Các hình thức xuất khẩu hàng hoá của công ty

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của công ty thương mại Tuấn Linh sang Hoa Kỳ (Trang 35)

Hiện nay, tại các công ty sản xuất hàng may mặc luôn tồn tại song song hai loại hình xuất khẩu hàng may mặc. Đó là xuất khẩu trực tiếp và gia công xuất khẩu.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam nói chung, việc nghiên cứu, tìm hiếu thị trường nước xuất khẩu còn nhiều khó khăn. Việc tìm hiểu sở thích người tiêu dùng, cũng như xu hướng thời trang hết sức tốn kém và thay đối thường xuyên nên các công ty xuất khẩu hàng may mặc thường không có được những thông tin cần thiết. Do đó, việc xuất khẩu trục tiếp hàng may mặc sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU thường rất hạn chế. Một giải pháp khác mà các công ty xuất khẩu hàng may mặc thường chọn đó là gia công xuất khẩu. Gia công xuất khẩu có ưu điểm là tiết kiệm được chi phí nghiên cứu thị trường và thiết kế sản phấm cho công ty nhưng nó cũng bộc lộ một vài điểm bất cập như hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của công ty bị động, phụ thuộc vào các nhà môi giới xuất khẩu và lợi nhuận của công ty cũng bị giảm do phải chi tiền hoa hồng cho các môi giới xuất khẩu.

Để có thể thấy rõ được giá trị cũng như tỷ trọng các hình thức xuất khẩu hàng hoá của công ty trong thời gian qua, chúng ta có thể theo dõi số liệu từ bảng như sau:

Bảng 2.10: Các hình thức xuất khẩu chủ yếu của công ty qua các năm tài chính: Hình thức XK 2010-2011 2011-2012 2012-2013 Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Xuất khẩu trực tiếp 1012976.91 50,13 1335072.64 56,80 2109055.08 62,17 Gia công xuất khẩu 1007723.09 49,87 1015407.36 43,2 1283344.92 37,83

Qua bảng số liệu trên ta thấy, tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu trực tiếp rất lớn, từ khoảng 50% đến 62%. Trong đó gia công xuất khẩu của công ty cũng rất cao nhưng đang giảm dần qua các năm vì công ty đã bắt đầu có những khách hàng uy tín trên thị trường nước ngoài nên bớt sự phụ thuộc dần của các công ty trung gian. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá dưới cả 2 hình thức đều tăng liên tục qua các năm, chứng tỏ công ty đang kinh doanh rất có hiệu quả.

Sử dụng hình thức xuất khẩu trực tiếp giúp cho công ty chủ động hoàn toàn trong mọi hoạt động xuất khẩu hàng hoá của mình, có thể trực tiếp tiếp cận với khách hàng để thu thập thêm thông tin về khách hàng như là thị hiếu về mẫu mã sản phẩm, phong tục hay thói quen tiêu dùng... Từ đó công ty có thể tự điều chỉnh hoặc tìm các biện pháp để nâng cao thêm uy tín của mình và củng cố thêm vị thế

đang có trên thị trường hàng xuất khẩu. Tuy nhiên khi lựa chọn hình thức này thì công ty cũng phải chấp nhận việc phải ứng trước một lượng vốn khá lớn. Ngoài ra, yêu cầu về trình độ nhân viên phải giỏi nghiệp vụ và nắm chắc được những thông tin thị trường luôn luôn biến động đó để tránh cho công ty những rủi ro và bất lợi từ những yếu tố khách quan khác.

2.2.2.2. Các đối tác nhập khẩu của công ty tại Hoa Kỳ

Trong khi nền kinh tế của toàn thế giới nói chung và nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn chưa hoàn toàn vực dậy thì nhu cầu mua sắm và tiêu dùng của người Mỹ còn e dè, tiết kiệm buộc công ty phải tìm kiếm các thị trường xuất khẩu khác thay thế đế hạn chế rủi ro, làm giảm tỷ trọng hàng xuất sang Mỹ. Tuy nhiên do Công ty đã chủ động tìm kiếm được các đơn hàng dài hạn từ cuối năm 2011, đầu 2012 và uy tín của công ty đối với các nhà nhập khẩu Mỹ đã được nâng cao nên lượng giảm là không nhiều. Dự báo trong năm 2013 thị trường hàng may mặc bắt đầu phục hồi, các đơn hàng sẽ lại tăng lên.

