Sự cần thiết hoàn thiện kế hoạch kinh doan hở Chi nhánh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế hoạch kinh doanh tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thị xã Phúc Yên (Trang 63)

- Năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng trong nước còn yếu so với các Ngân hàng nước

B, Hoạt động quản trị điều hành

2.4.2. Sự cần thiết hoàn thiện kế hoạch kinh doan hở Chi nhánh

Ngân hàng là ngành kinh tế đặc thù trong nền kinh tế quốc dân, nhiệm vụ chủ yếu của nó là tập trung và phân phối vốn trong nền kinh tế, phục vụ sản xuất kinh doanh, hoạt động ngân hàng có liên quan đến mọi lĩnh vực, đời sống, kinh tế, xã hội. Sự ổn định và phát triển của hệ thống Ngân hàng có liên quan đến sự ổn định của nền kinh tế. Vì vậy, hoạt động Ngân hàng, đặc biệt hoàn thiện kế hoạch kinh doanh phải được đảm bảo chính xác và hiệu quả. Nâng cao hiệu quả kế hoạch kinh doanh có ý nghĩa rất lớn đối với ngân hàng nói chung cũng như BIDV Chi nhánh Phúc Yên nói riêng.

Một trong những quan niệm sai lầm về công tác xây dựng kế hoạch đó là coi việc lập kế hoạch là của riêng Ban lãnh đạo do đó dẫn đến tình trạng kế hoạch được hình thành trong "chân không", hơn nữa còn tạo ra sự căng thẳng không đáng có giữa các nhà kế hoạch và người thực hiện. Công tác xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch ở Chi nhánh tuy không rơi vào tình trạng nghiêm trọng song vẫn còn hạn chế là chưa gắn kết chặt chẽ được các bộ phận với nhau, hỗ trợ nhau trong việc xây dựng kế hoạch và đặc biệt là lôi kéo được sự tham gia trực tiếp của toàn thể nhân viên trong Chi nhánh vào công tác này. Vì vậy cần phải hoàn thiện hơn trong khâu tổ chức xây dựng kế hoạch.

Mặt khác, hiện nay với những đặc điểm riêng có của ngành Ngân hàng, kế hoạch của Chi nhánh đang được xây dựng dựa trên những căn cứ phù hợp, đúng đắn. Tuy nhiên, những căn cứ này chưa thật đầy đủ và có độ chính xác cao, chủ yếu là các căn cứ thuộc về yếu tố bên trong Chi nhánh như : định hướng phát triển 5 năm, phương hướng kế hoạch hàng năm mà Hội sở chính giao ; kết quả kinh doanh kỳ trước, … Các căn cứ bên ngoài còn ít được sử dụng hoặc sử dụng ở dạng đơn giản là thu thập số liệu qua các phương tiện thông tin đại chúng như căn cứ vào tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ phát triển của ngành, chưa có sự thu thập các thông tin về thị trường một cách độc lập, không phân tích cũng như đánh giá và dự báo chúng một cách đầy đủ. Điều này do hạn chế của bộ phận thị trường, cũng như chưa được đôn đốc, chỉ đạo đúng đắn từ Ban giám đốc. Hơn thế nữa, việc đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường để lập kế hoạch chưa được chu ý đúng mức, còn lơ là. Vì vậy cần hoàn thiện phương pháp lập kế hoạch.

Bản kế hoach kinh doanh của Chi nhánh còn rất nhiều hạn chế về mặt nội dung như sau :

+ Các nội dung trong một bản kế hoạch kinh doanh chưa được đầy đủ, còn sơ sài chưa phản ánh đúng được phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu và chỉ tiêu để thực hiện kế hoạch.

+ Các chương trình, dự án chưa phù hợp với tình hình thực tê của Chi nhánh, để tránh sự thụ động khi thực hiện kế hoạch chung. Hệ thống kế hoạch chức năng chưa đầy đủ

+ Quy mô – cơ cấu – tỷ trọng… hợp lý, còn chạy chạy theo tăng trưởng, chạy theo thành tích vì nếu không kiểm soát được tình hình có thể dẫn đến mất tính an toàn và kém hiệu quả.

