Chính sách ngoại hối và tác động đến thanh toán quốc tế của DNVN: 1 Các điều kiện tạo thuận lợi :

Một phần của tài liệu Sử dụng 5 ngoại tệ để giảm thiểu sự phụ thuộc vào đồng USD trong thanh toán quốc tế của các DNTM Việt Nam thời kì hậu khủng hoảng (Trang 27)

3.4.1 Các điều kiện tạo thuận lợi :

- NHNN đã có những điều chỉnh phù hợp, nới lỏng cho nền kinh tế điều đó thể hiện ở chỗ cho phép các giao dịch vãng lai. Các giao dịch vãng lai được thực hiện với mục đích thiết lập một tài khoản thanh toán tại ngân hàng hoặc một tổ chức tài chính, cho phép các cá nhân cư trú trong nước thanh toán giao dịch với cá nhân không cư trú trong nước.Chính sách này cũng lại phát sinh thêm vấn đề “đô la hóa” thị trường ngoại tệ. Tạo ra một tâm lý “ưa thích” USD trên thị trường đồng thời các đồng tiền ngoại tệ khác lại bị tách biệt dẫn đến một lượng cầu rất lớn về USD.

- Để giúp các DN giảm rủi ro về đồng USD, năm 2003 NHNN VN đã cho phép thực hiện 2 nghiệp vụ đó là nghiệp vụ Option ( quyền chọn ngoại tệ), hợp đồng kì hạn, hợp đồng tương lai. Mặc dù các công cụ này đã được áp dụng tại các ngân hàng Việt Nam như Eximbank, HSBC, Techcombank từ năm 2005. Cho đến nay các DN cũng chưa ứng dụng được phổ biến các công cụ này. Do mức phí mà các ngân hàng đưa ra vẫn còn cao so với mức dao động tỷ giá của USD/VND :cụ thể : mức phí 1,3% cho hợp đồng 1 tháng, 2,2% cho hợp đồng 2 tháng, 2.8% cho hợp đồng 3 tháng. Các DN vẫn chưa thiết tha với những công cụ phái sinh do bởi nó còn phức tạp và chưa tin tưởng vào nghiệp vụ của các ngân hàng trong nước.

- Tổng mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam: là lượng ngoại tệ mà ngân hàng trung ương hoặc cơ quan hữu trách tiền tệ của một quốc gia hay lãnh thổ nắm giữ. Đây là một loại tài sản của Nhà nước được cất giữ dưới dạng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh như: Dollar Mỹ, Euro, Yên Nhật, v.v...) nhằm mục đích thanh toán quốc tế hoặc hỗ trợ giá trị đồng tiền quốc gia. Theo như những tính toán thì để hoạt động hiệu quả các trong thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế thì dự trữ ngoại hối của một quốc gia phải đạt trên ngưỡng an toàn là 12 tuần nhập khẩu. Chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam đã cố gắng phấn đầu dự trữ mỗi năm 20 tỷ USD để tăng năng lực thanh khoản và điều chỉnh thị trường ngoại hối nhảy cảm. Số liệu cho thấy lượng dự trữ

ngoại hối của Việt Nam trong thời gian gần đây đã có xu hướng giảm rõ rệt do thâm hụt về cán cân thương mại. Các doanh nghiệp xuất khẩu găm giữ lại USD và không bán cho NHNN gây nên tình trạng lượng dự trữ liên tục giảm và không có phần bù đắp đáng kể nào.

( nguồn TạpChí Ngân Hàng) ( Đơn vị : Triệu USD )

Một phần của tài liệu Sử dụng 5 ngoại tệ để giảm thiểu sự phụ thuộc vào đồng USD trong thanh toán quốc tế của các DNTM Việt Nam thời kì hậu khủng hoảng (Trang 27)