Bảng 2.11: Các khách hàng chủ yếu của công ty tại thị trường Mỹ

Khách hàng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá trị trọngTỷ Giá trị trọngTỷ Giá trị trọngTỷ

JC

Penney 607948 50,11% 709333 49,57% 1572857 50,76%

Mervyns 360328 29,70% 407970 28,51% 928643 29,97%

Sears 111495 9,19% 118198 8,26% 325970 10,52%

Khác 133455 11,00% 195471 13,66% 271125 8,75%

Nguồn: Phòng kế hoạch của công ty

Khách hàng chủ lực của công ty tại thị trường này như JC.Penney, Mervyns, Sears chiếm khoảng 90% kim ngạch xuất khẩu. Đây là một rủi ro rất lớn đối với công ty khi một trong các khách hàng này từ bỏ công ty. Vì vậy trong thời gian tới việc tìm kiếm khách hàng, xây dựng thương hiệu và hệ thống phân phối là điều kiện sống còn để công ty có thể tồn tại và phát triển tại thị trường Mỹ.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2.2.3. Hoạt động hỗ trợ xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang Hoa Kỳ

* Chính sách nguyên phu liêu

Trong sản xuất dệt may, nguyên liệu đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Công ty sử dụng các nguyên liệu chính là: bông xơ, xơ sợi tổng hợp, len, đay, tơ tằm xơliber khác, các loại hoá chất cơ bản khác và thuốc nhuộm..., trong đó quan trọng nhất là bông xơ và xơ sợi tổng hợp. Chính vì vai trò quan trọng như vậy nên công ty cần phải có chính sách phát triển nguyên liệu và phụ liệu cho ngành dệt may một cách đúng đắn, hợp lý, đảm bảo hàng hóa được sản xuất liên tục, không ngắt quãng.

Chính sách về nguyên phụ liệu phục vụ cho dệt may của Nhà nước chủ yếu tập trung vào những vấn đề:

Phát triển các vùng trồng bông, trồng dâu nuôi tằm và công tác thu hoạch để chế biến.

- Hỗ trợ nhập khẩu các loại hoá chất, thuốc nhuộm, thuốc trợ nhuộm.

- Phát triển các công ty sản xuất nguyên phụ liệu trong nước.

* chính sách marketing

Công ty mở rộng quảng cáo về sản phẩm cũng như hình ảnh công ty trên các tạp chí chuyên ngành, báo ảnh, lịch, cataloge đặt tại các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm... Xây dựng và phát triển hoàn thiện hệ thống website của công ty nhằm quảng bá sản phấm, thương hiệu công ty với người tiêu dùng trong nước và trên thế giới.

Công ty có tham gia các hội chợ triển lãm được tổ chức ở Mỹ, thông qua những thông tin của Văn Phòng đại diện Tuấn Linh ở Newyork và qua đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam để tìm hiểu đánh giá các đối tác Mỹ mới có quan hệ.

Hiện nay, công ty chưa có bộ phận marketing riêng biệt. Hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường còn yếu kém. Vì vậy, công ty cần có thành lập cơ quan chuyên trách nhằm phân tích, dự báo thị trường. Từ đó, có định hướng đúng trong việc đưa ra các chính sách phù hợp tạo thuận lợi cho xuất khẩu.

Công ty đã tham gia quảng cáo trên các trang web thương mại điện tử trong và ngoài nư ớcnhư: vatgia.com, ebay.vn, Alibaba.com. trên các trang web có đầy đủ thông tin từ sản phẩm, giá thành đến cách bảo quản hàng may mặc của công ty sản phẩm

*Chính sách vé lao đông và phát triển

Dệt may là ngành công nghiệp sản xuất cần nhiều nhân công, đặc biệt là trong kỹ nghệ may. Để tăng giá trị đóng góp cho sản phẩm, Tuấn Linh gia tăng giá trị công nghiệp bằng cách phát triển các khâu ban đầu như tạo mẫu hay cắt vải và khâu chót như Marketing hay có những liên kết mật thiết với kỹ nghệ dệt để cung cấp nguyên phụ liệu cho kỹ nghệ may. Cả hai khâu quan trọng (đầu và cuối) tạo ra phần lớn giá trị gia tăng cho sản phẩm, phụ thuộc vào yếu tố con người nhiều hơn yếu tố vật chất.

