Phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty thương mại Tuấn Linh

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của công ty thương mại Tuấn Linh sang Hoa Kỳ (Trang 45)

đến 2015

3.1.1. Dự báo tác động đến xuất khẩu dệt may của Việt Nam

Ngành dệt may nội địa Mỹ chỉ đáp ứng được khoảng 5% nhu cầu thị trường. Trong 5 năm từ 12/2004 đến 12/2009, sản lượng dệt của Mỹ tăng 2,3% , may mặc tăng 1,2% nhưng từ 12/2009 đến 10/2012 ngành dệt của Mỹ đã giảm 22%, may mặc giảm tới 51,7%. về lao động, từ 12/2009 đến 10/2012, ngành dệt may của Mỹ đã mất tới 907.900 việc làm (giảm tới 58,3%). Tính đến tháng 10/2012, dệt may Mỹ chỉ còn duy trì được tổng cộng 648.600 việc làm. Tất cả đã thể hiện rõ ngành dệt may của Mỹ khá yếu so với vị thế của Mỹ trên thị trường thế giới. Mặt khác, ngành dệt may của Mỹ chủ yếu tập trung vào sản xuất các mặt hàng cao cấp với công nghệ hiện đại, trình độ lao động cao đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng có mức thu nhập cao nên một đoạn thị trường rộng lớn là hàng dệt may bình dân bị bỏ ngỏ. Khoảng trống của đoạn thị trường này được bù đắp bởi hàng gia công, sản xuất từ các nước đang phát triển nhập khẩu vào Mỹ. Mặt khác, hàng dệt may Việt Nam ngày càng thu hút được sự chú ý của các nhà nhập khấu Mỹ do chất lượng may tốt và đảm bảo thời gian giao hàng. Các nhà nhập khấu hàng dệt may, các nhà phân phối lớn trên thế giới đang hướng về Việt Nam để tìm cơ hội hợp tác. Rõ ràng, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để tin rằng hàng dệt may Việt Nam sẽ còn phát triển nhiều trên thị trýờng Mỹ.

Hiện nay hàng hóa Việt Nam có nhiều cơ hội vào thị trường Mỹ do khách hàng Mỹ đang ngày càng ưa thích hàng Việt Nam, mặt khác thị trường Mỹ có xu hướng giảm nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc và tăng nhập khẩu hàng hóa tại các nước Đông Nam Á. Hiện xu hướng mua hàng dệt may tại Mỹ vẫn đang tăng cao, có đến 49% người Mỹ sẵn sàng chi tiêu tăng thêm cho nhu cầu về quần áo, giày dép thời trang và xu hướng tiêu dùng của người Mỹ đã thay đổi, từ vải cotton chuyển sang vải chất liệu nhân tạo, quan trọng là sản phẩm phải thân thiện với môi trường. Đây là những điều mà doanh nghiệp dệt may Việt Nam, muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ phải chú ý. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường khả năng đáp ứng những đơn hàng nhỏ lẻ, nhất là khả năng sáng tạo theo yêu cầu của khách hàng,

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

bởi khách hàng Mỹ ngày càng quan tâm đến chất lượng và giá cả hàng hóa.

Thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ tạo cú huých khá mạnh cho nền kinh tế Mỹ trong năm 2014. Lòng tin của các nhà thầu vẫn ở gần mức cao nhất trong bảy năm, cho thấy triển vọng của thị trường bất động sản sáng sủa.

Như vậy, triển vọng nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ sẽ tăng trưởng trong năm 2013 là khá vững chắc và là cơ hội tốt cho hàng dệt may Việt Nam tiếp tục khẳng định và gia tăng thị phần tại đây. Dự đoán, năm 2013, nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ ước đạt 55,4 tỷ m2 và 103 tỷ USD, tăng 3% về lượng và trị giá so với năm 2012. Trong đó, nhập khẩu từ Việt Nam ước tăng 5% về lượng và tăng 10% về trị giá so với năm 2012, đạt 8,3 tỷ USD, tương đương 3,28 tỷ m2.

Năm 2012, là năm khá thành công của các nhà cung cấp hàng dệt may lớn cho thị trường Mỹ tại thị trường này. Bởi vì, các nhà cung cấp hàng dệt may lớn là Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia… đều duy trì được đà xuất khẩu như năm 2011 vào thị trường Mỹ. Còn sự suy giảm lại đến từ các thị trường được coi là sân sau của Mỹ như Mexico, Honduras, Salvador… Các nước này dù được hưởng nhiều lợi ích từ việc thực thi các Hiệp định thương mại giữa các nước trong khu vực nhưng vẫn không tận dụng được lợi thế để duy trì và tăng xuất hàng vào thị trường Mỹ, mà còn bị giảm sút về khối lượng cũng như trị giá. Nhờ duy trì được đà xuất khẩu nên thị phần hàng dệt may của các nước cung cấp chính vẫn được duy trì ổn định và tăng nhẹ so với năm ngoái.

Đối với Tuấn Linh, công ty mong muốn phát triển thành nhà cung ứng sản phẩm may mặc xuất khẩu mạnh theo phương thức FOB trong 5 năm tới tại Việt Nam. Nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập vững chắc vào nền kinh tế khu vực. Phấn đấu đạt mức tăng trường doanh thu bình quân 15%/năm. Cụ thế đến năm 2015, doanh số công ty về hàng may mặc sẽ lớn hơn 200 tỷ/năm. Lợi nhuận trước thuế bình quân đạt 5% doanh thu sản xuất.

Đối với thị trường Mỹ - thị trường chủ lực của công ty, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu với tốc độ bình quân 18%/năm, phấn đấu đến năm 2015 doanh thu xuất khẩu sang Mỹ đạt khoảng 8 triệu USD.

3.1.2. Sứ mệnh, mục tiêu hoạt động kinh doanh của công ty

Sứ mệnh kinh doanh

Công ty May Tuấn Linh luôn mong muốn tạo ra các sản phẩm thời trang chất lượng cao nhằm đáp ứng tốt nhất phong cách,lối sống hiện đại và sự tiện lợi cho người tiêu dùng, luôn khuyến khích và tạo nhiều cơ hội để mọi thành viên trong công ty phát huy tài năng cũng như năng lực sở trường để góp sức xây dựng công ty và cho cuộc

sống gia đình các thành viên.

Mục tiêu hoạt động

+ Mang lại giá trị cho khách hàng, vì khách hàng chính là người mang lại nguồn lợi cho doanh nghiệp, mang lại sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Không những thế Tuấn Linh còn thoả mãn nhu cầu của khách hàng và đem lại sự hài lòng cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của Tuấn Linh.

+ Mang lại giá trị đích thực cho người lao động, họ là những người đang ngày đêm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ đưa đến tay khách hàng, họ chính là đại diện cho công ty tiếp xúc với khách hàng. Tuấn Linh đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi chăm lo đời sống, có chính sách thu nhập đãi ngộ, đào tạo nâng cao kiến thức tay nghề đối với người lao động.

+ Mang lại giá trị cho cộng đồng, xã hội,…

+ Đem lại lợi nhuận cho công ty-mục tiêu kinh doanh cơ bản của mỗi doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của công ty thương mại Tuấn Linh sang Hoa Kỳ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w