0
Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Các mặt còn hạn chế tác:

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG 5 NGOẠI TỆ ĐỂ GIẢM THIỂU SỰ PHỤ THUỘC VÀO ĐỒNG USD TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA CÁC DNTM VIỆT NAM THỜI KÌ HẬU KHỦNG HOẢNG (Trang 28 -28 )

- Tình trạng đô la hóa nền kinh tế: Ngoại tệ hóa là tình trạng bên cạnh đồng nôi

tệ các giao dịch tài chính được thực hiện phần lớn thông qua đồng ngoại tệ ở một nền kinh tế ( quốc gia) khác, tức là dùng ngoại tệ thay cho đồng nội tệ để làm phương tiện thanh toán, dự trữ , tích lũy. Ở Việt Nam tình trạng ngoại tệ hóa chính là đô la hóa vì đồng USD được lấy làm đồng tiền chủ đạo trong thanh toán, tích trữ do người dân tin tưởng vào sức mạnh cũng như giá trị của đồng tiền này.Thực tế hiện nay tỷ giá VND được gắn với USD, thể hiện ở cả hai mặt: thứ nhất là tập quán thị trường, khối lượng giao dịch bao gồm cả giao dịch vãng lai và giao dịch vốn được tính bằng USD chiếm

một tỷ trọng lớn, ước tính trên 70%. Đặc biệt trong giao dịch thương mại tỷ trọng này lên tới 90%. Hiện nay tỷ giá của VND so với USD được xác định độc lập với quan hệ tỷ giá giữa USD và các ngoại tệ khác. Việc USD lên giá hoặc mất giá so với các ngoại tệ khác không tác động gì đến tỷ giá USD/VND làm cho thị trường đi đến tình trạng chuộng sử dụng USD và tách biệt với các ngoại tệ khác. Các mặt tiêu cực của tình trạng đô la hóa thông qua tác động vào nền kinh tế vĩ mô :làm giảm hiệu quả kiểm soát được khối lượng tiền cung ứng, làm giảm hiệu lực của chính sách tỷ giá và năng lực cạnh tranh, chi phí lớn cho việc thu hồi ngoại tệ và đưa ngoại tệ vào lưu thông… Đô la hóa là một tình trạng diễn ra ở các nền kinh tế đang phát triển, hoạt động kinh tế còn nhiều bất cập, đồng tiền nội tệ kém ổn định, khả năng chuyển đổi thanh toán của đồng nội tệ yếu và hơn hết là lòng tin của người dân vào đồng nội tệ chưa cao.Đô la hóa với nền kinh tế đang phát triển có thể nói là một tất yếu khách quan. Do vậy để hạn chế được tình trạng Đô la hóa thì không thể thiếu các biện pháp kinh tế hữu hiệu làm cho nền kinh tế phát triển ổn định và mạnh mẽ.

- Tỷ giá không phản ánh đúng cung cầu của thị trường của NHNN VN do có

sự chênh lệch rất lớn giữ tỷ giá NHNN và tỷ giá ngoài thị trường. Thời gian qua NHNN VN đã bán USD với mức giá 19500 ( Tháng 12/2010) trong khi đó giá USD ngoài thị trường đã dao động với mức giá 21500. Sự chênh lệch lớn (2000 VND) này sẽ làm cho các DN gặp nhiều khó khăn trong kế toán, điều chỉnh hoạt động kinh doanh, thậm chí nhiều DN đã phải chịu lỗ đến hàng tỷ đồng do chênh lệch tỷ giá. Lấy ví dụ, một DN muốn thanh toán ngay cho hợp đồng thương mại quốc tế bằng USD nhưng sẽ phải chờ đợi từ phía NHNN. Nếu DN không muốn mất đơn hàng, mất chữ tín với đối tác thì phải chấp nhận một giải pháp đó là mua USD ngoài thị trường với mức giá cao chênh lệch khoảng 1.200 đến 1.300 đồng rồi sau đó đem bán lại cho NHNN với mức giá thấp hơn ( NHNN quy định là 19.500) để hợp pháp hóa lượng ngoại tệ trên. DN ngay sau đó lại tiếp tục mua ngay ngoại tệ vừa bán với NHNN để thanh toán với đối tác. Quy trình rắc rối, cứng nhắc này khiến cho DN phải chịu lỗ kép cả về tỷ giá lẫn chi phí ngân hàng. Cứ mỗi đơn hàng trị giá 1 triệu USD thì DN sẽ

phải chịu lỗ đến 1.2 tỷ đến 1.3 tỷ ( chưa kể các chi phí ngân hàng). Thực tế này đã khiến cho rất nhiều DN gặp khó khăn cả trong hiện tại lẫn tương lai khi việc lỗ nếu như tỷ giá NHNN không phản ánh đúng thực trạng cung cầu.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG 5 NGOẠI TỆ ĐỂ GIẢM THIỂU SỰ PHỤ THUỘC VÀO ĐỒNG USD TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA CÁC DNTM VIỆT NAM THỜI KÌ HẬU KHỦNG HOẢNG (Trang 28 -28 )

×