Hoạt tính sinh học của dịch thủy phân protein đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm và qua khảo sát đã thu đƣợc một số kết quả khả quan nhƣ sau:
Năm 2009, nhóm các nhà khoa học ngƣời Thái Lan đã nghiên cứu sản phẩm lên men của tôm và giáp xác, đây là các sản phẩm truyền thống của Thái Lan. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sản phẩm lên men này có hàm lƣợng protein cao, và hầu hết các sản phẩm có hoạt tính sinh học, đặc biệt là khả năng chống oxy hóa tự nhiên và có lợi ích cho sức khỏe.
Năm 2007, bằng các test thử về khả năng chống oxy hóa, một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra chất chống oxy hóa có trong Mungoong, một món ăn truyền thống của ngƣời Thái Lan đƣợc làm từ dịch chiết từ phế liệu của tôm. Qua nghiên cứu, ngƣời ta nhận thấy rằng Mungoong chứa các chất chống oxy hóa. Dịch hòa tan từ sản phẩm này có hoạt tính chống oxy hóa cao bởi các
test thử DPPH, ABTS radical scavenging activities và FRAP. Hoạt tính chống oxy hóa phụ thuộc vào nồng độ dịch hòa tan từ sản phẩm này.
Thành phần của protein thủy phân gồm các peptide và các acid amin khi sự phân giải protein đƣợc gây ra bởi protease nội tại và enzyme bổ sung. Peptide là một chuỗi các acid amino tƣơng tự nhƣ protein nhƣng ngắn hơn. Peptide không kèm theo các hóa chất khác và đƣợc chiết xuất từ các amino acid có nguồn gốc tự nhiên. Loại peptide đầu tiên phải kể đến ở động vật có xƣơng sống là các peptide kháng thể trong máu, chúng là những yếu tố nhận biết đắc lực các tác nhân vi khuẩn, virus và các vật thể lạ xâm nhập vào cơ thể và để loại trừ chúng ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, trong máu của động vật trên còn có các interferon với nồng độ nhỏ có khả năng chống lại sự xâm nhiễm của virus.
Peptide từ thực phẩm đƣợc coi là hợp chất an toàn và có lợi cho sức khỏe, chúng có cấu trúc đơn giản, có nhiều tính chất ổn định. Chúng có giá trị dinh dƣỡng cao và nhiều chức năng sinh học nhƣ chống tăng huyết áp, điều hòa miễn dịch… [16], trong đó có chức năng chống oxy hóa. Có sự ức chế quá trình peroxide lipit, lọc sạch các gốc tự do và kiềm hãm sự chuyển đổi ion kim loại của các peptide chống oxy hóa. Khả năng chống oxy hóa của các peptide có liên quan tới kết cấu của chúng, cấu trúc và tính không ƣa nƣớc. Sự hiện diện ở vị trí thích hợp của các acid amin cấu thành các peptide trong chuỗi peptide giữ một vai trò quan trọng trong chức năng chống oxy hóa của peptide. Liên kết peptide phản ánh cấu trúc rõ ràng, cụ thể của peptide, đồng thời cũng đƣợc khẳng định là có ảnh hƣởng đến phạm vi chất chống oxy hóa của peptide. Khối lƣợng phân tử của peptide cũng ảnh hƣởng đến hoạt động chống oxy hóa, peptide có khối lƣợng phân tử trong khoảng 500 - 1500 Da là có hoạt động chống oxy hóa tốt nhất [5].
Gần đây đã có những nghiên cứu tƣơng đối nhiều protein cá thủy phân dựa trên toàn bộ cá, phi lê cá hoặc các bộ phận khác. Sản xuất dịch thủy phân protein từ cá nục tròn với các hoạt động chống oxy hóa tƣơng đối mạnh có thể mở một hƣớng mới để sử dụng toàn bộ tất cả các bộ phận của cá cũng nhƣ là có thể sử dụng mọi loài cá để tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng và đƣợc sử dụng nhƣ một chất chống oxy hóa để ngăn chặn quá trình oxy hóa lipit trong hệ thống thực phẩm.