Vì vậy cần phải hoàn thiện thêm trong công tác viết nội dung bản kế hoạch kinh doanh sao cho hợp lý với hoạt động kinh doanh của ngân hàng và các mục tiêu , chỉ tiêu của Tổng ngân hàng đưa xuống.

Ngoài ra còn phải quan tâm đến các vấn đề sau:

Sự phát triển nhanh về quy mô của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Trong những năm gần đây Chi nhánh đã có sự phát triển về quy mô rất mạnh mẽ, tổng tài sản của Chi nhánh đã lên tới 1576 tỷ đồng, vốn điều lệ tăng lên 1465 tỷ đồng so với 1344 tỷ đồng năm 2011. Lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh tăng trưởng mạnh. Nợ xấu được kiểm soát ở mức nhỏ hơn 2%.

Về phát triển mạng lưới Chi nhánh tiếp tục mở rộng thêm nhiều địa điểm giao dịch, chủ động chiếm lĩnh thị trường cũng là một mục tiêu mà Chi nhánh không ngững nỗ lực thực hiện trong thời gian qua.

Về phát triển sản phẩm dịch vụ, trong xu hướng chung nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng đa dạng của khác hàng, năm 2012 đã đánh dấu những bước tiến của Chi nhánh trong công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Các sản phẩm liên kết giữa Chi nhánh với các công ty bảo hiểm như sản phẩm bảo hiểm tín dụng thương mại, sản phảm liên kết ngân hàng- chứng khoán… cũng đang trong quá trình nghiên cứu và tiến hành hoàn thiện.

Song song với hoạt động kinh doanh, trong suốt thời gian qua, Chi nhánh đều coi việc tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, đóng góp cho sự phát triển chung của cộng đồng là nhiệm vụ chính yếu của mình. Xuất phát từ tinh thần ấy, đồng thời với tư cách là thành viên của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Ngân hàng đã đều đặn tổ chức nhiều hoạt động như khám chữa bệnh từ thiện, hỗ trợ trang thiết bị y tế, thăm hỏi, ủng hộ các gia đình nghèo trên địa bạn Thị xã.

Những quy định của nhà nước

Ngành ngân hàng là một ngành có sự ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của một quốc gia. Vì vậy nhà nước rất quan tâm đến ngành ngân hàng và có rất nhiều chính sách tác động. Nhà nước luôn theo giỏi hoạt động của các ngân hàng một các sát sao và có những điều chỉnh liên tục theo những biến động của nền kinh tế trong nước và thế giới. Các chính sách của nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các ngân hàng thương mại, bao gồm chính sách về lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, tiền gửi dự trữ bắt buộc và cơ chế về tín phiếu…Mỗi khi nhà nước đưa ra một chính sách mới nó thường có tác động mạnh đến nền kinh tế, các ngân hàng qua đó cũng phải có những sự điều chỉnh hợp lý tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn.

Những thay đổi trong chính sách tiền tệ của nhà nước thường có tính điều chỉnh ngắn hạn, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải có sự điều chỉnh kịp thời, phản ứng kịp với các chính sách nhà nước. Vì vậy người làm kế hoạch phải thực sự linh hoạt liên tục theo giỏi và có biện pháp điều chỉnh kịp thời giảm bớt ảnh hưởng xấu và tận dụng tốt những thuận lợi từ các chính sách của nhà nước.

Sự biến động của thị trường

Trong tình hình nền kinh tế đang khung hoảng, ngành ngân hàng là ngành chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề nhất. Tuy vậy khả năng có nhiều ngân hàng gia nhập

mới là rất nhiều. Gần đây nhiều ngân hàng có quy mô nhỏ cũng được thành lập, đây là một khó khăn rất lớn đối với các ngân hàng đang hoạt động ở Việt Nam. Ngoài ra các ngân hàng ngoại đang đầu tư vào Việt Nam cũng sẽ là những đối thủ cạnh tranh rất lớn làm giảm thị phần của các doanh nghiệp trong nước.

