Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ Ngũ Long (Trang 27)

LI NÓ IỜ ĐẦU

1.2Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp

1.2.1 Quan điểm hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp sao cho lợi nhuận đạt được là

cao nhất tổng chi phí thấp nhất. Đồng thời có khả năng tao nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị và có hướng phát triển lâu dài bền vững cho tương lai.

Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả sử dụng vốn doanh nghiệp, cần phải xây dụng chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu tổng quát và các chỉ tiêu cụ thể. Các chỉ tiêu đó phải phản ánh được sức sản xuất, sức hao phí cũng như sức sinh lợi của từng loại vốn và phần gia tăng của vốn trên góc độ tài sản và nguồn vốn.Tất cả các chỉ tiêu trên phải thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả

H= Kết quả đầu ra / chi phí đầu vào

Công thức này thể hiện hiệu quả của việc bỏ ra một số vốn để thu được kết quả cao hơn.

H>1, và H càng lớn thì chứng tỏ quá trình đạt hiệu quả càng cao. Để tăng hiệu quả chúng ta có thể sử dụng những biện pháp như: Giảm đầu vào, đầu ra không đổi hay đầu vào giữ nguyên tăng đầu ra.

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

1.2.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Vòng quay VCĐ (vòng)

Công thức:

Doanh Thu thuần Vòng quay VCĐ =

VCĐ sử dụng bình quân Ý nghĩa:

Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định, nó giúp các nhà phân tích biết được đầu tư một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng

doanh thu thuần.

Tỷ suất sinh lời VCĐ Công thức:

LNST

Tỷ suất sinh lời VCĐ = x 100% VCĐ sử dụng bình quân

Ý nghĩa:

Tỷ suất sinh lời VCĐ phản ánh khả năng sinh lời của một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Mức đảm nhiệm VCĐ Công thức:

VCĐ sử dụng bình quân Mức đảm nhiệm VCĐ =

Doanh thu thuần

1.2.2.2 Hiệu quả sử dụng VLĐ

Vòng quay VLĐ (vòng)

Công thức:

Doanh thu thuần Vòng quay VLĐ =

VLĐ sử dụng bình quân Ý nghĩa:

Vòng quay VLĐ phản ánh trong kỳ VLĐ quay được mấy vòng qua đó cho biết một đồng VLĐ bỏ vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu, chỉ tiêu này tỷ lệ thuận với hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn

Tỷ suất sinh lời VLĐ

Công thức:

LNST

Tỷ suất sinh lời VLĐ = x 100% VLĐ sử dụng bình quân

Tỷ suất sinh lời VLĐ phản ánh một đồng vốn lưu động sử dụng trong kỳ sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Hệ số đảm nhiệm VLĐ Công thức:

VLĐ sử dụng bình quân Hệ số đảm nhiệm VLĐ =

Doanh thu tiêu thụ Ý nghĩa:

Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động phản ánh để được một đồng doanh thu tiêu thụ thì cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn lưu đọng được càng lớn.

1.2.2.3 Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn

Vòng quay tổng vốn

Công thức:

Doanh thu thuần trong kỳ Vòng quay tổng vốn =

Vốn kinh doanh bình quân Doanh thu thuần= Doanh thu – Các khoản giảm trừ

Các khoản giảm trừ gồm: Thuế XK, thuế TTĐB, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp.

Chỉ tiêu này phản ánh số vốn của doanh nghiệp trong một kỳ quay được bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp thể hiện qua doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản doanh nghiệp đã đầu tư. Vòng quay càng lớn thì hiệu quả càng cao.

Doanh lợi tổng vốn

Công thức:

LNST Doanh lợi tổng vốn =

Vốn kinh doanh bình quân LNST= LNTT – Thuế thu nhập doanh nghiệp

Doanh lợi tổng vốn là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lời của đồng vốn, chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn bình quân được sử dụng trong kỳ tạo ra mấy đồng lợi nhuận sau thuế trong kỳ

Tỷ suất sinh lời VCSH(ROE)

Công thức:

LNST

ROE = x 100%

VCSH bình quân Ý nghĩa:

Tỷ suất sinh lời VCSH là chỉ tiêu cho biết cứ 100 đồng vốn của công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu tỷ số này dương thì công ty đang làm ăn có lãi, nếu tỷ số này âm hiện tại công ty đang thua lỗ.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp doanh nghiệp

1.3.1 Nhân tố bên ngoài

* Chính sách vĩ mô

Trên cơ sở pháp luật, các biện pháp phát triển sản xuất kinh doanh và các hệ thống chủ trương chính sách kinh tế tạo điều kiện cho doanh nghiệp

phát triển. Với mỗi sự thay đổi trong chính sách hiện hành đều ảnh hưởng và chi phối tới hoạt động sản xuất kinh donh của doanh nghiệp. Ví dụ như các quy định về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng…đều có thể làm tăng hay giảm hiệu quả sử dụng của doanh nghiệp.

