Sử dụng các công cụ phái sin h:

Một phần của tài liệu Sử dụng 5 ngoại tệ để giảm thiểu sự phụ thuộc vào đồng USD trong thanh toán quốc tế của các DNTM Việt Nam thời kì hậu khủng hoảng (Trang 46)

- Sai lệch trong phản ánh tổng tài sản, doanh thu,các định hướng tương lai của DN:

4.2.3Sử dụng các công cụ phái sin h:

Đa dạng trong thanh toán quốc tế của DNTM Việt Nam oOo

4.2.3Sử dụng các công cụ phái sin h:

+ Hợp đồng quyền chọn : Là một hợp đồng giữa hai bên, theo đó người mua hợp

đồng có quyền mua hoặc bán một số lượng ngoại tệ cụ thể với một tỷ giá được ấn định tại thời điểm giao dịch trong một thời hạn cụ thể trong tương lai sau khi đã trả một khoản phí cho bên hợp đồng ngay từ lúc ký hợp đồng. Quyền chọn mua cho phép

người mua hợp đồng có quyền quyết định thực hiện mua ngoại tệ hay không mua ngoại tệ theo tỷ giá đã ấn định trước trong hợp đồng. Như vậy việc mua ngoại tệ này sẽ giảm rủi ro hơn với tỷ giá giao ngay tại ngân hàng hoặc thị trường chợ đen. Doanh nghiệp có cơ hội chủ động mua ngoại tệ với mức giá dự đoán, giảm bớt sức ép đến thị trường tiền tệ. Hợp đồng quyền chọn là hình thức bảo hiểm rủi ro cơ bản nhưng có rất có hiệu quả với DN Việt Nam trong khi thị trường ngoại tệ là rất nhạy cảm và khó dự báo.

+ Phòng ngừa chéo: là trường hợp DN mua một đồng tiền để phòng ngừa rủi ro cho

giao dịch, thanh toán trong tương lai.Giả sử DN nhập khẩu A ở Việt Nam cần thanh toán hợp đồng với DN B ở Hoa Kỳ, đồng tiền thanh toán là USD, thời hạn thanh toán là sau 90 ngày. Nghiệp vụ phòng ngừa chéo cho phép DN A sử dụng một ngoại tệ khác để gánh chịu rủi ro tỷ giá. DN A chọn đồng tiền (Y) là đồng tiền phòng ngừa ( có tương quan xác định cao : dịch chuyển cùng hướng với đồng USD) Sau đó lấy VND mua hợp đồng kỳ hạn cho đồng tiền Y (90 ngày). Như vậy dù có biến động lớn về tỷ giá USD/VND, ví dụ tỷ giá tăng tức USD tăng giá thì do tính tương quan cao, đồng tiền Y cũng tăng giá so với VND 1 lượng tương đương. DN sẽ đổi đồng tiền Y sang USD, tránh thiệt hại về tỷ giá USD/VND cho DN. Đây là hình thức phòng ngừa rủi ro chéo giữa các đồng tiền. DN cùng với sự phân tích và dự báo thì có thể sử dụng nhiều đồng tiền để làm đồng tiền phòng ngừa. Nhiều đồng tiền có mức tương quan cao sẽ làm cho hiệu quả nghiệp vụ hạn chế được rủi ro ở mức thấp, đạt hiệu quả trong giao dịch và thanh toán của DN.

+ Nghiệp vụ SWAP ( Hoán đổi) : hình thức đi vay rồi lại cho vay chính số tiền đó. Ví

dụ : DN A phải thanh toán một hợp đồng trị giá 1 triệu USD sau 90 ngày tới.DN A đi mua 1 triệu USD của Ngân Hàng ngay sau đó đầu tư vào một cổ phiếu có kì hạn 90 ngày. Như vậy DN sẽ có thể bù lỗ do tỷ giá bằng cổ tức mà DN nhận được từ khoản đầu tư của mình. Nhưng với tình trạng hiện nay thì DN rất khó khăn để có thể mua ngoại tệ với số lượng lớn từ ngân hàng nên DN cần phải chuyển sang một đồng tiền khác để thực hiện hoán đổi. DN A sẽ mua EUR, JPY hoặc GBP hay CNY để tham gia

đầu tư vào thị trường tài chính quốc tế trong ngắn hạn. Lượng cổ tức thu về sẽ có thể được dùng để bù lỗ tỷ giá nếu xảy ra và DN A qua đây cũng tận dụng triệt để nguồn vốn của mình, đa dạng khoản mục đầu tư ngắn hạn. Trong ngắn hạn, lượng cầu USD sẽ chuyển hướng sang các đồng tiền khác để nền kinh tế, các ngân hàng có thời gian tích trữ USD phục vụ cho thanh toán. Hạn chế sự đầu cơ găm giữ USD có xu hướng ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Sử dụng 5 ngoại tệ để giảm thiểu sự phụ thuộc vào đồng USD trong thanh toán quốc tế của các DNTM Việt Nam thời kì hậu khủng hoảng (Trang 46)