Một số nhân tố khác

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học - Đề tài về Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới động lực nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học KTQD (Trang 32)

Ngoài ra, theo kết quả phỏng vấn sinh viên KTQD, nhóm nghiên cứu nhận thấy có một số nhân tố khác cũng có ảnh hưởng đến động lực NCKH của các bạn sinh viên KTQD.

Với câu hỏi “ Theo bạn nhân tố nào có ảnh hưởng đến động lực nghiên cứu khoa học của bạn? Nó ảnh hưởng như thế nào đến động lực NCKH của bạn?”

Sau quá trình phỏng vấn các bạn sinh viên đại học KTQD, nhóm đã thu thập thêm được các nhân tố sau:

1. Nhóm trưởng

Một bạn sinh viên năm 3 nói rằng “Chọn được một nhóm trưởng phù hợp có thể xem là thành công ban đầu của nhóm”.

Khi các bạn đã tham gia dưới hình thức nhóm thì người “ nhóm trưởng” rất ảnh hưởng đến động lực của các thành viên trong nhóm.

Nhóm sẽ có được nhiều động lực, nhiều niềm tin khi nhóm trưởng xác định rõ được chủ đề của nhóm, phân chia công việc rõ ràng, luôn quan tâm đến các thành viên.

Ngược lại, nếu chính bản thân nhóm trưởng cũng chưa xác định rõ được đề tài nghiên cứu thì sẽ không vạch rõ được hướng đi cho cả nhóm. Điều này khiến các thành viên cảm thấy mung lung về những gì mà mình sẽ làm. Từ đấy sẽ mất đi niềm tin và điều này sẽ lan dần trong nhóm. Cuối cùng, động lực trong nhóm giảm xuống một cách đáng kể, khiến nhóm bỏ cuộc.

Ngoài ra nếu nhóm trưởng không “phản hồi” nhanh cũng làm cho thành viên trong nhóm cảm thấy mình không thuộc về nhóm, mình không được tôn trọng. Và vô hình chung nó làm giảm sự gắn kết trong nhóm, giảm lòng tin tưởng lẫn nhau, và làm tan rã khối “đồng tâm” để cùng nhau hoàn thành đề tài nghiên cứu.

2. Tinh thần trách nhiệm của các thành viên trong nhóm

Ông cha ta đã có câu:

“ Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Nhóm hoạt động hiệu quả khi mọi thành viên trong nhóm phải luôn tích cực, có tinh thần, trách nhiêm cao; luôn phấn đấu hoàn thành tốt công việc được giao, đóng góp ý kiến cho sự phát triển chung của nhóm.

Trong quá trình phỏng vấn nhóm đã thu được một số ý kiến:

- “ Tớ rất bực mình khi nhóm tớ có một bạn thường không nộp bài đúng hạn, hoặc nộp bài kiểu đối phó. Mặc dù nhóm tớ đã hoàn thành để tài, nhưng tớ vẫn rất bực mình vì tớ thấy thế là không công bằng.”

- “ Nhóm tớ đã bỏ cuộc do trong nhóm có những bạn hay bàn lùi, thường hay nói đến những thất bại của bạn ấy. Khiến các thành viên còn lại cảm thấy chán nản.”

- “ Nhóm tớ rất nhiều lần thay đổi thành viên trong nhóm. Chúng tớ làm việc không hợp ý nhau, và không biết nhường nhịn nhau, không thống nhất được ý kiến với nhau.”

3. Thành tích học tập

Đa số các sinh viên đều nêu nhân tố này đầu tiên. Đa số các bạn vẫn luôn muốn có được thành tích tốt, nổi trội trong một môi trường đại học.

Một bạn sinh viên khóa 53 đã nói rằng: “Em thấy các anh chị khóa trên bảo là tham gia NCKH được giải sẽ được ghi vào bằng tốt nghiệp, mà NCKH không phải ai cũng tham gia và số lượng hoàn thành bài dự thi là không cao. Em thấy rất hứng thú khi nghe các anh chị nói như vậy.”

Còn đối với các bạn năm 3 và năm 4 các bạn lại cho rằng: “NCKH đạt giải chính là nhận được sự công nhận của nhà trường, bạn bè”.

Một ý kiến khác: “Trước khi được vào vòng phỏng vấn thì phải qua vòng hồ sơ cái đã”.

Nghĩa là khi tham gia NCKH đạt giải sẽ giúp các bạn có nhiều cơ hội hơn để vượt qua vòng tuyển hồ sơ của nhà tuyển dụng.

4. Thực sự yêu thích Nghiên cứu khoa học

Một sinh viên năm 3 nói: “ Khi một cái gì đó là đam mê, thì tớ sẽ cố gắng thực hiện nó hết mình, luôn cố gắng để đạt kết quả tốt nhất”.

Đam mê là sự yêu thích. Khi bạn thực sự yêu thích cái gì thì bạn có thường cố gắng làm cho bằng được, bằng tất cả khả năng và công sức mà bạn có thể bỏ ra mà không suy nghĩ nhiều đến vấn đề thiệt hơn.

Mặt khác, bởi chính sự yêu thích Nghiên cứu khoa học có thể là động lực lớn nhất để vượt qua mọi thử thách, khó khăn. Những lúc tưởng như sắp bỏ cuộc thì với tình yêu dành cho Nghiên cứu khoa học mà các bạn vượt lên tất cả.

5. Thời gian tham gia Nghiên cứu khoa học

Là khoảng thời gian từ lúc bắt đầu đăng kí tham gia đến khi hoàn thành và nộp bài cho Ban tổ chức.