Chính sách về lao động và phát triển của Tuấn Linh tập trung vào những vấn đề sau:

Các chính sách thu hút, khuyến khích học sinh theo học ngành công nghiệp dệt may

- Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các cơ sở đào tạo dệt may

- Định hướng cho các chương trình đào tạo công nhân, kỹ sư... về dệt may

- Chính sách hỗ trợ người lao động để đảm bảo cuộc sống và công việc của họ, thúc đẩy họ cống hiến cho sự phát triển của công ty.

* chính sách về thanh toán

Thanh toán của công ty trong hoạt động xuất khẩu chủ yếu là thanh toán bằng TTR và L/C, việc thanh toán của công ty luôn được nhất quán theo chính sách đúng, đủ , kịp thời và đảm bảo uy tín của công ty.

2.2.4. Khả năng cạnh tranh của công ty

• Mẫu mã sản phẩm: Sản phẩm khá đa dạng phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là quần áo mùa đông phù hợp với thời tiết thị trường Hoa Kỳ, ngoài ra còn có áo sơ mi và 1 số sản phẩm khác.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

• Về chất lượng sản phẩm : điểm mạnh trong các mặt hàng của Tuấn Linh là chất liệu nhẹ, mát và thấm hút mồ hôi tốt, dễ dàng cho vận động, thông thoáng . Đặc biệt là mặt hàng của công ty có chất lượng tốt, bền đẹp. Đây chính là vũ khí cạnh tranh của công ty, cũng là một chiến lược đúng đắn, đó là cạnh tranh về chất lượng sản phẩm. Khách hàng thích các sản phẩm của công ty do chất lượng tốt, chất liệu thoáng mát, kiểu dệt lại nhẹ nhàng, mịn. Bên cạnh đó sản phẩm Tuấn Linh bền, phù hợp với tâm lý khách hàng, do đó đây là một lợi thế khi cạnh tranh với các mặt hàng thời trang khác khác, đặc biệt là với các mặt hàng dệt may Trung Quốc giá rẻ đang bán ồ

ạt trên thị trường hiện nay nhưng chất lượng rất tồi. Sản phấm của công ty cũng đảm bảo theo các tiêu chuấn về bảo vệ môi trường và các tiêu chuẩn về quản lý.

• Về giá cả sản phẩm : Có thể nhận thấy là khách hàng mục tiêu của công ty là nhóm khách hàng bậc trung vì vậy mà giá cả các sản phẩm của Tuấn Linh thường vào loại trung bình, không quá rẻ nhưng cũng không đắt. Khách hàng ưa chuộng các sản phẩm của công ty do giá cả phải chăng và phù hợp với chất lượng sản phẩm cũng như túi tiền người tiêu dùng, điển hình là các loại áo mùa đông có giá dao động từ 15 đến 20 USD bán được khá nhiều.

• Thương hiệu sản phẩm : Thương hiệu Tuấn Linh tuy ít được biết đến trên thị trường ở Việt Nam nhưng tại Hoa Kỳ nó đã là một thương hiệu hàng dệt may khá được ưa chuộng và đã được định hình trong tâm trí người tiêu dùng được biết đến với giá cả phải chăng, chât lượng tốt, chất liệu ấm áp, bền bỉ Các mặt hàng được ưa chuộng của công ty là mặt hàng sợi, vải Denim, khăn các loại, và quần áo thời trang. Là một thành viên của tập đoàn dệt may Việt Nam, công ty càng có cơ hội khẳng định được thương hiệu của mình. Công ty luôn chú trọng đầu tư xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của mình, vì vậy nhắc tới Tuấn Linh là nhắc tới một thương hiệu về sản phẩm đẹp, bền, giá cả hợp lý với chất lượng tốt. Tuy nhiên, ngoài những thành công về cạnh tranh trên, công ty đang đối mặt với không ít khó khăn trong hoàn cảnh hiện nay

• Tổ chức xuất khẩu: Do công ty chấp hành tốt các nghĩa vụ đóng thuế cũng như tuân thủ đúng theo quy trình làm thủ tục hải quan nên khi làm thủ tục xuất khẩu, hàng hóa của công ty luôn được phân vào luồng hàng màu xanh, giúp nhanh chóng lưu thông, hàng hóa đến nước nhập khẩu đúng hạn, không xảy ra tình trạng ứ đọng hàng hóa tại cửa khẩu, từ đó tạo được niềm tin trong mắt bạn hàng nước nhập khẩu hơn.

