Giải thích thực trạng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học - Đề tài về Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới động lực nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học KTQD (Trang 40)

+ Thực trạng về biết đến NCKH:

NCKH là một hoạt động lớn và thiết thực, được nhà trường phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, thực tế vẫn có một lượng sinh viên không biết đến NCKH, chủ yếu tập trung vào sinh viên năm nhất, do mới vào trường nên việc tiếp cận những thông tin về NCKH còn hạn chế. Mặt khác, những kênh cung cấp thông tin về NCKH vẫn còn tồn tại một số yếu kém cần khắc phục. Khi nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra về việc “bạn biết đến NCKH thông qua những kênh thông tin nào”, chúng tôi thu được kết quả như sau: đa số sinh viên được biết NCKH qua thông tin từ giáo viên và cán bộ lớp. 76,5% sinh viên biết NCKH qua kênh thông tin giáo viên và 80,6% qua lớp trưởng. Một nửa sinh viên thì biết NCKH nhận qua kênh thông tin là từ bạn bè và anh chị khóa trên. Qua bạn bè là 56,7% và qua anh chị khóa trên là 39,6%. Trong khi đó khá ít bạn sinh viên biết qua kênh thông tin Internet chỉ có 8,9% sinh viên chọn là biết qua kênh này.

Biểu đồ 3. 1 Biểu đồ mô tả tỉ lệ lựa chọn các kênh thông tin về cuộc thi NCKH

Ở đây việc truyền thông tin của NCKH đến sinh viên chỉ dừng lại ở mức tối thiểu làm cho sinh viên “biết” tới NCKH vì vậy chất lượng cũng như mức độ thông tin được truyền đi chưa được xét đến ở đây nên : kênh thông tin từ giảng viên và cán bố lớp được sinh viên chọn nhiều nhất 76,5% và 80,6% là một tỉ lệ khá cao. Vì những đối tượng này được phổ biến và có điều

kiện tiếp xúc với NCKH nhiều. Hơn nữa họ có nhiệm vụ truyền đạt thông tin của cuộc thi NCKH về đến các lớp. Mỗi khi sắp đến thời gian phát động cuộc thi NCKH thì các lớp trưởng, các chi đoàn sẽ được triệu tập để phổ biến trước và sẽ có nhiệm vụ về truyền đạt cho lớp mình. Thường thì các lớp trưởng sẽ hoàn thành nhiệm vụ của mình, tiếng nói của ban cán sự trước lớp đều được mọi người lắng nghe. Và ban cán sự sẽ sử dụng nhiều phương thức: công bố trước lớp, nhắn tin, gọi điện, thông báo qua email, facebook… để làm sao truyền đạt đúng đủ kịp thời các thông tin cho thành viên trong lớp mình. Nhưng bên cạnh đó không phải ban cán sự lớp nào cũng có thể làm tốt công tác truyền đạt thông tin tới mọi thành viên. Có nhiều nguyên nhân: có thể do ban cán sự cũng cảm thấy cuộc thi không quá quan trọng và việc thông báo tới mọi người là không quá cần thiết vì vậy chỉ thông báo qua hoặc không thông báo. Có thể do hạn chế của việc truyền tin : như các bạn không đi học khi lớp trưởng thông báo trước lớp, gửi thông báo qua sms, email, facebook nhiều người không nhận được … Và con số 19,4% số sinh viên trả lời không biết NCKH qua kênh cán bộ lớp đã thể hiện điều này.

Giáo viên luôn được sinh viên tôn trọng và lắng nghe kể cả sinh viên có học hay không học môn học của giảng viên. Vì vậy khi các giảng viên đến lớp thông báo về cuộc thi NCKH thì hầu hết các sinh viên đều lắng nghe và từ đó biết đến NCKH. Thêm vào đó khi giảng viên có đề cập NCKH trong giờ giảng của mình chẳng hạn khi giảng viên hỏi : “Các em có biết NCKH là gì không ?” “Các em có biết sắp đến có cuộc thi NCKH hay không” “Lớp mình có bạn nào tham gia NCKH không” như vậy đã thu hút được sự chú ý của sinh viên trong lớp, sau đó sinh viên sẽ tìm hiểu NCKH hoặc giảng viên có thể giải thích những thông tin cơ bản nhất về NCKH. Hơn thế nữa, giảng viên thường khuyến khích các em nên tham gia NCKH thì sinh viên từ không biết đến NCKH cũng tò mò tìm hiểu để biết tới NCKH. Đương nhiên đây là 1 kênh thông tin tốt nhưng cũng không thể truyền tới tất cả sinh viên được và 23,5% sinh viên không biết qua kênh này đã cho thấy điều đó. Và 2 kênh thông tin này cũng mắc phải một số nhược điểm khi chỉ dừng lại chỉ mang tính giới thiệu NCKH và mang thông tin tới sinh viên ở mức biết, vì sinh viên muốn tìm hiểu thêm sâu hơn và nhiều hơn thì việc hỏi tới đối tượng này gặp phải khó khăn.

