Ảnh hưởng đến niềm tin vào đồng tiền:

Một phần của tài liệu Sử dụng 5 ngoại tệ để giảm thiểu sự phụ thuộc vào đồng USD trong thanh toán quốc tế của các DNTM Việt Nam thời kì hậu khủng hoảng (Trang 35)

Tỷ giá là vấn đề tác động sâu đến nền kinh thế và có một ảnh hưởng rất lớn. Đồng tiền VND bị mất giá dẫn đến sự yếu kém về nền kinh tế nói riêng và cả nhiều mặt, phương diện khác cũng yếu theo. Đồng tiền cũng giống như một công cụ đo “sức khỏe” của quốc gia. Sức khỏe tốt thể hiện ở sức mua của đồng tiền, lòng tin của người dân đối với nền kinh tế. Sức khỏe yếu làm sức mua giảm đi, cuộc sống của người dân tăng thêm khó khăn, và quan trọng là niềm tin bị lung lay và gây hoang mang. Tỷ giá USD cuối năm 2010 đầu 2011 đã biến động bất thường với biên độ rộng đã làm người dân trong thời gian ngắn đã bị xáo trộn do giá cả các mặt hàng leo thang, đặc biệt các mặt hàng nhập khẩu. Mức sống của người dân đã bị giảm sút, niềm tin bị suy giảm đối với khả

năng kiểm soát được lạm phát, các biện pháp để ổn định giá trị đồng tiền, hoặc giảm bớt nợ công và đồng thời người dân mua USD mua vàng để dự trữ thay cho đồng nội tệ đang bị mất kiểm soát.

Vấn đề tỷ giá mới chỉ đề cập một phần tác động đến an ninh tài chính của quốc gia, mặt khác do đang trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Năm 2008 với cuộc khủng hoảng tài chính thế giới xuất phát từ tâm điểm nước Mỹ đã gây ra ảnh hưởng tác động sâu rộng đến rất nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Do tiến trình hội nhập chưa hoàn thành, nền kinh tế chưa thực sự hội nhập và toàn cầu hóa nên những gánh chịu của Việt Nam vẫn còn chưa bị tác động mạnh. Nhưng nếu như việc toàn cầu hóa đã diễn ra đầy đủ và nền kinh tế Việt Nam hợp nhất với nền kinh tế thế giới thì chắc hẳn một cuộc khủng hoảng lớn sẽ tác động mạnh mẽ đến nước ta. Xuất nhập khẩu trì trệ, tài sản quốc gia bị sụt giảm.

Một phần của tài liệu Sử dụng 5 ngoại tệ để giảm thiểu sự phụ thuộc vào đồng USD trong thanh toán quốc tế của các DNTM Việt Nam thời kì hậu khủng hoảng (Trang 35)