Hiện nay trong tình cảnh kinh tế khung hoảng, thị trường tín dụng ngân hàng đang có xu hướng tăng thị phần dịch vụ cá nhân, đây là một thị trường mang lại nhiều lợi nhuận và doanh thu cho các ngân hàng trong thời gian gần đây.

Những khó khăn trên đòi hỏi các ngân hàng phải có được tầm nhìn đúng đắn, định vị thị trường tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

Sự hội nhập kinh tế thế giới:

Mở cửa thị trường hội nhập vào nền kinh tế thế giới các ngân hàng sẽ có nhiều thuận lời, tuy nhiên các ngân hàng cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đó là khó khăn về tài chính, trình độ chuyên môn, sự canh tranh về các san phẩm dịch vụ…

Mở cửa thị trường tài chính làm tăng số lượng các ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý, áp lực cạnh tranh cũng tăng dần theo lộ trình nới lỏng các qui định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài, nhất là về mở chi nhánh và các điểm giao dịch, phạm vi hoạt động, hạn chế về đối tượng khách hàng và tiền gửi được phép huy động, khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng, trong khi các tổ chức tài chính Việt Nam còn nhiều yếu kém. Trình độ chuyên môn và trình độ quản lý còn bất cập, hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh thấp, nợ quá hạn cao, khả năng chống đỡ rủi ro còn kém, vốn nhỏ, năng lực tài chính thấp, chất lượng tài sản chưa cao; Hoạt động tín dụng được mở rộng nhanh chóng nhưng rủi ro tín dụng chưa được kiểm soát và đánh giá một cách chặt chẽ, chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế và yêu cầu hội nhập; Sản phẩm và dịch vụ còn đơn điệu, tính tiện ích chưa cao, chất lượng dịch vụ thấp. Qui trình quản trị trong các TCTD Việt Nam chưa phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, tính minh bạch thấp, chưa hình thành môi trường làm việc và văn hóa kinh doanh lành mạnh do vai trò và trách nhiệm của các vị trí công tác chưa rõ ràng, hệ thống thông tin quản lý và quản lý rủi ro chưa hiệu quả; Hạ tầng công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán lạc hậu và có nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực quản lý điều hành của NHNN và khả năng chống đỡ rủi ro của các NHTM còn nhiều hạn chế; Thể chế của hệ thống ngân hàng còn nhiều bất cập, hệ thống pháp luật về ngân hàng thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với yêu cầu cải cách và lộ trình hội nhập. Vì thế, các NHTM Việt Nam sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh về qui mô, khách hàng và hệ thống kênh

phân phối, nhất là từ năm 2010, khi những hạn chế nêu trên và sự phân biệt đối xử bị loại bỏ căn bản. Sau thời gian đó, qui mô hoạt động và khả năng tiếp cận thị trường, các nhóm khách hàng, chủng loại dịch vụ do các ngân hàng nước ngoài cung cấp sẽ tăng lên. Đáng chú ý, rủi ro đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể tăng lên do các ngân hàng nước ngoài nắm quyền kiểm soát một số tổ chức tài chính trong nước thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, liên kết kinh doanh; một số tổ chức tài chính trong nước sẽ gặp rủi ro và có nguy cơ thua lỗ, phá sản do sức cạnh tranh kém và không có khả năng kiểm soát rủi ro khi tham gia các hoạt động ngân hàng quốc tế.

Mở cửa thị trường tài chính trong nước làm tăng rủi ro do những tác động từ bên ngoài, cơ hội tận dụng chênh lệch tỉ giá, lãi suất giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế giảm dần. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng phải đối mặt với các cơn sốc kinh tế, tài chính quốc tế và nguy cơ khủng hoảng. Trong trường hợp đó, thị trường vốn chưa phát triển sẽ khiến hệ thống ngân hàng phải chịu mức độ thiệt hại lớn hơn do rủi ro gây lên.

Tóm lại, hoàn thiện kế hoạch kinh doanh luôn là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu của BIDV Chi nhánh Phúc Yên trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh của mình, là sự cần thiết và khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của Ngân hàng.

CHƯƠNG III

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIÁI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ HOẠCHKINH DOANH Ở NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế hoạch kinh doanh tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thị xã Phúc Yên (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w