7 Malquist là chỉ số nhân tố tổng hợp được đo lường bằng sự thay đổi của TFP qua 4 năm từ 2008 đến 2011 Trong đó: effch: Thay đổi hiệu quả kỹ thuật; techch thay đổi tiến bộ
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Bài nghiên cứu với đề tài “ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2011” đã tập trung đo lường hiệu quả kĩ thuật, nghiên cứu xu hướng biến động của hiệu quả kĩ thuật, đồng thời đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu quả kĩ thuật của hệ thống ngân hàng thương mại nước ta. Cách tiếp cận hiệu quả kĩ thuật nhóm nghiên cứu đã thực hiện đó là phân tích hiệu quả của các kết hợp sử dụng đầu vào để tạo ra đầu ra sao cho tối ưu nhất. Kết quả nghiên cứu giúp cho các ngân hàng cân nhắc trong việc chọn lựa hướng đi của ngân hàng trong thời gian sắp tới để đạt được hiệu quả hoạt động tốt nhất. Quan sát xu hướng biến động hiệu quả kĩ thuật, cũng với bảng xếp hạng các ngân hàng giúp các nhà quản lí có cái nhìn tổng quan về thực trạng hiệu quả kĩ thuật cùng với các nhân tố và xu hướng tác động tới hiệu quả kĩ thuật của các ngân hàng, từ đó đưa ra kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả kĩ thuật và khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay ở Việt Nam cho phù hợp với yêu cầu đổi mới và đòi hỏi của xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Bởi vì sự sống còn của nền tài chính quốc gia hoàn toàn phụ thuộc vào sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng thương mại và hệ thống này hiện là nhân tố thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi ở Việt Nam. Bằng việc sử dụng hệ thống các phương pháp từ đánh giá truyền thống đến những phương pháp định lượng hiện đại nhất mà hiện nay đang được sử dụng khá phổ biến trong phân tích, nhóm nghiên cứu đã vận dụng một cách linh hoạt phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA), sử dụng chỉ số Malmquist và mô hình hồi quy Tobit vào trong quá trình đánh giá hiệu quả kĩ thuật của các ngân hàng
thương mại. Kết quả phân tích mà nhóm nghiên cứu đã tìm thấy trong bài nghiên cứu đó là:
Thứ nhất, có sự chênh lệch rất lớn về hiệu quả kĩ thuật giữa nhóm các ngân hàng hoạt động tốt nhất ( nhóm ngân hàng xếp loại A) và nhóm các ngân hàng hoạt động kém hiệu quả ( nhóm các ngân hàng xếp loại C). Trong đó số ngân hàng xếp loại C vẫn chiếm ưu thế. Điều này phản ánh thực trạng hiện nay của ngành ngân hàng Việt Nam đó là số lượng ngân hàng nhiều, nhưng quy mô của hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam lả nhỏ, nhỏ hơn so với các ngân hàng có quy mô trung bình của khu vực. Hiệu quả hoạt động chưa cao, chỉ số về hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam còn thấp, thay đổi bất thường qua các năm. Đây cũng là các ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, tài chính kém lành mạnh và dễ bị tổn thương khi môi trường kinh doanh thay đổi.
Thứ hai, thứ hạng của các ngân hàng thay đổi mạnh qua các năm, đặc biệt có thể kể tới nhóm các ngân hàng có nguồn gốc ngân hàng thương mại nhà nước đang bị các ngân hàng thương mại cổ phần chiếm dần ưu thế.