Xét kênh thông tin bạn bè và anh chị khóa trên. Ở đây tỷ lệ sinh viên biết tới NCKH qua 2 kênh này thấp hơn 2 kênh ở trên. Chỉ có 56,7% sinh viên biết NCKH thông qua bạn bè, với anh chị khóa trên thì là 39,4%. Việc này cũng có thể hiểu được vì không phải sinh viên nào cũng biết tới NCKH. Vì vậy tỷ lệ truyền lại thông tin này cho bạn bè hoặc khóa dưới đương nhiên thấp hơn của giáo viên và cán bộ lớp. Hơn thế nữa khi họ có biết tới NCKH nhưng lại không biết bạn có quan tâm tới NCKH hay không, nên không truyền đạt thông tin tới các bạn và nghĩ việc nói cho bạn biết không đem lại giá trị gì nên cũng không giới thiệu. Nhưng hai kênh này lại có ưu điểm ở chỗ họ là đối tượng gần gũi với các bạn nên nếu các bạn sinh viên quan tâm khi hỏi họ thông tin họ sẽ truyền tải những thông tin có ý nghĩa và tốt nhất. Và thông tin về NCKH qua cảm nhận của sinh viên sẽ gần gũi dể hiểu hơn. Thêm vào đó có thể là những kinh nghiệm của họ, nhờ đó chất lượng của thông tin 2 kênh này sẽ là cao hơn 2 kênh trên.

Từ bảng số liệu cho thấy có 8,9% sinh viên chọn biết NCKH thông qua kênh Internet. Nghe có vẻ hơi bất ngờ vì với điều kiện hiện hiện nay thì sinh viên KTQD có máy tính cá nhân (laptop, case) được trang bị Internet rất nhiều, hoặc nếu không có thì việc tiếp cận Internet cũng rất dễ dàng không hề khó khăn. Nhưng những thông tin trên Internet có rất nhiều, sinh viên bị hấp dẫn bởi rất nhiều thông tin trên mạng như giải trí, xem film trực tuyến, chơi game, tham gia mạng xã hội ( facebook, twitter…) nên họ chưa quan tâm đến thông tin NCKH trên Internet. Nhưng Internet thực sự là một kênh thông tin rất hữu ích bởi nó là kênh thông tin vừa nhanh vừa hiệu quả, lượng thông tin dữ liệu trên Internet là vô cùng lớn, hơn nữa thông tin về NCKH trên mạng Internet là rất lớn, rất dễ tìm ( ngay cả trang chủ của trường KTQD các bạn có thể tìm thấy thông tin về NCKH). Vì vậy 88,4% sinh viên không biết NCKH qua Internet là con số cần phải cân nhắc. Cần phải khai thác kênh thông tin này tốt hơn nữa.

Dựa trên việc phân tích số liệu, nhóm thu được kết quả đánh giá về hiệu quả của các kênh thông tin trong việc giúp sinh viên tiếp cận với NCKH như sau:

Biểu đồ 3.2 Biểu đồ mô tả tỉ trọng lựa chọn các kênh thông tin về cuộc thi NCKH của đại học KTQD

Như chúng ta có thể thấy, kênh thông tin mà sinh viên tiếp cận dễ dàng, thuận tiện nhất chính là từ cán bộ lớp (30,7%); tiếp đó là từ giảng viên với 29,2%; từ bạn bè là 21,6%. Hai kênh thông tin kém hiệu quả nhất là từ anh chị khóa trên (15,1%) và internet (3,4%). Từ kết quả trên, chúng ta nhận thấy rằng: cần phát triển đồng thời nhiều kênh thông tin khác nhau, thường xuyên phổ biến và tuyên truyền về cuộc thi,… có như vậy mới có thể đảm bảo mọi sinh viên trong nhà trường đều biết đến cuộc thi NCKH.

+ Thực trạng về tham gia NCKH

Khi tham gia bất kì một hoạt động gì thì người ta đều xét đến khía cạnh lợi ích mà hoạt động đó đem lại và NCKH cũng không ngoại lệ. Lợi ích chính là động cơ để sinh viên tham gia và hoàn thành quá trình nghiên cứu. Vậy dựa trên góc độ đánh giá của sinh viên thì đâu mới chính là lợi ích mà NCKH mang lại?

