Phương hướng hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc của công ty đến 2015

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của công ty thương mại Tuấn Linh sang Hoa Kỳ (Trang 47)

đến 2015

3.1.3.1. Mục tiêu hoạt động của công ty đến 2015

Mục tiêu lớn nhất của công ty thương mại Tuấn Linh là trở thành công ty có tiếng của Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc. Vì vậy, công ty đã và đang đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện tiết kiệm trên mọi mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong thời gian tới công ty tiếp tục giữ vững, mở rộng thị trường nội địa phục vụ cả hai nhóm khách hàng: nhóm khách hàng sử dụng sản phẩm cao cấp và nhóm khách hàng sư dung sản phẩm giá rẻ. Đồng thời duy trì các thị trường xuất khẩu hiện tại (Mỹ, EU, Nhật Bản...), tăng kim ngạch xuất khẩu sang các nước khác (Nga, các nước Nam Phi... ), phấn đấu đến năm 2015 kim ngạch xuất khẩu tăng 50% so với năm 2008.

Quan điểm của Tuấn Linh đối với hàng xuất khẩu cũng như tiêu thụ trong nước: không chỉ may gia công theo đơn đặt hàng với mẫu mốt sẵn có mà phải thiết kế tạo ra các sản phẩm “độc” và khó, mà nơi khác không dễ gì làm được, có như thế thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Chính vì thế, Tuấn Linh đã thực hiện đa dạng hoá sản phẩm. Từ các loại áo sơ mi nam nổi tiếng,

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Tuấn Linh đã cho ra đời các loại áo veston cao cấp (2 cúc, 3 cúc, vạt vuông, vạt tròn, xẻ tà giữa, xẻ hai bên...) với công nghệ đặc biệt. Gần đây, công ty đưa ra một loạt sản phẩm thời trang cho giới trẻ như các loại áo boding, quần âu...

Công ty đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ thiết kế thời trang. Công ty liên kết với các công ty nước ngoài ở Đức, Pháp,... để gửi người đi đào tạo về thiết kế thời trang. Trong nước, công ty liên doanh với trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, Đại học Bách Khoa tổ chức các khoá đào tạo cả ngắn hạn và dài hạn chuyên sâu về thiết kế thời trang cho cán bộ kỹ thuật, thiết kế mẫu, cán bộ quản lý của công ty và các đơn vị, cá nhân có nhu cầu, tạo thành một mạng lưới thiết kế thời trang. Dự kiến công ty sẽ dành một khoản chi phí khoảng 650 triệu đồng - 1 tỷ đồng để chi cho hoạt động Marketing. Để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, công ty tiếp tục duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, 14000, SA 8000 và đặc biệt coi trọng công tác phát triển nguồn nhân lực bởi con người là yếu tố quan trọng nhất tạo nên thành công của Tuấn Linh. Do đó, công ty nỗ lực hết mình đào tạo một đội ngũ nhân viên theo đúng mục tiêu đã đề ra, có những chương trình hỗ trợ đội ngũ nhân viên phát triển các kỹ năng nghề nghiệp và trình độ quản lý, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp để nhân viên phát huy tối đa năng lực cá nhân, có cơ hội phát triển nghề nghiệp. Công ty phấn đấu đến năm 2015 đào tạo mới và tuyển dụng được 400 lao động, trình độ đại học và trung học chuyên nghiệp các phòng ban nghiệp vụ đạt 100%. Đồng thời công ty sẽ tiếp tục đầu tư các thiết bị công nghệ, các dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại và đồng bộ, luôn luôn thực hiện công tác cải tiến tổ chức sản xuất, nâng cao năng lực quản lý nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

3.1.3.2. Chiến lược thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của Công thương mại Tuấn Linh đến năm 2015

*Chiến lược phát triển sản phẩm

Đa dạng hoá sản phẩm: Công ty xác định phải đổi mới mặt hàng, đa dạng hóa mẫu mã để làm phong phú cơ cấu mặt hàng của Công ty nhằm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, tạo cho họ nhiều cơ hội lựa chọn hơn khi mua sản phẩm của Công ty. Bên cạnh việc phát triển thêm sản phẩm mới, Công ty đang tập trung vào các mặt hàng có chất lượng cao mang tính chiến lược như quần áo mùa đông, áo Jacket, Vest, sơ mi do thị trường Mỹ chấp nhận sản phẩm này của công ty với mức giá cao hơn các thị trường khác.