Thứ ba, tiến bộ kĩ thuật là nguyên nhân căn bản của tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp TFP của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008-2011. Tiến bộ kĩ thuật đóng góp phần lớn cho tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp trong khi đó tiến bộ công nghệ được sử dụng lại giảm đáng kể trong giai đoạn này. Chính quy mô, năng lực tài chính đã hạn chế khả năng tiếp cận các công nghệ tiên tiến, hiện đại của các ngân hàng, mặt khác cũng cho thấy các ngân hàng chưa thực sự chú trọng đến công nghệ vận hành hệ thống hiện tại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
Thứ tư, khi nhắc đến hoạt động của ngành ngân hàng thì chắc ai cũng nghĩ đến hai hoạt động chính là cho vay và huy động. Tuy nhiên, huy động và cho vay bao nhiêu, cơ cấu huy động và cho vay thế nào thì tối ưu, cũng ảnh
hưởng của nó đến hiệu quả kĩ thuật của ngân hàng thì không phải ai cũng có thể nhìn thấy. Bên cạnh đó, sức mạnh của các nhân tố phi tài chính là số năm kinh nghiệm và mạng lưới chi nhánh cũng hết sức quan trọng cần được nghiên cứu, đo lường mức độ ảnh hưởng của nó tới hiệu quả kĩ thuật. Nhờ sử dụng mô hình hồi quy Tobit, đã chỉ rõ việc tăng cường huy động vốn và mở rộng tín dụng không phải là giải pháp thông minh để nâng cao hiệu quả kĩ thuật cho các ngân hàng trong giai đoạn này. Đồng thời, kinh nghiệm hoạt động lâu dài cùng mạng lưới chi nhánh rộng khắp sẽ là thế mạnh của các ngân hàng đang sở hữu 2 nhân tố này.
5.2. Kiến nghị:
Hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại là yếu tố quyết định trực tiếp tới vấn đề tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng, phản ánh trình độ trong việc sử dụng các nguồn lực để đạt được lợi nhuận cao nhất với tổng chi phí thấp nhất. Trong đó, hiệu quả kỹ thuật là một nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả kỹ thuật là mục tiêu hàng đầu của các ngân hàng thương mại hiện nay. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động là tương đối thấp, giao động xung quanh trong mức TE bằng 0,5. Đặt trong sự thay đổi qua từng năm, chỉ số Malmquist cũng chỉ ra rằng, dù qui mô có được cải thiện, tiềm lực tài chính có được nâng cao thì năng suất hoạt động hầu như không thay đổi. Điều đó cho thấy việc sử dụng năng lực các yếu tố đầu vào là chưa hợp lý, vẫn còn tồn tại sự phi hiệu quả lớn. Điều này gợi ý rằng các ngân hàng còn rất nhiều khả năng để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình nếu biết nắm bắt được cơ hội và nhạy bén trước các thời cơ. Để làm được điều đó, các ngân hàng phải tâp trung cải tiến năng lực hoạt động của mình bằng cách:
Một ngân hàng có uy tín thì mới có thể tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Vì vậy việc nâng cao chất lượng tín dụng nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro và đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là hết sức cần thiết. Để hạn chế rủi ro các ngân hàng nên tăng cường phân cấp trong xét duyệt tín dụng và chỉ rõ vai trò của từng cấp bậc. Đồng thời, các ngân hàng nên chú trọng khả năng trả nợ của khách hàng chứ không phải tài sản thế chấp, từ đó sẽ tránh được khoản nợ khó đòi. Bên cạnh hoạt động tín dụng, NHTM cũng nên đa dạng hóa những hoạt động kinh doanh khác nhau nhằm tận dụng tối đa hiệu quả sử dụng vốn và nâng cao tính thanh khoản.
- Nâng cao kỹ năng quản trị điều hành.
Giống như các ngành kinh doanh khác, năng lực điều hành của ban quản trị là điều kiện cần để đưa ngân hàng bước lên những bước phát triển mới. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, tình hình kinh tế biến động rất nhanh, đòi hỏi phải có các cán bộ lãnh đạo có năng lực, nhạy bén để nắm bắt thông tin, dự báo, xử lí kịp thời những tình huống phát sinh, kịp thời nắm bắt những cơ hội phát triển, tối thiểu hóa rủi ro cho ngân hàng.
- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Ở tất cả các doanh nghiệp, nhân lực là yếu tố không thể thiếu, hiệu quả hoạt động của người lao động cũng là hiệu quả của ngân hàng. Do đó,nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là việc làm thiết yếu để nâng cao hiệu quả hoạt động. Để có được nguồn nhân lực chất lượng cao thì các ngân hàng nên xây dựng kế hoạch tuyển dụng hằng năm, đảm bảo tuyển dụng những cán bộ có kiến thức và đạo đức nghề nghiệp, phù hợp với yêu cầu của từng bộ phận chuyên môn; thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kinh nghiệm cho các cán bộ công nhân viên nhằm đáp ững nhu cầu ngày càng cao của công việc. Bên cạnh đó, các ngân hàng nên có những kì sát
hạch nghiệp vụ thường niên để cắt giảm những nhân viên có trình độ năng lực yếu, không đáp ứng yêu cầu công việc.
- Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.
Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động kinh doanh là xu thế chung của tất cả các ngân hàng trên thế giới, không chỉ giúp công việc được tiến hành dễ dàng hơn, nhanh gọn hơn mà còn tiết kiệm chi phí thông qua đó nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Công nghệ kỹ thuật, công nghệ thông tin là những công nghệ cần được ưu tiên đầu tư cho sự phát triển của các NHTM .
Đặt lợi nhuận trước thuế trong mối tương quan với các biến đầu vào, gồm: vốn chủ sở hữu, chi phí lao động và tài sản cố định. Đây là các biến quan trọng để đánh giá được tiềm lực tài chính của một ngân hàng, trình độ quản lý và chế độ đãi ngộ với nhân viên. Vì vậy, để nâng cao doanh thu của ngân hàng cần sử dụng hiệu quả nguồn vốn, xây dựng một hệ thống quản lý chuyên nghiệp. Ngoài ra chất lượng chuyên môn của nhân viên vẫn là yếu tố then chốt để nâng cao năng suất hoạt động. Để làm được điều này, ngân hàng ngoài việc đào tạo đội ngũ lao động có kinh nghiệm còn cần một chế độ đãi ngộ và một mức lương hợp lý.
Một trong những chỉ tiêu được sử dụng để thể hiện quy mô, sức mạnh hoạt động, khả năng chiếm lĩnh thị trường của các ngân hàng là Tổng dư nợ cho vay và Tổng vốn huy động / Lao động . Tuy nhiên kết quả ước lượng được trong mô hình Tobit thì các nhân tố này hiện nay lại có tác động ngược chiều đến hiệu quả kĩ thuật các ngân hàng. Đây cũng là những gì mà thực tế đang diễn ra trong giai đoạn vừa qua, đó là hiện tượng tăng trưởng tín dụng nóng và hệ lụy của nó thì ai cũng có thể thấy rõ. Vì vậy, trước tình hình như hiện nay, các ngân hàng cần phải cân nhắc kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định cho vay, quan tâm đến chất lượng khoản vay, tuân thủ đầy đủ quy trình tín dụng. Đặc biệt sau khi giải ngân cần phải thực hiện đầy đủ công tác giám sát các hoạt động vay vốn có thực hiện đúng như trong hợp đồng quy định,
cần dừng ngay việc cấp vốn khi thấy doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm. Để tài trợ cho các việc mở rộng tín dụng thì trong thời gian qua các ngân hàng phải huy động vốn bằng mọi cách, đây cũng là nguyên nhân làm suy giảm hiệu quả kĩ thuật của ngân hàng. Do tăng trưởng tín dụng nhanh hơn huy động vốn trên thị trường, trong đó có không ít các ngân hàng có quy mô nhỏ, mạng lưới huy động còn hạn hẹp, nhưng lại đẩy mạnh cho vay tín dụng, coi đó là sản phẩm chính để thúc đẩy ngân hàng phát triển. Thêm vào đó cơ cấu của tiền gửi không hợp lí dẫn đến tình trạng thiếu hụt thanh khoản. Để giải quyết vấn đề thanh khoản các ngân hàng phải tìm mọi cách để huy động giải quyết vấn đề thanh khoản của mình bằng cách huy động trên thị trường liên ngân hàng, cá biệt nhiều ngân hàng phải “ lách luật” huy động vượt trần lãi suất của ngân hàng nhà nước bằng các hình thức tặng thưởng bằng tiền và bằng hiện vật cho các cá nhân gửi tiền tiết kiệm. Điều này làm gia tăng rủi ro cho các ngân hàng thương mại, tất yếu dẫn đến suy giảm hiệu quả kĩ thuật của các ngân hàng. Chính vì vậy để hạn chế vấn đề này, ngân hàng nhà nước nên thường xuyên thanh tra, kiểm tra hoạt động huy động vốn của các ngân hàng, đặc biệt phải tính đến việc tăng năng lực tài chính đảm bảo an toàn hoạt động trong điều kiện kinh tế khó khăn bằng cách buộc các ngân hàng phải tăng vốn điều lệ hoặc tiến tới sáp nhập các ngân hàng có quy mô nhỏ và vừa nhằm nâng cao “ sức khỏe” cho ngân hàng.
