Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của công ty thương mại Tuấn Linh sang Hoa Kỳ (Trang 43)

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất là do công ty vẫn chủ yếu nhận các đơn hàng làm gia công cho các

khách hàng nước ngoài. Hoạt động xuất khẩu trực tiếp tuy có được chú trọng hơn trước nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu.

Thứ hai là trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên có nghiệp vụ ngoại thương còn ít

do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giao dịch và thanh toán với khách hàng nước ngoài. Tính chất của cơ chế thị trường là cạnh tranh khốc liệt. Như vậy mỗi doanh nghiệp phải có đội ngũ những người giỏi trình độ nghiệp vụ, nhiều kinh nghiệm và đặc biệt là phải năng động. Với sự trưởng thành và phát triển Tuấn Linh đã có một lực lượng công nhân đông đảo. Cùng với thời gian, chất lượng của đội ngũ này ngày càng được nâng cao. Hiện tại Công ty đã có những cán bộ có trình độ và kinh nghiệm trong kinh doanh thương mại quốc tế. Tuy nhiên số cán bộ này không nhiều có thế nói là còn thiếu so với tầm vóc của công ty. Việc bổ sung nguồn nhân lực có chất lượng cao còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là nhân lực trong công tác thiết kế dẫn đến khâu thiết kế chưa đáp ứng được khả năng phát triển của công ty cũng như nhu cầu của thị trường.

Thứ ba là mặc dù công tác PR và quảng bá thương hiệu đã được đẩy lên một

bước rõ nét hơn tuy nhiên vẫn còn yếu và chưa bài bản. Nhìn chung, công tác Marketing ở công ty chưa được thực hiện tốt. Chiến lược tiếp thị hàng may mặc xuất khẩu tỏ ra đúng hướng : Công ty đã chú ý đến quảng cáo, chào hàng, giới thiệu sản phẩm, chào bán với mức giá hợp lý nhất nhằm giữ được các đơn hàng nhưng việc thực hiện trên thực tế chưa tốt. Các thông tin về biến động giá cả, khả năng đặt hàng của khách chưa được cập nhật, chưa chủ động đưa ra sản phẩm mới.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất là nguồn cung ứng nguyên vật liệu vẫn chưa ổn định. Hiện nay công ty

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

vẫn uỷ thác cho phía công ty nhập nguyên liệu của một công ty nước ngoài theo chỉ định hoặc cho công ty quyền tự chủ mua để phục vụ sản xuất. Do vậy, việc tạo nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ sản xuất là rât cần thiết. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa có được những bạn hàng ổn định, chủ yếu là thu mua nhỏ lẻ.

Thứ hai là việc đầu tư cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật còn nhiều bất cập. Đầu

tư công nghệ mới, hiện đại mang tính đón đầu sẽ mang lại năng suất, chất lượng nhưng chi phí đầu tư cao, không tận dụng và kết hợp được với hệ thống sản xuất sẵn có gây lãng phí, giảm hiệu quả đầu tư. Các thủ tục tiến hành đầu tư còn rườm rà làm kéo dài thời gian đầu tư.

Thứ ba là do sự cạnh tranh mạnh mẽ của của doanh nghiệp sản xuất và xuất

khẩu hàng may mặc trong nước cũng như ngoài nước. Các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc được đầu tư quy mô cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Chất lượng sản phẩm tạo ra ngày càng nâng cao trong khi đó giá thành lại hạ. Nếu không tích cực đầu tư cho công tác thiết kế sản phẩm cũng như máy móc thiết bị, công ty sẽ đối mặt với vô số những trở ngại trong thị trường cạnh tranh ngày càng cao như hiện nay.

Cuối cùng là do khủng hoảng kinh tế năm 2008 làm suy giảm nhu cầu nhập khẩu

hàng hóa của các quốc gia trên thế giới, số lượng bạn hàng và đơn hàng bị sụt giảm mạnh, tác động không nhỏ tới mục tiêu và doanh thu của công ty. Đây là tác động khách quan có thời gian ảnh hưởng tương đối lâu dài và phức tạp.

Chương 3: Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may

mặc của công ty thương mại Tuấn Linh sang Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của công ty thương mại Tuấn Linh sang Hoa Kỳ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w