2.3. Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của công ty thương mại Tuấn Linh sang Hoa KỳTuấn Linh sang Hoa KỳTuấn Linh sang Hoa Kỳ Tuấn Linh sang Hoa Kỳ

2.3.1. Thành tựu đã đạt được

Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp phải đứng trước rất nhiều khó khăn, thử thách như: cạnh tranh về giá cả, chất lượng sản phẩm, chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước, nhu cầu người tiêu dùng...Do đó, lợi nhuận cao và an toàn trong kinh doanh là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp.

Công ty thương mại Tuấn Linh là công ty sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc cho thị trường trong nước và quốc tế đem lại nhiều hiệu quả. Trong thời gian qua công ty đã đạt được những kết quả sau:

* Đối với công ty:

Doanh thu của công ty trong 4 năm 2010-2013 liên tục tăng, kèm theo đó cũng làm lợi nhuận của công ty tăng lên. Do có được lợi nhuận liên tục tăng như vậy nên công ty đã có những đầu tư mạnh mẽ vào hoạt động kinh doanh của mình, làm cho quy mô kinh doanh ngày càng được mở rộng.

Do tăng cường công tác bán hàng, công ty đã kí thêm được một số hợp đồng với những khách hàng mới nên đã thúc đẩy được khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty qua đó mở rộng thêm được thị trường của công ty.

Do công ty luôn cung cấp sản phẩm đủ về số lượng, đúng về chất lượng nên khách hàng hết sức tin tưởng vào công ty, giúp uy tín của công ty trên thị trường ngày càng được nâng cao.

Do sự nỗ lực rất lớn của toàn bộ cán bộ, nhân viên trong côn ty mà công ty đạt được kết quả như ngày hôm nay. Họ luôn đoàn kết, gắn bó tạo ra nội bộ doanh nghiệp vững mạnh, là điểm tựa vững chắc giúp công ty phát triển.

* Đối với xã hội

Thông qua hoạt động kinh doanh của mình công ty đã góp phần tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đóng góp vào quá trình sản xuất của xã hội, tạo ra công ăn việc làm cho các lao động tại địa phương

* Đối với Nhà nước

Thành tựu quan trọng nhất của công ty đối với Nhà nước là việc công ty ngày càng phát triển, doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngày càng tăng. Qua đó công ty

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

nộp thuế cho ngân sách Nhà nước ngày càng nhiều, tạo điều kiên cho các hoạt động đầu tư và phát triển của Nhà nước.

Xuất khẩu hàng may mặc ra thị trường thế giới sẽ thu được ngoại hối, góp phần đảm bảo nguồn ngoại tệ vững chắc cho quốc gia.

2.3.2. Những hạn chế

Thứ nhất là mẫu mã và chủng loại hàng hoá của công ty chưa thật phong phú,

chủ yếu sản xuất do khách hàng đặt trước. Cho đến nay lượng hàng sản xuất ra phần lớn do khách hàng đưa mẫu đến. Công ty chỉ chế tạo sản phẩm giống hệt hàng mẫu và giao cho khách. Hoạt động xuất khẩu của công ty chủ yếu là gia công xuất khẩu. Điều này dẫn tới sự bị động trong khâu nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới. Đây cũng là đặc điếm chung của các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc Việt Nam trong thời kỳ hiện nay.

Thứ hai là hoạt động xuất khẩu của công ty còn mang tính bị động, chưa có khả

năng hướng dẫn, kích thích thị hiếu người tiêu dùng (điều này là rất cần thiết trong cơ chế thị trường). Đặc biệt là công tác nghiên cứu thị trường còn nhiều khó khăn, các chi phí liên quan tới đào tạo nghiên cứu thị trường thường rất lớn. Muốn có được thông tin chính xác về thị hiếu và sở thích tiêu dùng của người tiêu dùng nước ngoài, cần phải nhờ đội ngũ chuyên gia nước ngoài tống họp và đánh giá, cũng như đưa ra các mẫu thiết kế thích hợp. Điều này đồng nghĩa với việc tăng chi phí sản xuất của công ty.

Thứ ba là lợi nhuận công ty thu được không cao, thu nhập người lao động vẫn

còn thấp so với tiềm năng. Do một phần không nhỏ nhận gia công xuất khẩu, nên lợi nhuận thường phải chia sẻ với các nhà nhập khẩu trung gian người nước ngoài, các

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của công ty thương mại Tuấn Linh sang Hoa Kỳ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w