THỰC TRẠNG NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-
3.1.2. Chỉ số thanh khoản:
Đo lường khả năng ngân hàng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Một ngân hàng hoạt động tốt là ngân hàng luôn đảm bảo được khả năng thanh khoản trong bất kì điều kiện nào. Đây cũng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng hoạt động của ngân hàng.
Không nằm ngoài dự đoán, các ngân hàng nhóm thứ nhất có các chỉ số về khả năng thanh khoản cao, chất lượng các dịch vụ được đảm bảo, tạo được niềm tin cho khách hàng, vì thế mà hoạt động kinh doanh luôn được duy trì an toàn và bền vững. Đây cũng là lợi thế để các ngân hàng có truyền thống
hoạt động, quy mô vốn lớn chiếm được phần lớn thị phần trên thị trường, đồng thời cũng là thách thức cho các ngân hàng mới ra đời, kinh nghiệm hoạt động còn hạn chế, quy mô cũng như khả năng huy động vốn hạn hẹp, khó khăn và tất yếu chỉ số thanh khoản ở nhóm ngân hàng này sẽ không giành được sự yên tâm, tin tưởng cho khánh hàng.
Nhóm nghiên cứu lựa chọn một chỉ tiêu tiêu biểu phản ánh khả năng thanh khoản đó là Nguồn vốn huy động/vốn chủ sở hữu. Trong đó, các ngân hàng:
Nhóm 1: Tỉ số cao và ổn định, không có ngân hàng nào có tỉ lệ này dưới mức hai con số thể hiện quy mô vốn huy động của các ngân hàng này lớn, nó sẽ quyết định đến quy mô của hoạt động và quy mô tín dụng của ngân hàng. Đồng thời với quy mô vốn huy động lớn có quyết định đến khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của các ngân hàng trên thị trường trong nền kinh tế. Để tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động, đòi hỏi ngân hàng phải có uy tín trên thị trường là điều trọng yếu. Uy tín đó trước hết phải được thể hiện ở khả năng sẵn sàng thanh toán chi trả cho khách hàng, khả năng thanh toán của ngân hàng càng cao thì vốn khả dụng của ngân hàng càng lớn, đồng thời với nó tạo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng lớn, đồng thời với nó tạo cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng với quy mô lớn, tiến hành các hoạt động cạnh tranh có quan hệ, đảm bảo uy tín, nâng cao thanh thế của ngân hàng trên thị trường.
Bảng 1: Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh khoản của một số ngân hàng giai đoạn 2008-2011
Đơn vị: Lần
Ngân hàng
NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG/VỐN CHỦ SỞ HỮU
2011 2010 2009 2008
CTG 14.28 18.7 17.53 14.18
TCB 13.06 14.71 11.37 9.24
BIDV 15.24 13.76 15.25 15.17
ACB 19.61 16.1 13.31 11.74
Nguồn số liệu: Báo cáo thường niên các NHTM năm 2011
Nhóm 2 và nhóm 3:
Các ngân hàng nhóm 2 duy trì được tỉ lệ này khá cao, nhưng có nhiều biến động qua các năm, nhìn chung chiều hướng là tăng dần qua từng năm. Tuy nhiên, con số này không thực sự lạc quan cho các ngân hàng nhóm 3, tỉ lệ nguồn vốn huy động/ Vốn chủ sở hữu là thấp và không ổn định, tăng giảm tùy từng năm. Điều này cho thấy sự nhạy cảm trong khả năng thanh khoản của các ngân hàng nhóm 3 trong giai đoạn vừa qua. Thực tế, cũng đã cho thấy rõ điều này.
Bảng 2: Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh khoản của một số ngân hàng giai đoạn 2008-2011
Đơn vị: Lần
Ngân hàng NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG/VỐN CHỦ SỞ HỮU
2001 2010 2009 2008 VIB 10.72 13.05 17.91 13.9 HDB 11.19 12.93 9.53 4.65 SHB 11.03 10.98 10.2 5.18 OCB 5.66 5.2 4.31 5.19 KLB 4.05 2.86 5.63 1.76
Trong đó, về huy động:
Nhóm 1: CTG và VCB có sự cải thiện. TCB, MBB, EIB, STB, và ACB có tốc độ tăng trưởng huy động tốt.
Về vốn huy động: CTG năm qua đã bứt phá mạnh mẽ và vượt qua BIDV vươn lên đứng vị trí thứ 1 về thị phần huy động vốn (tăng từ 8,4% lên 10,6%), đồng thời CTG cũng là ngân hàng có mức tăng trưởng huy động vốn cao nhất (tăng 39,7% so với 2010). Thị phần huy động vốn của VCB tăng từ 8,0% lên 8,5% và vẫn giữ vị trí thứ 4 trong hệ thống. Tăng trưởng huy động vốn mạnh thuộc về nhóm các ngân hàng cổ phần: TCB (35,8%), MBB (33,3%) và ACB (32,9%), EIB (27,56%).
Nhóm 2 và nhóm 3:
Về vốn huy động: VIB dẫn đầu về huy động của 2 nhóm này, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đạt thấp 4,8%. LVB và SHB có tốc độ tăng trưởng huy động ấn tượng trong nhóm 2 (69,7% và 38,6%) trong khi VIET CAPITAL BANK dẫn đầu nhóm 4 với 126%.