Ví dụ: Kỳ vọng về việc sẽ đạt giải khi tham gia NCKH.
Trong lí thuyết kì vọng của Vroom, ông cho rằng: “hành vi và động cơ làm việc của con người được quyết định bởi nhận thức của con người về những kỳ vọng của họ trong tương lai. Người lao động sẽ nỗ lực làm việc nếu họ biết rằng việc làm đó sẽ dẫn tới kết quả tốt hoặc những phần thưởng đối với họ có giá trị cao”.
Theo công thức xác định động lực cá nhân của Vroom: M= E * I* V
Trong đó: M là động lực làm việc, nó có mối tương quan mật thiết với kì vọng của cá nhân-E. E - Expectancy (kỳ vọng): là niềm tin của người lao động rằng nỗ lực của họ trong công việc cụ thể sẽ dẫn đến kết quả tốt. Khái niệm này thể hiện mối quan hệ giữa nỗ lực (effort) và kết quả (performance). E là xác xuất mà cá nhân ấn định cho một mức nỗ lực làm việc sẽ đạt mức thành tích xác định. E= 0 khi cá nhân nghĩ rằng họ không thể đạt được mức thành tích, E = 1 khi họ hoàn toàn chắc chắn có thể đạt được mức thành tích. Người lao động càng tự tin vào bản thân mình, được cung cấp đủ các kỹ năng cho công việc và có môi trường thuận lợi để làm việc thì kì vọng sẽ càng cao.
Trong quá trình nghiên cứu khoa học thì kì vọng cũng chính là một yếu tố quan trọng tạo nên động lực cho sinh viên. Khi sinh viên kì vọng cao cho kết quả mình sẽ đạt được, chẳng hạn: đạt giải nhất nghiên cứu khoa học cấp trường và giành giải thưởng cấp bộ thì lúc đó họ sẽ nỗ lực hết mình để đạt được điều mà mình mong muốn. Kì vọng càng cao thì động lực thôi thúc làm việc càng lớn. Ngược lại, khi sinh viên tham gia mà không hề có một mục tiêu, một kì vọng nào cả, có khi chỉ đơn giản là tham gia cho vui, để giao lưu học hỏi, tích lũy kiến thức,.... Khi ấy, họ cũng chỉ thực hiện công việc với một tinh thần thoải mái, không thực sự cầu tiến thì kết quả đạt được như thế nào cũng dễ dàng khiến họ thỏa mãn và hài lòng. Khi mà thiếu đi kì vọng đạt giải thì động lực làm việc của sinh viên cũng không cao, dễ dàng bỏ cuộc hoặc làm một cách hời hợt, qua loa.