Thị trường đóng vai trò quan trọng quyết định tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngoài ra các tác động của yếu tố tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân, lạm phát, thất nghiệp, lãi suất, tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

* Biến động của thị trường đầu vào, đầu ra:

Biến động về thị trường đầu vào là các biến động về tư liệu lao động, là những thay đổi về máy móc, công nghệ…, nó có thể giúp cho doanh nghiệp chọn công nghệ phù hợp, học tập kinh nghiệm sản xuất nhưng ngược lại nó cũng có thể đẩy công nghệ đi đến lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh.

Những biến động về thị trường đầu ra có thể ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Nếu nhu cầu về sản phẩm tăng, doanh nghiệp có cơ hội tăng doanh thu và lợi nhuận, qua đó tăng hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại, những biến động bất lợi như giảm đột ngột nhu cầu, khủng hoảng kinh tế… sẽ làm cho hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp bị giảm.

1.3.2 Nhân tố bên trong

* Chu kỳ sản xuất kinh doanh:

Chu kỳ sản xuất kinh doanh có hai bộ phận hợp thành: Bộ phận thứ nhất là khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp nhập kho nguyên vật liệu cho đến khi bàn giao hàng cho người mua, bộ phận thứ hai là khoảng thời gian kể từ khi doanh nghiệp giao hàng cho người mua đến khi doanh nghiệp thu tiền về. Chu kỳ kinh doanh gắn trực tiếp với hiệu quả sử dụng vốn. Nếu chu kỳ kinh doanh ngắn doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh để tái đầu tư mở rộng sản

xuất kinh doanh. Ngược lại, nếu chu kỳ kinh doanh dài, doanh nghiệp sẽ có một gánh nặng là ứ đọng vốn và trả lãi cho các khoản cho vay phải trả.

* Kỹ thuật sản xuất:

Các đặc điểm về kỹ thuật tác động vơi một số chỉ tiêu quan trong phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ như hệ số sử dụng thời gian, công suất… Nếu kỹ thuật công nghệ lạc hậu doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, từ đó làm cho việc bảo toàn vốn và phát triển vốn gặp khó khăn. Ngược lại, nếu kỹ thuật công nghệ hiện đại doanh nghiệp sẽ có điều kiện nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm hao phí năng lượng, hao phí sửa chữa…tăng năng suất lao động, khi đó doanh nghiệp sẽ có điều kiện chiếm lĩnh thị trường.

* Đặc điểm về sản phẩm:

Đặc điểm về sản phẩm ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm, từ đó tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp, vòng quay của vốn, nếu sản phẩm là tư liệu tiêu dùng, nhất là sản phẩm công nghệ, sẽ có vòng đời ngắn, tiêu thụ nhanh, thu hồi vốn nhanh. Ngược lại, nếu sản phẩm có vòng đời dài, thời gian thu hồi vốn chậm hơn.

* Trình độ quản lý, hạch toán nội bộ:

Trình độ quản lý của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản lý tốt đảm bảo cho quá trình thông suốt đều đặn, nhịp nhàng giữa các khâu, các bộ phận đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp, từ đó hạn chế tình trạng ngừng việc của máy móc thiết bị, tiết kiệm các yếu tố sản xuất, tăng tốc độ luân chuyển vốn.

Mặt khác, công tác hạch toán dùng các công cụ tính toán các chi phí phát sinh đo lường hiệu quả sử dụng vốn. Từ đó, phát hiện những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn và đề xuất biện pháp giải quyết.

* Trình độ lao động của doanh nghiệp:

năng tiếp thu công nghệ mới, khả năng sáng tạo, ý thứ giữ gìn tài sản. Nếu lao động có trình độ, tay nghề cao thì máy móc thiết bị được sử dụng tốt, năng suất lao động tăng.

Tuy nhiên để phát huy tiềm năng lao động doanh nghiệp phải có biện pháp khuyến khích lợi ích vật chất cũng như trách nhiệm một cách công bằng. * Mối quan hệ giữu các chủ thể:

Trong quá trình hoạt động và sản xuất các doanh nghiệp luôn tác động qua lại với các chủ thể kinh doanh như doanh nghiệp với các khách hàng, doanh nghiệp với nhà cung cấp. Điều này có vai trò quan trọng đảm bảo tương lai lâu dài cho doanh nghiệp và nó ảnh hưởng tới nhịp độ sản xuất, khả năng phân phối của mỗi doanh nghiệp. Vậy trong quá trình hoạt động doanh nghiệp cần đề ra những biện pháp, kế hoạch cụ thể nhằm duy trì và phát triển những bạn hàng lâu năm đồng thời cũng tìm ra những bạn hàng mới

Những biện pháp mà mỗi doanh nghiệp đề ra là không giống nhau vì còn phụ thuộc vào điều kiện của mỗi doanh nghiệp

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI

NGŨ LONG

2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH sản xuất và thương mại Ngũ Long2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

- Công ty TNHH sản xuất và thương mại Ngũ Long là doanh nghiệp có 100% vốn trong nước.

- Từ những năm 1990 là hộ sản xuất nhỏ chuyên sản xuất các sản phẩm nhựa. Hiện nay, công ty phát triển không ngừng đã mở rộng thị trường ra nhiều tỉnh trong cả nước...