Qua quá trình điều tra, chúng tôi thu được số liệu như sau: đa số sinh viên cho rằng, NCKH giúp rèn luyện thêm các kĩ năng cần thiết cho bản thân (78,9%); 76,2% đồng ý rằng bản thân sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ NCKH để làm báo cáo thực tập. Tạo mối quan hệ tốt với các giảng viên trong khoa được 56,5% lựa chọn. Yếu tố giải thưởng từ cuộc thi cũng được 53,4% sinh viên tán thành. Gần một nửa sinh viên (49,7%) cho rằng: NCKH tạo động lực trong học tập tốt hơn.

Lợi ích mà nhiều sinh viên tán thành nhất chính là NCKH giúp rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho bản thân (79,8% lựa chọn). Các kĩ năng đó bao gồm có làm việc độc lập, làm việc nhóm, giao tiếp trong môi trường có tính trách nhiệm, cách xử lí số liệu, kĩ năng viết báo cáo,…

76,2% là một tỉ lệ khá cao khi cho rằng: NCKH giúp học hỏi kinh nghiệm để làm báo cáo thực tập. Chính vì tính thực tiễn của NCKH, cách viết bài cũng như thu thập số liệu,… mà nó hỗ trợ rất nhiều cho sinh viên trong quá trình thực tập sau này. Vì thế mà tỉ lệ lựa chọn cao là điều dễ hiểu.

Xét về giải thưởng mà NCKH đem lại thì 53,4% số sinh viên cho rằng: lợi ích mà NCKH mang lại chính là những giải thưởng, bao gồm cả vật chất và tinh thần và 46,6% sinh viên không đồng tình với quan điểm đó. Tỉ lệ lựa chọn ở đây không chênh lệch nhau là mấy, chỉ hơn kém nhau 6,8%. Có thể nhận thấy rằng: khi tham gia bất kì một chương trình, cuộc thi gì thì giải thưởng cũng chính là mục tiêu mà mọi người hướng tới. Giải thưởng chính là sự ghi nhận những cố gắng và nỗ lực của cả một nhóm, là sự khẳng định cho những kết quả họ đạt được. Tuy nhiên đó không phải là tất cả. Gần một nửa số sinh viên coi việc nghiên cứu khoa học như một trải nghiệm, sự tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, cũng như bài học, do đó họ không thực sự quan trọng việc có đoạt giải hay không. Một khía cạnh khác của vấn đề là ngân sách dành cho công tác tổ chức nghiên cứu khoa học tại các trường đại học, cao đẳng là

rất ít, do đó mà giải thưởng về vật chất mà sinh viên nhận được là không nhiều. Có lẽ vì thế mà nhiều sinh viên không thực sự coi giải thưởng từ NCKH là lợi ích mà họ có thể nhận được.

Mặt khác, khi tham gia NCKH, chúng ta được làm việc dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của các giảng viên hướng dẫn, đây chính là những giảng viên xuất sắc, có nhiều kinh nghiệm và kiến thức. Đó thực sự là cơ hội tốt để chúng ta có thể học hỏi và tạo mối quan hệ tốt với các giảng viên, được các giảng viên trong khoa để ý và giúp đỡ. Chính vì vậy có 56,5% sinh viên coi đây chính là lợi ích mà họ có thể nhận được. Tuy nhiên bên cạnh đó, khá nhiều quan điểm không đồng tình. Thực tế cho thấy, sô lần gặp gỡ trực tiếp giữa giảng viên hướng dẫn và sinh viên là không nhiều, chỉ khoảng 3 đến 5 lần, còn lại là qua các phương tiện khác như điện thoại, mail, yahoo,… mà chủ yếu là liên hệ qua nhóm trưởng rồi nhóm trưởng truyền đạt cho các thành viên khác trong nhóm, do đó mà nhiều sinh viên không coi việc tạo mối quan hệ tốt với giảng viên trong khoa là lợi ích mà họ có thể nhận được.

Từ bảng số liệu trên có thể thấy,100% sinh viên đều đồng ý rằng: NCKH là một hoạt động bổ ích, không chỉ mang lại lợi ích trước mặt mà còn lâu dài. Lợi ích trước mắt ở đây chính là những giải thưởng mà cuộc thi NCKH có thể mang lại, nó bao gồm cả giá trị vật chất và tinh thần. Còn xét về lâu dài thì NCKH chính là một cơ hội để tạo mối quan hệ tốt với các giảng viên trong khoa, đó là bước đệm để ta có thể có những bước tiến xa hơn trong tương lai. Ngoài ra NCKH còn giúp ta rèn luyện các kĩ năng cần thiết như làm việc nhóm, kĩ năng viết báo cáo, làm bảng hỏi điều tra,.. và còn tích lũy thêm rất kiến thức bổ ích khác.