Nâng cao chất lượng sản phẩm: Công ty xác định cung cấp dòng sản phẩm trung cấp trở lên để có thể cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Hàng Trung Quốc thường áp dụng chiến lược cạnh tranh bằng giá cả mà hàng Việt Nam sẽ không thể cạnh tranh được nếu sản xuất cùng chủng loại. Vì thế, chiến lược cạnh tranh mà công ty áp dụng là chiến lược cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm trên cơ sở tương quan với giá cả, mẫu mã và hệ thống phân phối.

*Chiến lưọc mở rộng và phát triển thị trường Mỹ.

Mỹ là một thị trường rất rộng lớn với rất nhiều tầng lớp, họ tiêu dùng sản phẩm dệt may từ cấp thấp đến cao cấp, vì vậy Công ty sẽ ra sức tìm kiếm thị phần mới tại thị trường này. Cụ thể:

Trong thời gian đầu, công ty tiếp tục củng cố và duy trì thị phần hiện có ở Dallas, Haslet, Buena Park, Washington, New York... thông qua các nhà nhập khấu Mỹ như: JC Penney, Mervyns, Sears ...

Tiếp đó, Công ty cần ra sức tìm kiếm thị phần mới tại thị trường này cụ thể : công ty thiết lập mối quan hệ với các nhà bán lẻ tại thị trường Mỹ thông qua các thương nhân Việt kiều, cộng đồng người Việt ở Mỹ , thông qua internet, hội chợ triễn lãm hàng dệt may, để thâm nhập vào thị trường. Từ đó, thiết lập các đại lý bán hàng ở Mỹ để giao hàng nhanh chóng đến tay người tiêu dùng, tạo lập mối quan hệ ngày càng gắn bó với khách hàng.

*Chiến lược đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Với quan niệm con người là nền tảng tạo nên sự thành công , là yếu tố rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như sự phát triển của Công ty. Do đó, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là chiến lược then chốt đế Công ty mau chóng đạt được mục tiêu đã đề ra. Chiến lược này cần tập trung vào hai hướng chính, đó là chủ động sắp xếp lại cơ cấu tổ chức hoạt động cho phù hợp với mô hình công ty cổ phần, phù hợp với quy mô hoạt động của Công ty và nâng cao trình độ kỹ thuật, chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty.

*Chiến lược giá cả

Cạnh tranh về giá là một trong những vấn đề mà các công ty Việt Nam nói chung và Tuấn Linh nói riêng luôn phải đối đầu khi tham gia vào thị trường Mỹ, đặc biệt là với đối thủ khổng lồ Trung Quốc, Ân Độ. Thế nhưng, cạnh tranh về giá không phải là bán giá thấp bằng mọi giá, nhất là trong tình hình chính phủ Mỹ đang áp đặt chính

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

sách giám sát lên hàng dệt may Việt Nam. Thị trường Mỹ có rất nhiều phân khúc, do khác biệt về độ tuổi, giới tính, thu nhập. Chính vì vậy, chiến lược giá cần được xây dựng hợp lý cho những phân khúc thị trường mà Công ty nhắm tới. Định giá sản phẩm trên cơ sở chi phí sản xuất kết hợp với chiến lược giá phân biệt. Công ty sử dụng chiến lược giá dựa vào chi phí đế đảm bảo đạt mức lợi nhuận tối thiếu. Sau đó, công ty sẽ điều chỉnh giá tăng giảm tùy theo thời điểm mùa vụ, khu vực địa lý, loại sản phẩm, khách hàng... Giá tăng tại thời điểm có nhu cầu cao, giá hạ tại thời điểm có nhu cầu thấp hay giá cao đối với khách hàng nhỏ và số lượng đơn hàng ít và giá thấp đối với khách hàng lớn quen thuộc với số lượng lớn.

Trong thời gian tới công ty cần tiếp tục nghiên cứu cải tiến dây chuyền sản xuất, thực hiện tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động nhằm giảm chi phí giá thành sản phẩm. Phân phối sản phẩm trực tiếp hơn đến các nhà bán lẻ, cửa hàng nhỏ ở thị trường Mỹ, từ đó mức giá đến tay người tiêu dùng tại Mỹ sẽ hợp lý hơn.

*Chiến lược xúc tiến thương mại và truyền thông

Hiện nay cạnh tranh trên thị trường Mỹ ngày càng khốc liệt. Do đó Công ty muốn tồn tại và phát triển ở thị trường này thì cần phải xây dựng thương hiệu cho mình, tăng thị phần, tăng doanh số xuất khẩu. Đe đạt được điều đó, công tác xúc tiến thương mại, truyền thông cần được ưu tiên hàng đầu nhằm quảng bá hơn nữa hình ảnh Công ty, hình ảnh sản phẩm đến với người tiêu dùng, các đối tác lớn, các đối tác tiềm năng.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của công ty thương mại Tuấn Linh sang Hoa Kỳ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w