Sử dụng mô hình Tobit để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại (Trang 56)

7 Malquist là chỉ số nhân tố tổng hợp được đo lường bằng sự thay đổi của TFP qua 4 năm từ 2008 đến 2011 Trong đó: effch: Thay đổi hiệu quả kỹ thuật; techch thay đổi tiến bộ

4.3Sử dụng mô hình Tobit để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kĩ thuật

quả kĩ thuật

Bản chất của hoạt động ngân hàng như một cái “ chợ tiền” nơi diễn ra các hoạt động “ mua ” huy động và “ bán ” cho vay. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua hoạt động mua và bán đang bộc lộ nhiều vấn đề, các hoạt động này không giữ được trạng thái cân bằng tốt nhất gây ảnh hưởng đến những người tham gia mua bán và thị trường hoạt động chung. Đây cũng chính là những khó khăn mà ngành ngân hàng nước ta gặp phải trong giai đoạn vừa qua liên quan đến hai biến đầu ra và đầu vào là : Tổng dư nợ cho vay và Tổng huy động vốn/ lao động. Xuất phát từ các lí do trên mà nhóm nghiên cứu đã chọn hai biến này để xem xét các tác động của nó đến hiệu quả kĩ thuật của các ngân hàng thương mại, bên cạnh đó, hai nhân tố phi tài chính là Số năm kinh nghiệm hoạt động và Mạng lưới chi nhánh của các ngân hàng cũng là hai nhân tố có ảnh hưởng lớn đến tâm lí của khách hàng được nhóm nghiên cứu chọn để phân tích sự ảnh hưởng từ đó đưa ra nhận định trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong những giai đoạn tiếp theo.

Ở phần trên mới chỉ đánh giá hiệu quả kĩ thuật cũng như xu hướng biến động qua các năm tuy nhiên chưa chỉ ra được những nhân tố nào quyết định đến hiệu quả kĩ thuật của các ngân hàng. Sau đây nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình kinh tế lượng để ước lượng xem hiệu quả kĩ thuật (TE) phụ thuộc vào các biến nào và ý nghĩa của các biến đối với TE .Nhưng do Te bị chặn trong khoảng [0 1] nên mô hình hồi quy thông thường không sử dụng

được và trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng mô hình Tobit để khắc phục nhược điểm đó.

Đi sâu vào nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kỹ thuật (TE) của các ngân hàng thương mại nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng kết quả ước lượng mô hình Tobit tiêu biểu cho năm 2011, sử dụng quan sát 31 ngân hàng thương mại với mức ý nghĩa thống kê ở mức 5% . Qua quá trình nghiên cứu phân tích số liệu nhóm đã đưa ra những nhân tố có thể đưa vào mô hình như tỉ lệ vốn chủ sở hữu trên một lao động (VHD/LD), số năm kinh nghiệm (NKN), số chinh nhánh (CN) và tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại (DN).

Bảng kết quả ước lượng mô hình tobit phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam 2011 :

Bảng 7 : Kết quả ước lượng mô hình Tobit năm 20118

Nhìn vào kết quả cho thấy: Với mức ý nghĩa 5%, tất cả các biến số đều có ý nghĩa.

- Số năm kinh nghiệm và số chi nhánh ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả kĩ thuật TE.

- Vốn huy động/ lao động và dư nợ cho vay ảnh hưởng âm đến hiệu quả kĩ thuật TE.

 Số năm kinh nghiệm: Trong hoạt động tài chính việc xây dựng được thương hiệu, niềm tin đối với khách hàng là hết sức quan trọng. Khi 8 Kết quả nghiên cứu từ ước lượng mô hình Tobit với các biến gồm: TE: Tổng hiệu quả kỹ thuật (biến phụ thuộc ); VHD/LD: Bình quân vốn huy động trên một đơn vị lao động; NKN: Số năm kinh nghiệm; CN: Số chi nhánh; TDN: Tổng dư nợ. TE Coef. P>|t| VHD/LD -5.29E-08 1.74E-08 0.005 NKN 0.024557 0.003966 0.000 CN 0.001288 0.00054 0.024 TDN -3.40E-09 1.56E-09 0.038 Std.

