn vốn CSH.
Như vậy đa dạng hoá cơ cấu vốn là nhiệm vụ hàng đầu của doanh nghiệp, để tạo ra sự cân đối trong tổng vốn kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Với tình hình tài chính hiện nay của công ty, thực hiện huy động vốn vay là điều không khó, bởi lẽ:
• Khả năng thanh toán và khả năng đảm bảo nợ của công ty là rất cao, các nhà cho cho vay có thể yên tâm khi cho công ty vay vốn.
• Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty được đánh giá là khá tốt, mặc dù doanh thu đang có xu hướng giảm nhưng không đáng kể và nguyên nhân chủ yếu lại là do sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong nước.
• Hơn nữa, thông thường các nhà cho vay thích các doanh nghiệp đang có cấu trúc vốn nghiêng về vốn CSH bởi vì điều này sẽ tạo ra một lời hứa hẹn trả nợ đúng hẹn và một sự an toàn cho đồng vốn của họ bỏ ra cho vay. Mà tỷ trọng vốn CSH của công ty là khá cao như đã nói ở trên.
Xác định một cách chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có biện pháp tổ chức huy động nhằm cung ứng vốn đầy đủ, kịp thời tránh tình trạng thừa gây lãng phí vốn hoặc thiếu vốn
sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trên cơ sở nhu cầu vốn theo kế hoạch đã lập, công ty cần xây dựng kế hoạch huy động. Xác định khả năng hiện có, số thiếu cần tìm nguồn tài trợ phù hợp đảm bảo cung ứng vốn đầy đủ cho sản xuất với chi phí sử dụng vốn thấp nhất, hạn chế khả năng rủi ro và tạo cho công ty một cơ cấu vốn linh hoạt.
Huy động vốn phải đi liền với sử dụng có hiệu quả số vốn đã huy động. Lấy tỷ suất sinh lời trên một đồng vốn là thước đo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Công ty phải tăng cường hơn nữa việc đầu tư máy móc thiết bị cho sản xuất và để đảm bảo cho việc đầu tư có hiệu quả, công ty phải giao cho các xưởng sản xuất lập kế hoạch và xác định rõ nhu cầu đầu tư của mình để có trình tự ưu tiên đầu tư hợp lý, tránh việc xây dựng, mua sắm tài sản nhưng chưa sử dụng đến dễ phát sinh hao mòn hữu hình lẫn vô hình. Đồng thời, trước khi quyết định đầu tư cần phải thiết lập dự án nghiên cứu tính khả thi và hiệu quả của nó để có sự lựa chọn đúng đắn ít rủi ro, đặc biệt đối với các tài sản có giá trị lớn và những công trình xây dựng.
Triệt để sử dụng diện tích, nhà cửa vật kiến trúc, kho bãi, phương tiện vận chuyển hiện có, chẳng hạn như trong thời gian nhiệm vụ sản xuất không nhiều, công ty có thể tận dụng cho những mục đích khác như cho thuê.
Phân cấp quản lý tài sản cố định cho các phân xưởng trong từng nhà máy nhằm nâng cao trách nhiệm vật chất của từng đơn vị để đảm bảo tài sản được sử dụng tốt hơn.
Công ty mà cụ thể là các xưởng sản xuất nên thường xuyên kiểm tra đánh giá lại giá trị tài sản cố định để có biện pháp thích hợp như là phát hiện hư hỏng để sửa chữa hay tiến hành thanh lý những tài sản không sử dụng để giải phóng vốn.
công ty nên tiến hành nhượng bán hay thanh lý một số máy móc đã cũ, không còn thích hợp sản xuất nữa để tái đầu tư mới.
Đối với TSCĐ vô hình
TSCĐ vô hình ngày càng tiến tới vai trò chủ đạo quyết định sự tồn tại hay không tồn tại, bền vững hay nguy cơ phá sản của mỗi doanh nghiệp. Thế nhưng nhìn vào sổ theo dõi TSCĐ của công ty cho thấy vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức, thể hiện ở việc chỉ tồn tại một TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất, trong khi đó còn hàng loạt các tài sản khác mà công ty chưa đầu tư như: xây dựng thương hiệu mạnh, sử dụng các phần mềm máy tính, những phát kiến mang tính giải pháp kỹ thuật… Do vậy để đảm bảo khả năng cạnh tranh, giữ vững thị trường hiện có và mở rộng thị trường mới thì công ty nên:
Quán triệt và định hướng cho CB CNV trong công ty nhận thấy tầm quan trọng của loại tài sản này để họ có ý thức giữ gìn và phát triển hơn nữa.
Trích từ lợi nhuận hay có thể huy động vốn từ bên ngoài để đầu tư thêm cho loại tài sản quý giá này.
Công ty cần phải có ít nhất là một cán bộ hay chuyên gia trong việc thu thập và xử lý thông tin, bởi lẽ đây là thời đại của công nghệ thông tin, ai nắm bắt và xử lý tốt được nhiều thông tin thì người đó sẽ chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu.
Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện mẫu mã sản phẩm… để tạo uy tín trên thương trường.