Sử dụng cứng nhắc một đồng ngoại tệ trong lưu thông và lưu trữ: Giao dịch chủ

Một phần của tài liệu Sử dụng 5 ngoại tệ để giảm thiểu sự phụ thuộc vào đồng USD trong thanh toán quốc tế của các DNTM Việt Nam thời kì hậu khủng hoảng (Trang 30)

yếu trên thị trường ngoại tệ là USD, nên DN cũng như ngân hàng chỉ dự trữ USD. Việc này dẫn đến một thực trạng cầu USD ngày càng tăng chứ không giảm do tiến trình thâm nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới ngày cảng rõ rệt. Khối lượng hàng hóa và lượng tiền giao dịch ngày càng tăng, nhu cầu về hiện đại hóa nền kinh tế kỹ thuật khiến cho nhập siêu của VN luôn tăng đồng thời việc “găm” USD của các DN, các nhà đầu tư trong nước cũng tăng lên để tích lũy giá trị do đồng USD mất giá. Các nhà đầu tư cũng dè dặt hơn khi đầu tư vào Việt Nam do đồng tiền mất giá quá mạnh so với USD. Chúng ta cần phải có chính sách để đa dạng hơn nữa việc sử dụng các ngoại tệ khác trong giao dịch, dự trữ để chính nhà nước và cả các DN không bị lâm vào hoàn cảnh càng đẩy giá USD lên cao. Việc giữ tỷ giá quá lâu và neo chặt với một ngoại tệ mạnh sẽ gây nên nhiều mối nguy hiểm, rủi ro. Để tránh các cú sốc từ bên ngoài cần neo đồng nội tệ với một rổ ngoại tệ mạnh. Kinh nghiệm từ khủng hoảng tài chính 1997 ở Thailand là một ví dụ điển hình. Dấu hiệu của khủng hoảng xuất hiện đầu tiên ở Thái Lan, nơi có các yếu tố kinh tế vĩ mô căn bản xấu đi rõ nhất. Sự sụt giá trên thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán làm các nhà đầu tư lo ngại về tính bền vững của hệ thống tài chính của Thái Lan. Thâm hụt tài khoản vãng lai cao tạo nên kỳ vọng về sự phá giá của đồng baht. Từ giữa năm 1996,đồng baht đã được bán ra hàng loạt. Những người vay ngoại t ệ trước đây tin rằng tỷ giá hối đoái được c ố định thì nay bắt đầu lo ngại và cũng mua đô la vào để đảm b ảo có USD để trả nợ khi đáo hạn. Chính phủ Thái Lan banđầu dùng dự trữ ngoại tệ để bảo vệ tỷ giá nhưng cũng không có khả năng duy trìđược lâu.Đồng bahtđược thả nổi vàođầu tháng 7 năm 1997 và ngay lập tức mất giá 10%, rồi giá trị tiếp tục giảm xuống sauđó. Đi liền v ớ i khủng hoảng tiền t ệ là khủng hoảng ngân hàng. Lãi suất cao trong thời gian chính phủ bảo vệ

tỷ giá buộc cả các tổ chức tài chính và các đối tượng vay vốn lâm vào tình thế khó khăn. Hàng loạt công ty tài chính của Thái Lan phá sản trước cả khi phá giá đồng baht. Và khi đồng baht bị phá giá, trách nhiệm nợ phải trả tính ra đồng nội tệ của các khoản nợ nước ngoài tăng vọt, kéo theo sự phá sản của nhiều doanh nghiệp và tổ chức tài chính nữa. Đây cũng là một bài học Việt Nam cần phải rút ra khi việc neo tỷ giá

USD/VNĐ đang ngày càng có nhiều biến động mà CP và NHNN đang cố gắng hết sức để khắc phục.

3.2 Phân tích các rủi ro ngoại tệ của DN TM VN và nền kinh tế :

Trong thanh toán quốc tế, các DNTM VN luôn thường xuyên phải đối mặt với vấn đề rủi ro tỷ giá. Rủi ro tỷ giá là khả năng xảy ra biến động không lường trước được của tỷ giá hối đoái dẫn đến tác động bất lợi cho hoạt động kinh doanh quốc tế của DN.

