THỰC TRẠNG NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-
3.1.3. Lợi nhuận và khả năng sinh lời:
Nhóm 1: Hầu hết các ngân hàng thuộc nhóm 1 là các ngân hàng có lợi nhuận lớn nhất hệ thống. Vị trí theo ROA, ROE không có nhiều thay đổi so với năm trước.
CTG dẫn đầu hệ thống về chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế với khoảng 8.000 tỷ đồng. VCB đứng vị trí thứ 2 trong hệ thống về lợi nhuận, đạt 5.700 tỷ đồng. ACB có lợi nhuận trước thuế cao trong khối NHTMCP, đạt 3.900 tỷ đồng. CTG có mức tăng trưởng lợi nhuận cao nhất (80,9%), tiếp theo là EIB (70,6%), ACB (35,5%), MBB (14,74%), STB (8,21%), trong khi MSB giảm lợi nhuận 31,7%. CTG và MBB có tỷ trọng thu nhập lãi thuần trong tổng thu nhập hoạt động cao nhất (90%), cho thấy cơ cấu thu nhập chưa thực sự đa dạng. Tỷ trọng này của
ACB cũng tăng mạnh lên 86,4% mặc dù những năm trước ngân hàng có sự phân bổ thu nhập đa dạng hơn từ các nguồn.
ROA, ROE: ở các khối ngành này thường cao. Nhìn chung tỉ số này ở hầu hết các ngân hàng đều không âm, phản ánh các ngân hàng luôn làm ăn có lãi. Đây có thể xem như là một tín hiệu vui trong khi nền kinh tế đang chìm trong ảm đảm. ROA, ROE đều dương ở tất cả các nhóm ngân hàng, tuy nhiên về độ lớn cũng như mức độ và chiều hướng biến động thì có sự tốt hơn rõ nét ở nhóm ngân hàng thứ nhất.
TCB, ACB và CTG là 3 ngân hàng dẫn đầu về khả năng sinh lời. ROA của 3 ngân hàng lần lượt là 1,92%; 1,32% và 1,51%. ROE lần lượt đạt 28,14%; 27,49% và 26,74%. Sự biến động tỷ số này qua các năm là không nhiều, và xu hướng biến động chung có thể thấy là đang xấu đi, điều này là phù hợp với chiều hướng suy giảm trầm trọng của nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây.
Nhóm 2 và nhóm 3:
SHB dẫn đầu về lợi nhuận và khả năng sinh lời. LVB và HDB tăng trưởng lợi nhuận tốt. VIB, BVB và HBB có lợi nhuận trước thuế giảm so với năm trước.
Đứng đầu về lợi nhuận trước thuế của 2 nhóm này là LVB và SHB, đạt lần lượt 1.086 tỷ đồng và 1.001 tỷ đồng. Tiếp theo đó là VIB, PGB và MDB. GDB và PGB có mức tăng trưởng lợi nhuận đột biến (379% và 103%), ngoài ra HDB, SHB và LVB cũng có mức tăng trưởng lợi nhuận khả quan (61,4%; 52,4% và 43,1%). Trong khi đó, lợi nhuận của HBB giảm tới 48,5%. VIB và BVB cũng là 2 ngân hàng có lợi nhuận trước thuế giảm so với 2010.
Về khả năng sinh lời: Đặc điểm chung của nhóm này là ROA, ROE không quá cao, duy trì đa số ở mức trung bình, tuy nhiên lại có sự dao động mạnh qua các năm, có năm tăng mạnh nhưng có năm giảm rất sâu. Chứng tỏ
thiếu bền vững trong hiệu quả hoạt động của ngân hàng, điều này khiến cho các ngân hàng dễ gặp rủi ro trước những diễn biến bất lợi của nền kinh tế.
Hình 3: Các chỉ số khả năng sinh lời của một số ngân hàng năm 2011.
Nguồn số liệu: Báo cáo thường niên các NHTM năm 2011
3.1.4. Nợ xấu:
Nhóm 1: Trong năm 2011, nợ xấu của hầu hết các ngân hàng đều tăng cao so với 2010 do hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bị đình trệ. BIDV có tỉ lệ nợ xấu cao nhất trong nhóm(2,96%)
BIDV có tỷ lệ nợ xấu cao nhất nhóm này (2,96%). VCB là một trong số ít các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu giảm đi so với 2010. Tỷ lệ nợ xấu của BIDV và VCB là 2,96% và 2,03%, thấp hơn trung bình toàn ngành, tuy nhiên cao hơn so với các NHTMCP khác như ACB, STB, EIB.... Tỷ lệ nợ xấu của các NH này khá thấp - duy trì từ 0,5% đến 1,9%.
Nhóm 2 và 3 : Tỷ lệ nợ xấu của NHTM nhóm 2 và 3 đều trên 2%.
Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng nhóm này tương đối cao, đều ở mức trên 2%. BVB và HBB có tỷ lệ nợ xấu lên tới 4,54% và 4,69%; dẫn đầu nhóm.
Đáng chú ý, nợ xấu của HBB nếu tính thêm các khoản cho vay Vinashin sẽ lên tới hơn 16%. Điều này cho thấy các ngân hàng nhóm 2 và nhóm 3 phải đối mặt với rủi ro rất lớn so với nhóm ngân hàng thứ nhất.
Trong nhóm này, HBB đang có tỉ lệ nợ xấu ở mức báo động bỏ khá xa mức bình quân nợ xấu của toàn ngành là 3,39%. Đây là thách thức lớn cho ngân hàng này trong giai đoạn sắp tới.
Hình 4: Tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng năm 2011.
Nguồn số liệu: Báo cáo thường niên các NHTM năm 2011
Bảng 3: Tổng hợp số liệu4 một số chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động của các ngân hàng giai đoạn 2008-2011
Biến phụ thuộc: Tổng hiệu quả kỹ thuật của các NHTM Biến độc lập Trung bình Sai số Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất 2008 DN 50.1 75.5 3.19 294 TS 106 125 10.2 535 CSH 9.94 10.3 2.59 47.1 ROA 1.28 0.71 0.16 2.77 ROE 12.73 7.22 2.24 28.79 2009 DN 41.5 61.4 2.70 254 TS 98.9 120 9.34 481 CSH 6.39 5.61 1.16 24.2 ROA 1.42 0.87 0.18 5.54
4Số liệu được lấy từ báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2008-2011 DN: Tổng dư nợ cho vay; TS: Tổng tài sản; CSH: Vốn chủ sở hữu. DN: Tổng dư nợ cho vay; TS: Tổng tài sản; CSH: Vốn chủ sở hữu.
ROE 13.82 6.54 3.17 29.122010 2010 DN 31.9 47.7 1.79 206 TS 66.9 92.3 2.52 400 CSH 4.74 4.63 1.02 17.6 ROA 1.59 0.87 0.14 4.37 ROE 13.33 6.30 4.27 28.48 2011 DN 24.4 38.2 1.30 161 TS 51.1 78.9 2.04 327 CSH 3.82 3.95 0.52 13.9 ROA 1.47 1.29 0.17 5.95 ROE 10.44 7.10 0.55 31.53
Nguồn: Kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu