Những hạn chế

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của công ty thương mại Tuấn Linh sang Hoa Kỳ (Trang 42)

Thứ nhất là mẫu mã và chủng loại hàng hoá của công ty chưa thật phong phú,

chủ yếu sản xuất do khách hàng đặt trước. Cho đến nay lượng hàng sản xuất ra phần lớn do khách hàng đưa mẫu đến. Công ty chỉ chế tạo sản phẩm giống hệt hàng mẫu và giao cho khách. Hoạt động xuất khẩu của công ty chủ yếu là gia công xuất khẩu. Điều này dẫn tới sự bị động trong khâu nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới. Đây cũng là đặc điếm chung của các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc Việt Nam trong thời kỳ hiện nay.

Thứ hai là hoạt động xuất khẩu của công ty còn mang tính bị động, chưa có khả

năng hướng dẫn, kích thích thị hiếu người tiêu dùng (điều này là rất cần thiết trong cơ chế thị trường). Đặc biệt là công tác nghiên cứu thị trường còn nhiều khó khăn, các chi phí liên quan tới đào tạo nghiên cứu thị trường thường rất lớn. Muốn có được thông tin chính xác về thị hiếu và sở thích tiêu dùng của người tiêu dùng nước ngoài, cần phải nhờ đội ngũ chuyên gia nước ngoài tống họp và đánh giá, cũng như đưa ra các mẫu thiết kế thích hợp. Điều này đồng nghĩa với việc tăng chi phí sản xuất của công ty.

Thứ ba là lợi nhuận công ty thu được không cao, thu nhập người lao động vẫn

còn thấp so với tiềm năng. Do một phần không nhỏ nhận gia công xuất khẩu, nên lợi nhuận thường phải chia sẻ với các nhà nhập khẩu trung gian người nước ngoài, các công ty môi giới xuất khẩu. Thương hiệu hàng may mặc Việt Nam vẫn đang trên con đường khẳng định tên tuổi của mình trên thị trường thế giới. Nhưng muốn tạo được thương hiệu trên thị trường thế giới cần có chiến lược quảng bá thương hiệu dài hạn và cần phải xây dựng kỹ lưỡng.

Thứ tư là mặc dù đã có sự mở rộng song thị trường xuất khẩu của công ty còn

nhỏ hẹp và chưa ổn định, đa số các bạn hàng của công ty vẫn tiêu thụ hàng hoá theo mùa vụ vì vậy dễ gặp rủi ro. Trong kinh doanh có thể gặp phải nhiều rủi ro như: Rủi ro công nghệ, rủi ro sức mua... Song rủi ro thị trường có hiệu quả nghiêm trọng nhất. Bởi vì hàng hoá sản xuất ra đã bỏ tốn phí nhung không tiêu thụ được. Vì vậy những năm tới công ty cần có chính sách tiếp tục mở rộng thị trường sang các khu vực khác nữa

đế nhằm hạn chế rủi ro.

Cuối cùng là tình trạng công ty phải chịu giá đắt khi nhập nguyên liệu vẫn thường xuyên xảy ra, nguồn cung úng đầu vào thường không ổn định, không phát huy được sức mạnh của hiệp hội các nhà kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc trong nước và rất bất ổn trong sản xuất và tiến độ giao hàng

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của công ty thương mại Tuấn Linh sang Hoa Kỳ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w