Trong suốt một thời gian dài các DN VN đã được bảo vệ trước những rủi ro về tỷ giá nhờ vào chính sách ổn định tỷ giá của NHNN VN. Những kiểm soát chặt chẽ về ngoại hối mỗi khi xuất hiện các nguy cơ giảm sút nguồn cung ngoại tệ cũng như những giới hạn về biên độ dao động của tỷ giá giao dịch trên thị trường ngoại hối đã giúp cho những biến động tỷ giá USD/VND ở biên độ thấp và có khả năng dự báo. Tuy nhiên tình trạng này đã không còn được duy trì khi NHNN nới lỏng chính sách điều hành tỷ giá thả nổi linh hoạt hơn và cho phép vùng dao động tỷ giá rộng hơn. Nguyên nhân của vấn đề này là do lượng dự trữ ngoại hối của VN đã không còn đủ để gánh sức nặng của nhu cầu thanh toán hàng hóa nhập khẩu. Hơn nữa thị trường tự do lại hoạt động một cách công khai gây nhiễu, tỷ giá bị đẩy lên cao trong thị trường tiền tệ. Đây là một vấn đề rất cấp bách và bức xúc mà khi đó DN phải nghĩ đến vấn đề quản trị rủi ro tỷ giá. Sau đây là những hệ lụy của vấn đề tỷ giá trong năm 2010 và đặc biệt là quý I/2011 vừa qua :

- Sự biến động của chỉ số CPI theo mức tăng USD :

Chỉ số giá tiêu dùng (được viết tắt là CPI - Consumer Price Index) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng.

Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát. Ta sẽ xác định mối liên hệ giữa sự biến động của chỉ số CPI và sự biến động của tỷ giá USD( mức thay đổi của tỷ giá bán tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam)

Xét các số liệu từ T2/2008 đến T12/2009.

X : mức tăng của tỷ giá USD/VND so với tháng trước (%) Y : mức tăng của tỷ giá CPI so với tháng trước (%)

Số quan sát Mức tăng tỷ giá (X) Mức tăng CPI (Y) XY X2 Y2 1 -0.21893 3.600 -0.78814 0.04793 12.96000 2 -0.25702 3.000 -0.77106 0.06605 9.00000 3 1.31355 2.200 2.88982 1.72543 4.84000 4 0.36600 3.900 1.42741 0.13395 15.21000 5 2.15093 2.100 4.51696 4.62652 4.41000 6 1.80311 1.100 1.98342 3.25120 1.21000 7 -0.96880 1.600 -1.55008 0.93857 2.56000 8 0.12003 0.200 0.02400 0.01440 0.04000 9 0.39057 -0.200 -0.07811 0.15255 0.04000 10 1.42455 -0.800 -1.13964 2.02935 0.64000 11 0.83800 -0.700 -0.58660 0.70225 0.49000 12 2.31169 0.320 0.73974 5.34395 0.10240 13 0.01716 1.170 0.02007 0.00029 1.36890 14 0.49756 -0.170 -0.08458 0.24757 0.02890 15 1.21215 0.350 0.42425 1.46932 0.12250 16 0.06256 0.440 0.02752 0.00391 0.19360

17 0.06185 0.055 0.00340 0.00382 0.0030218 0.07305 0.520 0.03798 0.00533 0.27040 18 0.07305 0.520 0.03798 0.00533 0.27040 19 0.39306 0.024 0.00943 0.15449 0.00058 20 0.10103 0.620 0.06264 0.01020 0.38440 21 0.10093 0.370 0.03734 0.01018 0.13690 22 0.60497 0.550 0.33273 0.36599 0.30250 23 2.89532 1.380 3.99554 8.38289 1.90440 TBC 0.66492 0.941 0.50148 1.29070 2.44428

( số liệu được tính toán từ nguồn Báo cáo thường niên của NHNN Việt Nam 2009, 2008)

Ta có r = ( r : mức độ chặt chẽ , tính thuận nghịch của hai mối quan hệ)

= (1.290706) – = 0.862332 

= (2.444283) – = 1.559949 

= 0.501482

= 0.664929*0.940391 = 0.625294

 r = = - 0.106673

Nhận xét : với r = -0.106673 < 0 chứng tỏ hai yếu tố trên có quan hệ với nhau theo tỷ lệ nghịch tức là tỷ lệ USD tăng càng cao thì càng làm giảm mức độ tăng của chỉ số CPI. Giải thích cho điều này : khi tỷ giá USD/VNĐ tăng thì dẫn đến sự một chuỗi các dịch vụ, hàng hóa tăng theo ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu của người tiêu dùng, thắt chặt tiền tệ trong nền kinh tế. Do đó chỉ số CPI có xu hướng giảm khi tỷ giá tăng. Đây chỉ là xét đến tác động đơn nhất của mức tăng tỷ giá USD trong điều kiện khác ít thay đổi.

Một phần của tài liệu Sử dụng 5 ngoại tệ để giảm thiểu sự phụ thuộc vào đồng USD trong thanh toán quốc tế của các DNTM Việt Nam thời kì hậu khủng hoảng (Trang 30)