- Đến năm 2003 sau khi khảo sát thăm dò địa bàn và thị trường công ty đã thực hiện mở rộng đầu tư tại khu công nghiệp Thuận Thành Bắc Ninh với dự án đầu tư tính đến tháng 12 năm 2007 trên 20 tỷ đồng để xây dựng phân xưởng sản xuất.

- Địa bàn đầu tư: Tại khu công nghiệp Thuận Thành Bắc Ninh với diện tích trên 30 ha. Trong đó là bãi đặt các loại máy phun đúc nhựa, xưởng sản xuất, gia công các sản phẩm nhựa kỹ thuật.

Tên doanh nghiệp:

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI NGŨ LONG Tên giao dịch:

NGU LONG TRADING AND PRODUCT COMPANY LITED

Giám đốc doanh nghiệp

Ông : Lương Ngọc Đàm

- Công ty được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh

Đăng ký kinh doanh lần 2 số 21.12.000077 ngày 30 tháng 09 năm 2005 (do thay đổi vốn pháp định)

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0112001944 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh đăng ký lần đầu ngày 02/04/2008

- Giấy chứmg nhận đăng ký kinh doanh số: 0101196393 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh đăng ký lần hai ngày 18/4/2009.

- Địa chỉ : Xã Xuân Lâm- Huyện Thuận Thành-Tỉnh Bắc Ninh - Mã số thuế :0101096393

Điện thoại : 0241 794 488 Fax : 0241 794 489

2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý

Do tình hình thực tế của công ty và căn cứ vào kinh doanh và quy trình sản xuất mà cơ cấu công ty được thể hiện ở sơ đồ sau:

Bảng 2.1: Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH SX và TM Ngũ Long

Giám đốc

Phó giám đốc

kinh doanh Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc tài chính

P.Phân Phối P.Tài Chính P.Kế toán

Điều Hành SX Bộ phận cơ KCS Kho

Nguyên

Liệu Thành Phẩm P.Marketing

Chức năng của giám đốc

Là người đại diện cho pháp nhân cho doanh nghiệp chịu sự chỉ huy toàn bộ công ty như:

- Theo dõi lợi nhuận và chi phí; điều phối, củng cố và đánh giá dữ liệu tài chính

- Quản lý nhân viên.

- Nắm bắt & theo dõi hoạt động chung của công ty. - Theo sát và đảm bảo chiến lược đề ra.

Có 3 phó giám đốc chịu trách nhiệm 3 bộ phận chính là: kinh doanh, sản xuất và tài chính. Ba bộ phận này độc lập và làm việc trực tiếp dưới sự quản lý của giám đốc.

Trong bộ phận kinh doanh có 2 phòng là Maketing và phân phối thành phẩm sản xuất và dịch vụ thương mại là 2 phòng độc lập và thừa hành yêu cầu của phó giám đốc kinh doanh có nhiệm vụ

- Đầu mối, tham mưu cho Giám Đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh. - Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm, mở rộng theo hướng đầu tư kép kính: Sản xuất, chế biến và tiêu thụ tiêu thụ.

- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục lựa chọn biện pháp an toàn và đạt hiệu quả cao.

- Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệp trong địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết; đề xuất giám đốc cho phép nhân rộng.

- Nghiên cứu thị trường nhu cầu của khách hàng thông qua các hoạt động kinh doanh, từ đó lập ra các kế hoạch.

- Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ phía khách hàng nắm bắt thị trường một cách chính xác.

- Giúp giám đốc chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của công ty - Tổng hợp, báo cáo theo chuyên đề theo quy định.

Tại bộ phận tài chính có 2 phòng là phòng kế toán và phòng tài chính là 2 phòng độc lập và chuyên trách về 2 mảng riêng dưới quyền điều hành của phó giám đốc tài chính.

Bộ phận tài chính- kế toán

Quản lý toàn bộ vốn, tài sản của công ty, tổ chức kiểm tra thực hiện chính sách kế toán- tài chính, thống kê kịp thời, chính xác tình hình tài sản và nguồn vốn giúp giám đốc thường xuyên nắm bắt được toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty. Cập nhật sổ sách, chứng từ hoá đơn liên quan đến hoạt động

Xây dựng và điều hành kế hoạch kinh doanh hàng quý, năm. - Tổ chức hạch toán kế toán - thống kê theo đúng chế độ quy định.

- Chuẩn bị số liệu, tình hình mua sắm tài sản, xây dựng, sửa chữa trình giám đốc phê duyệt.

- Tổ chức thu – chi tiền mặt trong công ty.

Bộ phận hành chính nhân sự

- Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của công ty và có nhiệm vụ thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc phê duyệt.

- Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể và giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chính.

- Thực thi pháp Luật có liên quan đến doanh nghiệp và văn bản định chế của doanh nghiệp Việt Nam.

- Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến doanh nghiệp và văn bản định chế của doanh nghiệp Việt Nam.

- Trực tiếp quản lý con dấu của giám đốc; thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ Ngũ Long (Trang 27)