một nhà đầu tư muốn đưa ra quyết định đầu tư tài sản của mình vào một ngân hàng nào đó thì điều mà người ta quan tâm hàng đầu chính là sự an toàn cho tài sản của họ, sau mới là tỉ suất sinh lời của ngân hàng đó. Vì thế mà xây dựng thương hiệu, chiếm lĩnh thị phần rộng lớn, tạo được niềm tin cho khách hàng là mục tiêu mà tất cả các ngân hàng đều hướng tới. Tuy nhiên không phải ngân hàng nào cũng làm được điều này, nó có sự khác biệt rất lớn giữa các ngân hàng lớn, có truyền thống hoạt động lâu năm và các ngân hàng quy mô nhỏ, mới ra đời. Sở dĩ các ngân hàng với bề dày hoạt động thì sẽ có một hệ thống quy trình quản lí rủi ro tốt, thể hiện khả năng nhạy bén trong xử lí và kiểm soát các hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong giai đoạn vừa qua. Do đó, nợ xấu của ngân hàng giảm đi, hoặc nếu có tăng thì tăng nhẹ, không đáng kể. Bên cạnh đó, qua quá trình hoạt động lâu dài ngân hàng đã sàng lọc, phân loại, chấm điểm các khách hàng khác nhau, từ đó giúp cho quyết định cho vay của ngân hàng nhanh chóng hơn và hạn chế rủi ro tối đa. Số năm hoạt động lớn cũng sẽ giúp cho các ngân hàng xây dựng được lòng tin đối với một lượng lớn khách hàng. Đồng thời, các ngân hàng có số năm kinh nghiệm hoạt động lớn thì có nhiều kinh nghiệm trong việc tuyển dụng và quản lí nhân lực, kinh nghiệm kinh doanh trong những lĩnh vực đem lại lợi nhuận cao, kinh nghiệm phân khúc khách hàng sao cho đạt hiệu quả tối đa. Số năm hoạt động lâu dài cũng đồng thời với quá trình tích lũy vốn cho ngân hàng, không ngừng nâng cao năng lực tài chính, cũng là nâng cáo khả năng chống đỡ với các cú sốc tài chính bất ngờ, đây cũng là điều kiện không thể thiếu trong bối cảnh nền kinh tế diễn biến bất thường như hiện nay.

 Dư nợ: Tổng dư nợ càng lớn thì TE càng thấp chỉ ra thực trạng hoạt động ngân hàng trong những năm qua, đó là vấn đề tăng trưởng tín

dụng nóng. Hầu hết các ngân hàng theo đuổi chiến lược tăng trưởng tín dụng nhanh trong khi năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng còn nhiều hạn chế và chậm được cải thiện, đặc biệt là các NHTMCP quy mô nhỏ hoặc các ngân hàng mới chuyển đổi dẫn đến nợ xấu tăng nhanh hơn dư nợ tín dụng. Một bộ phận không nhỏ vốn tín dụng của ngân hàng tập trung đầu tư vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, chẳng hạn bất động sản, chứng khoán. Khi các lĩnh vực này, đặc biệt là thị trường bất động sản, chứng khoán đóng băng và giá giảm sâu kéo theo nợ xấu cho vay lĩnh vực này tăng nhanh đe dọa khả năng thanh khoản của các ngân hàng.

Tổng dư nợ của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam tại thời điểm cuối năm 2011 vào khoảng 2.632.854 tỷ đồng. Tỷ lệ tín dụng ngân hàng/ GDP của Việt Nam tăng từ khoảng 20% năm 1998 lên 120% trong năm 2010. Chỉ số này đã giảm trong năm 2011 khi mà chính phủ thực hiện hàng loạt các chính sách thắt chặt tiền tệ cứng rắn. Tuy nhiên, bài học tăng trưởng tín dụng nóng bất chấp đến tính hiệu quả, chất lượng tín dụng của nhiều năm trước hẳn còn nguyên giá trị khi nó là nguyên nhân chính đã gây ra hệ lụy nợ xấu, gây bất ổn cho hệ thống các TCTD và cả nền kinh tế trong những năm tiếp theo. Nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh gia tăng rất mạnh đã tạo đầu ra thuận lợi cho các NH. Nhưng giữa các NH thương mại cũng đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt. NH này tìm cách đưa ra những ưu đãi cao hơn NH khác để lôi kéo các doanh nghiệp về phía mình, muốn vậy, ngân hàng buộc phải nới lỏng các rào cản tín dụng cho các doanh nghiệp vay vốn. Nguồn vốn được tiếp cận dễ dàng, làm cho nhiều doanh nghiệp đầu tư quá mạnh tay, mở rộng quy mô vượt quá khả năng quản lý, kiểm soát. Thực tế chỉ ra rằng,ngân hàng nào cho vay càng nhiều, song không có sự kiểm soát chặt các điều kiện tín dụng sẽ khó tránh được nguy cơ rủi ro nợ quá hạn. Kết quả là nợ xấu tăng

cao, đe dọa khả năng thanh khoản của các ngân hàng. Mặt khác, về phía NH, trình độ quản lý, thẩm định của nhiều cán bộ tín dụng chưa đáp ứng yêu cầu và còn chạy theo chỉ tiêu về tăng trưởng. Một khi cả DN và NH đều có những sơ sót và không nhận thức hết những rủi ro tiềm ẩn thì hậu quả khó lường. Và hậu quả của những năm tăng trưởng tín dụng nóng đối với hệ thống ngân hàng là tỉ lệ nợ xấu tăng đột biến, nhiều ngân hàng mất khả năng thanh khoản ( trong năm 2011 có thể kể tới HABUBANK tỉ lệ nợ xấu vượt ngưỡng an toàn cho phép của ngân hàng nhà nước) và tất nhiên để đảm bảo sự an toàn cho toàn hệ thống, mua bán- sáp nhập là các phương án mà các ngân hàng này sẽ phải tính tới.

