Kìm hãm tốc độ tăng trưởng:

Một phần của tài liệu Sử dụng 5 ngoại tệ để giảm thiểu sự phụ thuộc vào đồng USD trong thanh toán quốc tế của các DNTM Việt Nam thời kì hậu khủng hoảng (Trang 33)

Lãi suất VND = lãi suất USD + độ điều chỉnh kỳ vọng (%) của tỷ giá VND/USD. Lấy thí dụ của việc điều chỉnh tỷ giá 9,3% của NHNN (thay đổi tỷ giá liên ngân hàng từ 18.932 đồng đổi một đô la lên 20.693 đồng) ta có thể thấy công thức trên dự đoán khá chính xác mức thay đổi của tỷ giá từ T2/2011 :

Lãi suất huy động VND (14%) = lãi suất USD (4%-5%) + điều chỉnh tỷ giá đã xảy ra (9,3%).

Lãi suất huy động VND cao dẫn đến lãi suất cho vay cao làm cho rất nhiều DN chỉ hoạt động cầm chừng hoặc ngừng hoạt động do lợi nhuận không thể bù vào lãi suất cho vay. Việc này đang báo động đến nền kinh tế sẽ tăng trưởng chậm trong năm 2011. Vấn đề quan trọng khiến rất nhiều DN lo lắng và khó có thể hoạch định chiến lược kinh doanh tương lai nếu như giá USD diễn biến bất thường và đặc biệt nhà nước chưa kiểm soát được hiệu quả tỷ giá. DN hoạt động không hiệu quả do bất ổn tiền tệ sẽ gây ảnh hưởng đến các mục tiêu tăng trưởng của quốc gia. Tại phiên khai mạc đại hội Đại Biểu lần thứ XI ngày 12/1 đã đề ra mục tiêu trong giai đoạn 2011-2020 : Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7 - 8%/năm, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD... là những con số cụ thể tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020. Nếu như không có chính sách hiệu quả điều chỉnh tỷ giá thì Việt Nam khó có thể đạt được những mục tiêu trong những năm sắp tới. Người dân quan tâm nhiều hơn đến con số thực chất của tăng trưởng. Nếu như tăng trưởng 6.8% nhưng lạm phát nhưng lạm phát đến 11,75% và VND bị mất giá 9.64% so với USD thì liệu con số 6.8% chỉ còn ý nghĩa mờ nhạt đối với nền kinh tế và cuộc sống người dân. Một cách gián tiếp, ta cũng có thể hiểu rằng lãi suất VND phụ thuộc lãi suất USD và kỳ vọng về mức lạm phát vì khi lạm phát cao hơn có nghĩa là VND sẽ phải mất giá và USD lên giá. Lạm phát gần 12% ở Việt Nam năm 2010 đã cao hơn lạm phát ở Mỹ khoảng 10% và điều chỉnh tỷ giá 9,3% là suýt soát mức khác nhau về lạm phát. Trong sáu tháng cuối năm 2010, NHNN tăng cung tiền và tín dụng nhanh chóng để làm giảm lãi suất VND, nhưng tác dụng thực tế lại trái ngược vì tăng tiền lại làm tăng

kỳ vọng lạm phát cũng như gây thêm áp lực lên tỷ giá trên thị trường tự do. Ngoài ra lãi suất huy động USD lại tăng trong mấy tháng qua do nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế đô la hóa đang rất cao, kết quả là lãi suất huy động VND vẫn khó giảm xuống dưới mức 12-17% của quí 3 năm ngoái.

Ngoài ra, việc sử dụng vốn không hiệu quả và các khó khăn tài chính của các tập đoàn lớn trong thời gian qua làm suy giảm lòng tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều này cũng làm cho lãi suất trái phiếu khó điều chỉnh giảm.

Tóm lại nếu áp lực lên tỷ giá không được ngăn chặn bởi sự giảm bớt tăng cung tiền và tín dụng sẽ khó lòng giải quyết được các bế tắc hiện tại của thị trường tín dụng và hệ thống lãi suất để tạo “bước đệm” cho các thị trường chứng khoán và nhà đất cũng như của cả nền kinh tế năm 2011. Chưa kể là tỷ giá của VND nếu lại vượt qua xa mức tâm lý 21.000 đồng/USD có thể làm niềm tin của dân cư, nhất là giới đầu tư, sa sút và có thể tạo ra các thiệt hại tài chính lớn hơn nhiều do "dòng xoáy" lạm phát - tỷ giá gây ra. Như vậy chu trình giảm lãi suất huy động VND và ổn định tỷ giá VND/USD phải bắt đầu từ việc giảm lãi suất huy động USD và giảm kỳ vọng lạm phát.

Một phần của tài liệu Sử dụng 5 ngoại tệ để giảm thiểu sự phụ thuộc vào đồng USD trong thanh toán quốc tế của các DNTM Việt Nam thời kì hậu khủng hoảng (Trang 33)