Nguồn số liệu: SB

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại (Trang 51)

có TE rất cao gần 0,8 được xếp loại B+. Mười ngân hàng còn lại xếp loại C có TE nhỏ nhất là 0,106 của MHB.

Năm 2011:

Trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2008-2010, hiệu quả kĩ thuật của các ngân hàng thương mại có chiều hướng chuyển biến tích cực. Tuy nhiên đến năm 2011 thì hiệu quả kĩ thuật lại giảm xuống còn 0.571, giảm 8,2% so với năm 2010. Năm 2011, kinh tế thế giới đối mặt với muôn vàn khó khăn, lạm phát tăng cao, khủng hoảng nợ công ở châu Âu diễn biến phức tạp, thị trường tài chính biến động với giá vàng tăng, thị trường chứng khoán suy giảm… Kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn nhất là những tháng đầu năm, lạm phát tăng cao, thâm hụt cán cân thương mại… Trong bối cảnh chung ấy, ngành Ngân hàng là đối tượng chịu ảnh hưởng đầu tiên và mạnh mẽ nhất: Nợ xấu tăng cao, thanh khoản kém, lãi suất, tỷ giá và giá vàng biến động phức tạp làm cho hoạt động ngân hàng trì trệ, chìm trong ảm đảm, hiệu quả hoạt động suy giảm nặng nề.

Đi cùng với sự giảm xuống của hiệu quả kĩ thuật thì hiệu quả kĩ thuật thuần túy cũng giảm còn 0.643, chỉ bằng 88% so với năm 2010. Ngược lại với các năm trước thì hiệu quả quy mô trong giai đoạn 2010 lại tăng nhẹ, từ 0.854 năm 2010 lên 0.892 năm 2011. Qua số liệu của năm 2011, có thể thấy rằng trong giai đoạn vừa qua, ngành ngân hàng vẫn chưa chuẩn bị được hướng đi hiệu quả để thoát khỏi khủng hoảng, tuy nhiên những con số này cũng đang được cải thiện đáng kể qua từng năm, báo hiệu một nền tài chính khá lạc quan trong giai đoạn sắp tới. Nghiên cứu có cũng có cùng quan điểm với nhiều học giả như Thạc sĩ Lê Văn Hinh : "Năm 2011, khu vực ngân hàng chắc chắn có cách tăng trưởng mới theo cách ổn định, tiến lên cẩn trọng trên cơ sở có tầm nhìn dài hơi. Xã hội thường kỳ vọng vào sự bùng nổ, nhưng lý

thuyết và thực tế chỉ ra rằng sự chuẩn bị và sự cất cánh cẩn trọng, an toàn sẽ cho một ngành hay một nền kinh tế tiến lên bền vững hơn mà không tốn kém bởi các cú sốc, các đổ vỡ hay khủng hoảng. Người ta đang tin vào bước đi chắc chắn của ngành ngân hàng từ năm 2011. "

Đứng đầu bảng xếp hạng vẫn là những cái tên quen thuộc như ACB, TCB, EIB, VCB, CTG. . . Tuy nhiên, năm 2011 góp mặt thêm vào nhóm A có ngân hàng Bản Việt. Năm 2011, ngân hàng Bản việt hoạt động thực sự có hiệu quả , năm 2010 chỉ có 0.252 ở hạng C đến năm 2011 đã tăng lên 0.871 hạng A năm 2011. Bên cạnh đó cũng có những ngân hàng bị tụt hạng trong năm nay như MSB giảm từ 0.866 hạng A năm 2010 xuống còn 0.441 hạng C năm 2011. Những ngân hàng như DCB, LPB bị tụt hạng từ hạng A xuống hạng B. Ngân hàng BIDV, HBB, SEABANK có thứ hạng cao năm 2010 thì đến năm 2011 chỉ còn xếp hạng C. Có thể nói trong bối cảnh khó khăn này đã cho thấy bộ mặt năng lực hoạt động thực sự của các ngân hàng thương mại ở nước ta. Nếu ngân hàng nào vượt qua được sự sàng lọc này thì sẽ hứa hẹn một tương lai phát triển mạnh mẽ. Bảng xếp hạng cụ thể các ngân hàng thương mại năm 2011 (Xem phụ lục 1). Ta có bảng tóm tắt như sau:

Nhóm A: ACB, TCB, PGB, MDB, EIB, Vietcapital bank, VIB, CTG, VPB.

Nhóm B: MB, DCB, LPB, EAB, VCB, SCB, HDB.

Nhóm C: BIDV, NVB, KLB, MSB, HBB, NAB, SGB, WEB, VAB, Trustbank, ABB, PNB, SEABANK, MHB.

Số lượng ngân hàng loại C tăng lên 14 ngân hàng với TE khá thấp, ngân hàng MHB tiếp tục với TE ở mức thấp 0,102. Loại B giảm đáng kể từ 13 xuống còn 7 ngân hàng và chỉ có LPBvà DCB là B+. Trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời có các giải pháp quyết liệt nhằm ổn định thị trường tiền tệ, kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức

hợp lý, tăng cường các biện pháp thanh tra, giám sát, đảm bảo an toàn hoạt động ngành ngân hàng. Có 9 ngân hàng hoạt động hiệu quả xếp loại A trong đó 5 ngân hàng xếp loại A+ 5 ngân hàng xếp loại A có TE rất cao.

4.2.2 Phân tích xu hướng thay đổi hiệu quả kĩ thuật qua các năm từ 2008- 2011 sử dụng chỉ số Malmquist trong DEA.

Qua phân tích đánh giá hiệu quả kĩ thuật của các ngân hàng ở trên, phần nào nhận thấy được xu hướng thay đổi hiệu quả kĩ thuật trong giai đoạn 2008-2011. Sau đây, nhóm nghiên cứu chúng tôi sẽ sử dụng phần mềm DEA ước lượng chỉ số Malmquist để phân tích cụ thể hơn sự thay đổi hiệu quả kĩ thuật (effch), thay đổi công nghệ (techch) và chỉ số thay đổi năng suất tổng hợp (tfpch)

Bảng 6 :Kết quả ước lượng chỉ số Malmquist7 bằng DEA

Năm Effch techch Pech Sech Tfpch

2008-2009 1.547 0.903 1.723 0.898 1.397

2009-2010 0.976 0.955 0.968 1.008 0.931

2010-2011 0.857 0.913 1.001 0.856 0.782

2008-2011 1.09 0.923 1.186 0.918 1.006

Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại (Trang 51)