Tuy nhiên, mặc dù biết và hiểu được những lợi ích mà NCKH mang lại nhưng tỉ lệ tham gia NCKH của trường là rất nhỏ. Vậy vì sao sinh viên lại không muốn tham gia NCKH?

Biểu đồ 3.4 Biểu đồ mô tả tỉ lệ lựa chọn nguyên nhân không tham gia NCKH

Có nhiều nguyên nhân tác động khiến sinh viên không tham gia NCKH. Theo bảng số liệu mà nhóm thu thập được thì nguyên nhân được các sinh viên đánh giá cao nhất là: không sắp xếp được thời gian để tham gia (69,2%), tiếp đó là do không lập được nhóm để tham gia (34,6%). Những lí do khác như: bạn không tự tin (29,2%), bạn bè xung quanh không khuyến khích bạn tham gia (29,2%), không được phổ biến thông tin (21,5%). Những nguyên nhân có tỉ lệ lựa chọn thấp đó là: giải thưởng thấp (1,5%), không có tài liệu (5,4%), không có kinh phí (1,5%).

Là sinh viên thì ngoài thời gian học trên giảng đường thì còn tham gia nhiều khóa học khác, nhiều sinh viên còn đi làm nữa do đó mà quỹ thời gian không có nhiều. Bởi vậy mà không phải ai cũng có thể sắp xếp thời gian để tham gia NCKH. Trong khi đó, để có thể NCKH thì cần nhiều thời gian, từ khâu tìm để tài, tìm kiếm tài liệu, xây dựng phương án nghiên cứu, tiến hành nghiên cứu, điều tra, thu thập, phân tích số liệu, viết báo cáo,… Khi tiến hành điều tra, có tới 98,9% sinh viên nghĩ rằng NCKH cần nhiều thời gian. Chỉ có 1,1% nghĩ rằng NCKH không cần nhiều thời gian. Điều đó cũng phản ánh phần nào thực tế và hầu hết sinh viên biết đến NCKH đều đã ý thức được việc này. Đây là thông tin mà sinh viên nào tham gia NCKH cũng nên xác định trước để sau này có tâm lý và sự chuẩn bị thích hợp. Tránh trường hợp nghĩ rằng chỉ cần đầu tư ít thời gian mà có thể đạt được kết quả. Khi sinh viên đều đã biết “ NCKH cần nhiều thời gian” thì cũng có 2 mặt : 1 mặt nó sẽ ngăn cản

dành cho NCKH, và khiến những sinh viên vốn lười hoặc không muốn làm việc nhiều sẽ không mặn mà tới NCKH nữa. Mặt khác tích cực hơn, khi sinh viên đã xác định NCKH sẽ mất nhiều thời gian thì khi công việc nhiều áp lực thời gian lớn cũng đã chuẩn bị tâm lý từ trước nên họ sẽ kiên trì với đề tài hơn vì đã xác định ngay từ đầu. Điều quan trọng là giáo viên phụ trách cần hướng dẫn và chỉ dẫn quản lý thời gian sao cho thật tốt, nhóm làm việc hiệu quả tránh lãng phí thời gian vô ích.

Mặt khác, để thực hiện một đề tài nghiên cứu thì cần sự hỗ trợ của nhiều người chứ không thể thực hiện đơn lẻ. Chính vì thế mà việc lập nhóm là rất quan trọng. Tuy nhiên rất nhiều sinh viên gặp khó khăn trong việc tìm nhóm, bởi vì nhóm NCKH cần những người nhiệt tình, tích cực, muốn tham gia NCKH…. Để lựa chọn được các thành viên phù hợp là không hề đơn giản.

Ngoài ra, theo như nghiên cứu của nhóm thì nhiều sinh viên không tham gia NCKH vì không tự tin, không được phổ biến thông tin, mối trường xung quanh tác động,…

+ Thực trạng hoàn thành đề tài NCKH

Nhiều sinh viên tham gia NCKH nhưng lại bỏ dở, không hoàn thành. Theo số liệu mà nhóm thu thập được thì có khoảng 34% sinh viên tham gia NCKH nhưng lại bỏ dở giữa chừng, không thể hoàn thành đề tài NCKH của mình.

Biểu đồ 3.5 Các nguyên nhân khiến sinh viên không hoàn thành đề tài nghiên cứu

Việc phải bỏ dỡ không thực hiện được hết đề tài NCKH của nhóm quả thật là một lãng phí lớn. Và đi tìm nguyên nhân cho việc không hoàn thành đề tài nghiên cứu, nhóm đã thống kê được một số nguyên nhân sau: Phạm vi đề tài quá sức nhóm thực hiện được có khoảng 44,68 % các bạn cho rằng đây là

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học - Đề tài về Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới động lực nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học KTQD (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w