Kiến nghị với ngân hàng Nhà Nước:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thành Công (Trang 56)

- Vốn huy động là VNĐ Vốn huy động là ngoại tệ (quy

Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín của ngân hàng ngoại thương chi nhánh Thành Công

3.3.1. Kiến nghị với ngân hàng Nhà Nước:

Cần nâng cao hiệu quả hệ thống thông tin tín dụng

Một trong những nguyên nhân gây nên rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại là sự thiếu thông tin cần thiết, chính xác từ phía khách hàng, từ thị trường và dự án. Vì vậy muốn hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại đạt hiệu quả cao, là nơi tin cậy để giúp các cán bộ tín dụng nắm được các thông tin cần thiết thì ngân hàng Nhà Nước cần hoàn thiện hơn nữa tổ chức và hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng bằng các giải pháp sau:

Hướng dẫn cụ thể và áp dụng các chỉ tiêu thu thập thông tin theo chế độ kế toán hiện hành trong toàn hệ thống của trung tâm thông tin tín dụng.

Từng bước tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng chương trình phần mềm phân tích kinh tế và xếp hạng doanh nghiệp cho phù hợp với tình hình mới.

Sửa đổi quy chế có liên quan để tăng cường trách nhiệm của các ngân hàng thương mại trong việc cung cấp và sửa đổi số liệu, tăng chất lượng thông tin theo hướng: sử dụng thông tin tín dụng là bắt buộc trong quá trình xét duyệt cho vay khác địa bàn. Trung tâm thông tin tín dụng có trách nhiệm cung cấp kìp thời về khách hàng và chịu trách nhiệm về thông tin cung cấp, các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tham gia vào trung tâm thông tin tín dụng…

Ngân hàng Nhà Nước cần đưa ra các tiêu chuẩn để phân loại nợ chính xác hơn. Tại Việt Nam, chỉ có nợ xấu, , nhưng không bao gồm các khoản nợ đã được giãn nợ hay những khoản nợ có độ rủi ro cao, ít có khả năng thu hồi cho dù là chưa đến hạn. Trong khi trong tiêu chuẩn thế giới thì nợ được chia làm 5 loại : nợ bình thường, nợ chú ý đặc biệt, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ khó đòi và nợ mất vốn. Các loại nợ dưới tiêu chuẩn trở xuống được coi là nợ xấu. Chính sự khác biệt này cho nên khi một công ty kiểm toán quốc tế tiến hành kiểm toán cho gần 1000 khách hàng lựa chọn từ một ngân hàng thương mại quốc doanh thì thực chất nợ xấu là 40% trong khi đó công bố chỉ là 5%. Công ty đó không chỉ dựa trên thực trạng công nợ của khách hàng mà còn dựa trên thực trạng hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của những khách hàng mà họ nghiên cứu.

Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng Nhà Nước cần có những chính sách trong việc phân loại nợ để phù hợp với thông lệ quốc tế, phản ánh đúng tình hình nợ thực chất của ngân hàng.

Tăng cường hiệu lực điều hành chính sách tài chính tiền tệ, chức năng giám sát và đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng.

Tổ chức hoạt động thanh tra có tính độc lập, cần thiết để kịp thời phát hiện và xử lý các sai phạm.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thành Công (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w