Những khó khăn gặp phải trong quá trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học - Đề tài về Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới động lực nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học KTQD (Trang 51)

Để thực hiện một đề tài NCKH là không hề đơn giản. Có rất nhiều khó khăn có thể gặp phải trong quá trình tiến hành nghiên cứu. Sau khi thực hiện điều tra, lấy ý khiến, phỏng vấn,.. nhóm thu được số liệu như sau:

Biểu đồ 3.7 Những khó khăn sinh viên gặp phải trong quá trình nghiên cứu

Theo biểu đồ trên thì chúng ta có thể thấy, khó khăn lớn nhất mà sinh viên gặp phải trong quá trình NCKH là việc tìm tài liệu cho đề tài khó (68,1%), tiếp theo là khó sắp xếp thời gian để làm bài (61,6%), sau đó là giảng viên hướng dẫn không nhiệt tình (55,1%) và cuối cùng là thái độ làm việc của một vài thành viên không tích cực (52,2%).

Tìm tài liệu là một hoạt động vô cùng quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Có nhiều nguồn tài liệu khác nhau mà sinh viên có thể tìm kiếm như: internet, sách báo, giảng viên,.. Thông tin là một yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng bài nghiên cứu của sinh viên. Việc thông tin được thu thập một cách dễ dàng hay thuận lợi sẽ giúp sinh viên tiếp cận bài nghiên cứu của mình tốt hơn và ngược lại những thông tin khó thu thập sẽ hạn chế phần nào động lực nghiên cứu.

Kết quả mà nhóm nghiên cứu thu thập được qua phân tích số liệu là: 84,8% sinh viên dùng internet để khai thác thông tin. Kết quả này cũng dễ hiểu bởi lẽ thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay thì kho dữ liêu trên internet luôn là lựa chọn hàng đầu bởi độ phong phú và tiện lợi của nó. Tuy nhiên, nếu lợi dụng quá nhiều vào Internet vô hình chung sẽ làm chúng ta rơi vào tình trạng bị động, và đôi khi sản phẩm của mình toàn chắp vá bởi

thông tin trên mạng mà không có sự phân tích chủ quan hay có những ý kiến nhận xét của cá nhân mình. Với việc thu thập thông tin qua điều tra thực tế sinh viên chỉ có 33.3 % số sinh viên dùng nguồn cung cấp thông tin này. Việc điều tra thực tế sinh viên tuy mất khá nhiều thời gian và công sức, nhưng đây là thực tế vì vậy bài nghiên cứu sẽ khách quan và sinh động hơn nhiều. Và nguồn quan trọng nhất có lẽ là do giảng viên cung cấp, có 53.6% các bạn lấy thông tin từ nguồn này. Thông tin mà giảng viên cung cấp luôn là những thông tin cốt lõi và mang tính định hướng cao, vì vậy việc ghi chép hay lắng nghe những gì giảng viên cung cấp trong những lần hướng dẫn và trao đổi luôn là yếu tố quan trọng dẫn tới thành công của đề tài nghiên cứu.

Việc sắp xếp thời gian để tham gia NCKH cũng là một trong những khó khăn lớn mà sinh viên gặp phải. Ngoài giờ học trên giảng đường thì sinh viên cón tham gia rất nhiều các khóa học thêm khác nhau về các kĩ năng mềm, tiếng anh, ứng dụng văn phòng,… nhiều bạn còn đi làm thêm nữa. Mà NCKH lại là hoạt động tốn rất nhiều thời gian. Chính vì bó hẹp thời gian nên sinh viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc sắp xếp thời gian dành cho NCKH, khó khăn trong việc tập hợp các thành viên để cùng thảo luận….

Khó khăn thứ ba sinh viên thường gặp phải là việc giảng viên hướng dẫn không nhiệt tình. Không phải mọi giảng viên hướng dẫn đều tận tình chỉ bảo và hỗ trợ sinh viên trong quá trình nghiên cứu. Khi tiến hành phỏng vấn một số anh chị đã từng tham gia NCKH chúng tôi được biết: có nhiều nhóm chỉ được gặp trực tiếp giảng viên 1-2 lần để trao đổi, xin ý kiến; có nhóm còn rất khó để có thể liên hệ với giảng viên. Thiếu sự hỗ trợ từ giảng viên sẽ là một khó khăn rất lớn đối với sinh viên khi mà kiến thức cũng như kinh nghiệm của sinh viên là không nhiều. Theo như thông tin nhóm điều tra thì có 82,6% sinh viên đồng ý có nhận được sự góp ý của giảng viên hướng dẫn. Có 24 bạn cho rằng đã không nhận được sự hỗ trợ của giảng viên, và đây cũng nguyên nhân khiến các bạn không có động lực để tiếp tục hoàn thành bài nghiên cứu của mình. Như đã phân tích, giảng viên là người giúp định hướng, dẫn dắt và đóng góp ý kiến cho nhóm tham gia nghiên cứu,là động lực quan trọng nhất. Mặc dù khi đăng kí tham gia nghiên cứu khoa học, mỗi nhóm hoặc cá nhân sẽ được chọn một giảng viên hướng dẫn cho mình hoặc do ban tổ chức phân công giảng viên hướng dẫn, tuy nhiên vẫn tồn tại tình trạng

không có sự hỗ trợ của giảng viên với sinh viên tham gia nghiên cứu. Nguyên nhân có thể xuất phát từ hai phía. Đối với giảng viên, khi nhóm nghiên cứu chủ động liên lạc để nhận được sự góp ý trong đúng thời gian giảng viên bận công việc hoặc trùng các buổi họp, tình trạng này nếu xảy ra một vài lần sẽ khiến sinh viên nản chí và sẽ bỏ cuộc. Về phía sinh viên, khi nhận được thông tin của giảng viên hướng dẫn mình thì cần chủ động liên lạc, trao đổi với giảng viên. Phần lớn lý do không nhận được sự hỗ trợ của giảng viên là do ý thức không chủ động liên lạc với giảng viên, thái độ làm việc không nghiêm túc dễ nản lòng và không thực sự quan tâm đến bài nghiên cứu của sinh viên. Qua thực trạng này, chúng ta có thể thấy việc kết nối tốt giữa giảng viên và sinh viên trong quá trình tham gia nghiên cứu khoa học sẽ tạo một động lực rất lớn giúp sinh viên có thể hoàn thành bài dự thi của mình với kết quả tốt nhất.

Theo số liệu điều tra thì có 73.2% số sinh viên nói rằng số lần gặp giảng viên là từ 1 đến 3 lần. Trong suốt quá trình từ việc đăng kí đề tài nghiên cứu đến khi kết thúc quá trình nghiên cứu thì con số từ 1 đến 3 lần liệu là quá ít cho một đề tài. Thường thì sau mỗi lần trao đổi với giảng viên, nhóm sẽ thu thập được nhiều thông tin hữu ích cũng như có phương hướng đúng đắn để triển khai bài viết của mình nên và tùy theo mỗi đề tài, theo độ phức tạp hay đơn giản mà sinh viên có thể gặp gỡ trao đổi với giảng viên. Việc gặp quá ít sẽ khiến sẽ hạn chế sự kết nối giữa người hướng dẫn và người được hướng dẫn, thông tin thu thập được sẽ ít hơn, giảng viên có thể không mặn mà với đề tài của nhóm qua đó ảnh hưởng đến kết quả của bài nghiên cứu. Nhưng nếu gặp quá nhiều thì sẽ gặp phải hai trường hợp. Trường hợp 1: do đề tài mà sinh viên lựa chọn quá vĩ mô, quá khó để triển khai và vượt hằn so với năng lực nghiên cứu của sinh viên .Trường hợp 2: do quá trình truyền thông tin của giảng viên có vấn đề xuất phát từ chính giảng viên khi sự truyền đạt là khó hiểu và chưa rõ ràng hoặc do sinh viên nghe chưa hiểu nhưng không dám thắc mắc đây cũng là một điểm yếu của sinh viên Việt Nam. Sinh viên quốc tế khi không hiểu họ sẽ hỏi, thắc mắc đến khi nắm được hết vấn đề cần hỏi. Sinh viên Việt Nam rất yếu trong khâu này vì nghĩ nếu hỏi mọi người sẽ nghĩ mình không hiểu biết và cứ như vậy che đậy đi khuyết điểm, thắc mắc của mình. Vì vậy muốn nâng cao hiệu quả làm việc, nhóm nghiên cứu nên có căn cứ vào tình hình thực tế (như tính chất đề tài, thái độ làm việc của các thành viên) để

có những cuộc trao đổi bổ ích với giảng viên từ đó góp phần hoàn thiện sản phẩm của mình .

Một trong những khó khăn mà nhiều sinh viên gặp phải trong quá trình NCKH là việc một số thành viên trong nhóm làm việc không tích cực. Khi làm việc trong một nhóm thì mọi thành viên đều có quan hệ tác động lẫn nhau, do đó việc thiếu tích cực trong làm việc của một thành viên này có thể ảnh hưởng tới hiệu quả cũng như tiến trình làm việc của toàn nhóm. Nhiều khi còn tác động tiêu cực tới thái độ làm việc của các thành viên khác.

Trên đây chỉ là 4 khó khăn nhất mà sinh viên hay gặp phải khi NCKH, ngoài ra còn nhiều khó khăn khác như: khó khăn về kinh phí thực hiện nghiên cứu, thiếu phương tiện để nghiên cứu,….

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học - Đề tài về Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới động lực nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học KTQD (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w