Khi tham gia một trò chơi, một cuộc thi, một game show,…thì mọi người có thể tham gia dưới hai hình thức là nhóm hoặc cá nhân.
• Hình thức 1: cá nhân nghĩa là chỉ có một thành viên duy nhất tham gia.
• Hình thức 2: nhóm là có từ 2 người trở lên tham gia.
Mỗi hình thức lại có những ưu và nhược điểm riêng. Mặc dù làm việc cá nhân tăng khả năng làm việc độc lập, có cơ hội phát triển toàn diện mọi khả năng,… nhưng cũng bộc lộ những hạn chế của nó. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, làm việc nhóm hiệu quả hơn làm việc cá nhân.
Trong thuyết nhu cầu cấp bậc của Maslow, ở bậc nhu cầu thứ 3 đã viết rằng: “Nhu cầu liên đới (hay nhu cầu quan hệ): mong muốn thiết lập được các quan hệ với đồng nghiệp như quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,....”.
Sinh viên cũng là những người bình thường như bao người khác. Họ cũng có nhu cầu giao tiếp để phát triển, muốn có cơ hội để mở rộng giao lưu với nhiều người khác. Họ cũng muốn cùng tham gia đóng góp ý kiến, công sức cho công việc chung. Và hình thức “ nhóm” sẽ giúp họ thỏa mãn được các mong muốn này.
Chính vì vậy, tham gia dưới hình thức nhóm có thể tạo động lực thúc đẩy sinh viên tham gia nhiệt tình hơn. Tính chất của NCKH đòi hỏi sự sáng tạo, tìm tòi và phân tích logic, khoa học. Vì khi làm việc cá nhân, sinh viên rất dễ nản chí và bỏ cuộc giữa chừng. Bởi những lúc gặp khó khăn bản thân sinh viên khó có thể tìm được sự giúp đỡ từ những người không liên quan đến đề tài mà bạn đăng kí. Trong khi làm việc dưới hình thức nhóm thì có những ưu điểm sau:
Cải thiện hành vi giao tiếp
Nhóm giúp cải thiện sự giao tiếp thông qua các hoạt động trao đổi thường xuyên, mọi người trở nên thân thiện, từ đó giúp bầu không khí học tập, lao động trở nên sôi động hơn. Mọi người giảm bớt chủ nghĩa cá nhân để hướng đến tập thể, để cùng giải quyết vấn đề lớn mà một người không thể giải quyết tốt được. Bầu không khí làm việc nhóm mà tích cực thì các vướng mắc thường giải quyết dễ dàng hơn.
Xây dựng tinh thần đồng đội và cùng hỗ trợ nhau phát triển
Sau quảng thời gian tham gia nghiên cứu, thì áp lực tăng lên sẽ khiến sinh viên cảm thấy chán nản, mất phương hướng và dẫn tới bỏ dỡ nghiên cứu. Nhưng chính tham gia nhóm lại giúp họ hứng thú trở lại. Vì trong nhóm có sự hỗ trợ của đồng đội, có điều kiện thể hiện cá nhân, được chia sẻ kinh nghiệm và sự hướng dẫn từ các thành viên khác.
Bên cạnh đó làm việc nhóm sẽ có cam kết về trách nhiệm và tinh thần làm việc cao hơn. Nó vừa gây ra áp lực nhưng cũng là động lực cho mỗi thành viên, giúp mỗi thành viên ý thức rõ hơn về phần việc của mình. Mỗi thành viên có nhiều thời gian hơn cho phần của mình từ đó cũng đảm bảo hơn về chất lượng của “ bài dự thi”.
Chính những điều này, đã giúp sinh viên lấy lại niềm tin, giúp họ có thêm động lực để hoàn thành đề tài nghiên cứu.