Thực tế chứng minh là các ngân hàng hoạt động lâu năm, mạng lưới chi nhánh phủ rộng khắp cả nước là các ngân hàng lớn, kinh doanh có hiệu quả. Có thể kể đến các ngân hàng như là: Vietcombank. Viettinbank. ACB… là các ngân hàng liên tục được xếp ở thứ hạng cao nhất mà nhóm nghiên cứu đưa ra. Đây là các ngân hàng có hiệu quả kĩ thuật trong nhiều năm liền gần như là cao tuyệt đối. Kết quả mô hình Tobit cũng chỉ ra kết quả như vậy. Hai nhân tố Số năm kinh nghiệm có ảnh hưởng khá lớn và tác động dương đến hiệu quả kĩ thuât. Tuy nhiên, ở nước ta các ngân hàng thương mại phần lớn là
mới thành lập, bề dày kinh nghiệm và khả năng mở rộng còn hạn chế, nếu không biết tận dụng, nắm bắt cơ hội thì rất khó để tồn tại trên thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Vì thế để rút ngắn khoảng cách đó, các ngân hàng cần xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tín dụng, quản lí chất lượng danh mục tín dụng nhằm hướng tới khách hàng, đáp ứng nhu cầu khách hàng với chất lượng cao nhưng vẫn đảm bảo một cách an toàn dựa trên những quy chuẩn và nguyên tắc nghiêm ngặt về hoạt động tín dụng theo chuẩn mực ngân hàng quốc tế. Bên cạnh đó, thường xuyên nâng cao kĩ năng nghiệp vụ ngân hàng cho đội ngũ nhân viên, để cao đạo đức của cán bộ tín dụng, xây dựng trung tâm đào tạo nhân viên theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm rút ngắn khoảng cách về kinh nghiệm với các ngân hàng có truyền thống hoạt động lâu năm. Cùng với đó là đề ra chiến lược mở rộng mạng lưới theo hướng trọng tâm, trọng điểm, tập trung khai thác những địa bản kinh doanh có hiệu quả, tích cực tìm hiểu thị trường mở rộng mạng lưới tới các vùng tiềm năng.
Phi hiệu quả trong hoạt động, năng lực tài chính chưa tương xứng với nhu cầu phát triển là những vấn đề còn tồn tại ở hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Sự phi hiệu quả trong hoạt động làm cho các ngân hàng dễ gặp rủi ro hơn bất cứ ngành nào. Năng lực tài chính non yếu, chậm được cải thiện đang là rào cản để các ngân hàng tiếp cận với các công nghệ sản xuất hiện đại, có khả năng nâng cao năng suất và cải thiện hiệu quả hoạt động. Nhận thức sai lầm về tác động của các nhân tố tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng đang làm cho tình hình hoạt động ngày càng gặp nhiều khó khăn. Tất cả những vấn đề trên được nhóm nghiên cứu tìm thấy trong quá trình nghiên cứu. Nhanh chóng nắm bắt những vấn đề này và xây dựng kế hoạch cải thiện là điều kiện tiên quyết mà các ngân hàng cần phải thực hiện để có thể tồn tại và phát triển trong sự sàng lọc khắt khe của thị trường tài chính trong những năm sắp tới.
Phụ lục
Phụ lục 1. Xếp hạng các ngân hàng thương mại các năm giai đoạn 2008-2011
Năm Xếp loại Số lượng Ngân hàng
2008 A A+ 5 A A+ 5 Lienvietpostbank MDB Vietcombank ACB Western Bank A 1 SEABANK B B+ 3 Techcombank Habubank Maritime Bank B 3 DongA Bank VietinBank MB C C+ 8 BIDV TienPhongBank Eximbank SHB SAIGONBANK Sacombank SCB OceanBank C 12 Kienlong Bank VIB VPBank Navibank DaiA Bank VIETABANK MHB Southern Bank HDBank OCB ABBank Nam A Bank
Năm Xếp hạng Số lượng Ngân hàng 2009 A A+ 6 Maritime Bank Techcombank MDB Vietcombank Lienvietpostbank ACB A 1 VietinBank B B+ 7 MB PG Bank Western Bank Habubank OceanBank Sacombank VIB B 8 BIDV DongA Bank Kienlong Bank SEABANK TienPhongBank SHB Eximbank Navibank C C+ 8 VIETABANK SCB VPBank ABBank HDBank SAIGONBANK