Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương hiệu Nicotextour tại công ty Truyền thông Nicotex Việt Nam

Một phần của tài liệu luận văn quản trị thương hiệu Hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương hiệu Nicotextour của công ty Truyền thông Nicotex Việt Nam (Trang 44)

d. Bán hàng cá nhân

3.4 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương hiệu Nicotextour tại công ty Truyền thông Nicotex Việt Nam

Nicotextour tại công ty Truyền thông Nicotex Việt Nam

Đối với Nhà nước và Bộ Thể thao- Văn hóa và Du lịch: để phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Chính phủ và Bộ Thể thao- Văn hóa và Du lịch cần có hệ thống chính sách phát triển du lịch phù hợp bao gồm các chính sách trong dài hạn và các chính sách cấp bách cần phải thực hiện ngay và thể hiện trong chiến lược, quy hoạch, các chương trình, đề án phát triển du lịch.

• Chính sách dài hạn

Thứ nhất: Cục xúc tiến thương mại cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng và ban hành các quy định cho hoạt động quảng cáo ở nước ta. Cải cách thủ tục hành chính, tăng cường quản lý nhà nước và tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển hoạt động xúc tiến thương hiệu. Bên cạnh đó nhà nước cần điều chỉnh lại công tác kiểm tra giám sát các hoạt động xúc tiến thương hiệu ở các doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

Thứ hai: Khuyến khích du lịch, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, tăng cường năng lực, ứng dụng công nghệ cao, đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh, miễn thị thực; khuyến khích đầu tư các ngành nghề du lịch đặc biệt là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch; ưu đãi đầu tư đối với vùng sâu vùng xa có tiềm năng du lịch nhưng khả năng tiếp cận hạn chế; hình thành quỹ thời gian nghỉ ngơi khuyến khích du lịch, tăng cường du lịch giáo dục, du lịch công đoàn, chú trọng du lịch cao cấp...

Thứ ba: Kiểm soát chất lượng dịch vụ, tăng cường nâng cao nhận thức kiến thức về quản lý chất lượng, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn chất lượng, phát triển tôn vinh thương hiệu doanh nghiệp. Nhà nước cần tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực quản lý, giám sát và thực hiện hoạt động xúc tiến thương hiệu.

Đầu tư tập trung cho các khu du lịch trọng điểm quốc gia có sức cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế: Ưu đãi bằng công cụ tài chính, thu hút FDI, hỗ trợ trực tiếp của nhà nước về cơ sở hạ tầng, phát triển sản phẩm, phân cấp quản lý đối với khu du lịch quốc gia.

Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng vùng, quốc gia có sức cạnh tranh khu vực và quốc tế: tăng cường nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược sản phẩm, khuyến khích sản phẩm mới có tính chiến lược, hỗ trợ xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch vùng, thương hiệu quốc gia, liên kết khai thác giá trị văn hóa, sinh thái và những tài nguyên du lịch nổi bật của vùng miền.

Xúc tiến quảng bá tại các thị trường trọng điểm: tăng cường nghiên cứu thị trường, phân đoạn thị trường mục tiêu, hỗ trợ về tài chính đối với các thị trường trọng điểm, quảng bá những thương hiệu mạnh theo phân đoạn thị trường trọng điểm, hình thành các kênh quảng bá toàn cầu (văn phòng đại diện du lịch)...

Phát triển du lịch cộng đồng: khuyến khích hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn nông nghiệp, các làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, tăng cường năng lực tham gia của cộng đồng, tuyên truyền nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ trang thiết bị cơ bản, phát triển mô hình nghỉ tại nhà dân, tăng cường trách nhiệm kinh tế, chia sẻ lợi ích với cộng đồng, hỗ trợ xúc tiến quảng bá du lịch cộng đồng,...

Trợ giúp một phần chi phí cho chính sách xúc tiến thương hiệu tại các doanh nghiệp, hiện nay chi phí cho hoạt động quảng cáo là khá lớn trong khi ở nước ta hầu hết đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì vậy nhà nước có chính sách hỗ trợ giá cho các doanh nghiệp thực hiện quảng cáo.

Nhà nước cần xây dựng các cơ sở hạ tầng hiện đại cho các hội trợ triển lãm: hiện nay ở nước ta mới có một số ít các triển lãm du lịch với quy mô nhỏ, các cuộc triển lãm mà các doanh nghiệp Việt Nam tham gia thì hầu hết chưa có tên tuổi và chưa thu hút được nhiều khách hàng, chính vì vậy nhà nước nên đầu tư một số các trung tâm triển lãm lớn hơn để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam.

KẾT LUẬN

Qua những vấn đề đã nghiên cứu trên ta thấy được tầm quan trọng của việc phát triển các hoạt động xúc tiến thương hiệu trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và cụ thể ở đây là tại các công ty kinh doanh dịch vụ du lịch. Hiện nay trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, việc tăng cường phát triển các hoạt động xúc tiến thương hiệu tốt đóng vai trò then chốt quyết định không chỉ thành công về mặt lợi nhuận của hoạt động kinh doanh mà còn là nền tảng vững chắc để thương hiệu và công ty có thể tồn tại lâu bền và vững vàng hơn trong tương lai. Vì vậy doanh nghiệp nào càng phát triển mạnh mẽ hoạt động xúc tiến thương hiệu thì thương hiệu đó càng có lợi thế trong việc khẳng định cũng như củng cố vị thế của mình trên thị trường và trong tâm trí khách hàng.

Nghiên cứu về thực trạng hoạt động xúc tiến thương hiệu tại Công ty Truyền thông Nicotex Việt Nam em đã nhận thấy những điểm mạnh, điểm yếu, thành công và những tồn tại trong công tác thực hiện hoạt động xúc tiến thương hiệu từ đó tìm ra những nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại này đồng thời đưa ra những định hướng phát triển các hoạt động xúc tiến thương hiệu cho công ty hiệu quả hơn trong tương lai.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị thương hiệu Hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương hiệu Nicotextour của công ty Truyền thông Nicotex Việt Nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w