Vì thế, thực tế đã chứng minh dư nợ tín dụng tăng cao trong bối cảnh nền kinh tế như hiện nay là nhân tố làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

 Số chi nhánh:

Nhìn chung thì số chi nhánh và tổng dư nợ có mối quan hệ cùng chiều, bởi mạng lưới chi nhánh của các ngân hàng càng rộng lớn thì khả năng cho vay sẽ tỉ lệ thuận với tốc độ mở rộng mạng lưới đó. Tuy nhiên kết quả thực nghiệm lại chỉ ra một kết luận mới. Trong khi tổng dư nợ có ảnh hưởng âm đến TE thì số chi nhánh và phòng giao dịch của các ngân hàng có ảnh hưởng dương đến TE. Nếu xem xét kĩ thì chúng không những không mâu thuẫn với nhau, mà còn phù hợp với đặc điểm của ngành ngân hàng hiện nay của nước ta. Đó là, số lượng chi nhánh mở ra ngày càng nhiều tuy nhiên lại tập trung phần nhiều ở các thành phố lớn, đây cũng là một sự khác biệt giữa nhóm các ngân hàng lâu năm, mạng lưới hoạt động rộng khắp và nhóm các ngân hàng mới thành lập, khả năng mở rộng chi nhánh hoạt động của mình còn hạn chế. Sự gia tăng mạng lưới kinh doanh độc lập với tổng dư nợ cho vay của chính ngân hàng đó, bởi thực tế cho thấy rằng hoạt động cho vay tập trung chủ yếu

ở một số địa bàn hoạt động nhất định và đối tượng cho vay cũng khác nhau. Các ngân hàng có dư nợ lớn tập trung ở một số chi nhánh nhất định, thường là các nơi tập trung nhiều doanh nghiệp tham gia sản xuất, đặc biệt nợ xấu của các ngân hàng chủ yếu là do cho các tập đoàn nhà nước vay vốn. Số vốn giải ngân cho các tập đoàn nhà nước chiếm phần lớn dư nợ tín dụng ở các ngân hàng, mà trong những năm qua, hoạt động của các tập đoàn này đi xuống rõ rệt, sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, đầu tư dàn trải, lãng phí, các khoản nợ tại các ngân hàng không có khả năng chi trả, các khoản nợ quá hạn chưa được thanh toán cho ngân hàng xảy ra thường xuyên. Vì thế tất yếu dẫn đến tỉ lệ nợ xấu không ngừng tăng ở các ngân hàng. Một lần nữa, cần nhắc lại sự quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư đó là sự an toàn tài chính, một ngân hàng lớn, uy tín là ngân hàng sở hữu một mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch phủ khắp các nơi có cần kênh dẫn vốn, giúp cho hoạt động sử dụng vốn đến được đối tượng muốn sử dụng và sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Mạng lưới các chi nhánh mở rộng, nâng cao khả năng cung cấp được nhiều dịch vụ tài chính cho nhiều đối tượng khác nhau, đa dạng hóa rủi ro, đồng thời tăng cường dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày một tốt hơn. Vì thế, số chi nhánh là nhân tố có ảnh hưởng dương tới TE.

 Vốn huy động/ lao động: có ảnh hưởng âm đến TE

Điều này là hoàn toàn hợp lí, bởi để tài trợ cho hoạt động cho vay của ngân hàng thì huy động cũng là yêu cầu đặt ra cho các ngân hàng để đảm bào các tiêu chuẩn an toàn đặt ra của ngân hàng nhà nước. Đồng thời với tăng trưởng tín dụng nóng thì các ngân hàng cũng ra sức ưu tiên hoạt động huy động vốn. Vì vậy sự gia tăng bất thường của hoạt động huy động vốn cũng báo động tình hình hoạt động kém an toàn của ngân hàng. Nguồn huy động không đủ đáp ứng các yêu cầu về an toàn như dự trữ bắt buộc khiến cho các ngân hàng phải huy động tiền trên các thị trường phi chính thức ( như lách

luật nâng lãi suất huy động quá mức cho phép, lãi suất qua đêm…) làm cho ngân hàng phải chịu nhiều chi phí cao làm cho TE của ngân hàng giảm xuống.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại (Trang 56)