Các bạn sinh viên cho rằng:

- Thời gian tha gia NCKH là khoảng thời gian phù hợp vì vừa thi cuối kì xong, nên có thể tham gia mà không bị áp lực thi cử đè nặng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thời gian nghỉ tết dài nên sinh viên có thể tranh thủ thời gian để tìm thông tin và tài liệu.

- Khoảng thời gian từ lúc tham gia đến lúc nộp bài dự thi là khoảng 4 tháng thì sinh viên không bị áp lực phải nộp bài gấp.

6.Các buổi hướng dẫn khoa học.

Những buổi hướng dẫn khoa học này rất có ích cho các nhóm nghiên cứu, không những là nơi chia sẻ kinh nghiệm của các chuyên gia, các nhóm đã từng được giải cấp trướng cấp bộ. Mà còn là nơi các bạn sinh viên có thể giao lưu trực tiếp với nhau, qua đó kích thích các bạn tham gia nhiệt tình hơn.

7. Nghiên cứu khoa học tốn nhiều thời gian

Có bạn nói rằng : “ NCKH tốn rất nhiều thời gian. Tớ đã mất rất nhiều thời gian để tìm tài liệu, xử lí thông tin, đi điều tra. Tớ mất nhiều tiếng đồng hồ để lập bảng hỏi, để viết bài”.

Thực tế là: Mặc dù thời gian học trên trường của sin viên không phải là quá nhiều nhưng ngoài ra còn phải học thêm, tham gia chương trình ngoại khóa, các hoạt động tình nguyện, có bạn còn đi làm thêm, đi thực tập nên các bạn cũng không có thời gian rảnh rỗi.

Bên cạnh đó tham nghiên cứu thì phải có thời gian để tìm tài liệu, thông tin, đi khảo sát, xử lí thông tin, nhập số liệu, chỉnh sửa, viết bài,… mất nhiều thời gian và công sức để có được bài dự thi tốt.

8. Việc được tiếp xúc, nói chuyện với các anh chị đã từng đạt giải trong các kì NCKH lần trước

Từ ngàn đời nay người Việt có câu: “ Trăm nghe không bằng một thấy”

Có thể các bạn sinh viên đã từng nghe đến NCKH, nhưng các bạn cũng chưa hiểu rõ về nó. Việc được nói chuyện với các anh chị đã từng đoạt giải sẽ tạo cơ hội cho các bạn giải đáp được các thắc mắc:

- Tham gia NCKH thì nên tham gia dưới hình thức nào?

- Tham gia NCKH thì sẽ rèn luyện được những kĩ năng gì? Kĩ năng nào sẽ giúp ích sau này cho sinh viên nhất?

- Những điều cần lưu ý khi làm NCKH để có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu?

- Trong quá trình tham gia NCKH sẽ được sự hỗ trợ như thế nào từ phía ban tổ chức?

- Có phải đạt giải trong NCKH thì sẽ được ghi vào bằng tốt nghiệp không?

Qua đó sẽ cho các bạn sinh viên cảm giác “NCKH thực sự thiết thực với mình”, “NCKH là một cuộc thi thú vị và có nhiều trải nghiệm”. Như sẽ giúp các bạn có thêm tự tin, thêm niềm tin để nghiên cứu khoa học.

9. Việc các giảng viên khen ngợi và kể về các đề tài, các anh chị đã đạt giải trong các kì NCKH trước

Một bạn học lớp Quản trị kinh doanh tổng hợp 52A đã nói rằng: “ Tớ thực sự phấn khích khi nghe thầy Hoa_trưởng khoa Khoa Quản Trị Kinh Doanh_kể về đề tài dự thi NCKH năm ngoái đã đạt được giải ba cấp bộ. Thầy còn bảo như vậy vừa được bằng khen của nhà trường và cả của bộ. Bỗng dưng tớ cảm thấy hối hận khi không đăng kí tham gia NCKH”.

Và khi được hỏi “ Tại sao bạn không tham gia NCKH?”. Thì bạn nói “ Tớ cũng chưa tự tin vào bản thân mình. Nhưng nếu lúc đấy có bạn bè xung quanh khuyến khích tham gia thì tớ nghĩ là tớ sẽ tham gia”.

 Như vậy, sau quá trình nghiên cứu tổng quan và phỏng vấn sâu nhóm đã rút ra được 19 nhân tố ảnh hưởng đến động lực NCKH của sinh viên đại học KTQD.

1. Thành tích học tập của bạn 2. Lợi ích NCKH mang lại 3. NCKH tốn nhiều thời gian

4. Việc được tiếp xúc nói chuyện với các anh chị đạt giải trong các kì NCKH trước.

5. Việc giảng viên khen ngợi và kể về các đề tài, anh chị đã đạt giải trong các kì NCKH trước.

6. Bạn thực sự yêu thích NCKH 7. Hình thức tham gia NCKH 8. Nhóm trưởng

9. Tinh thần, trách nhiệm của các thành viên trong nhóm đối với nhau và đối với đề tài.

10. Đề tài hấp dẫn

11. Khả năng tiếp cận tài liệu

12. Sự nhiệt tình của giảng viên hướng dẫn 13. Khuyến khích vật chất

15. Mục tiêu mà bạn đặt ra: Hoàn thành NCKH, chứ không bỏ dỡ giữa chừng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

16. Sự công bằng trong khâu chấm bài dự thi NCKH của BTC 17. Thời gian tham gia NCKH

18. Khuyến khích tinh thần

19. Các buổi hướng dẫn do khoa tổ chức trong quá trình sinh viên làm NCKH.

 Đây là các nhân tố sẽ được đưa vào bảng hỏi, để tiến hành điều tra về mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến động lực NCKH của sinh viên đại học Kinh Tế Quốc Dân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khoa học - Đề tài về Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới động lực nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học KTQD (Trang 32)