Nâng cao trình độ nghiệp vụ và đạo đức của cán bộ tín dụng:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thành Công (Trang 54)

- Vốn huy động là VNĐ Vốn huy động là ngoại tệ (quy

Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín của ngân hàng ngoại thương chi nhánh Thành Công

3.2.7. Nâng cao trình độ nghiệp vụ và đạo đức của cán bộ tín dụng:

Thực tế cho thấy ngân hàng nào cũng có đội ngũ cán bộ nhanh nhạy, sáng tạo trong công việc, có tinh thần tập thể vì lợi ích của ngân hàng thì ngân hàng đó chắc chắn có thể đứng vững và phát triển. Vì vậy, việc nâng cao trình độ cán bộ tín dụng tại VCB chi nhánh Thành Công hiện nay là điều rất cần thiết nhằm đạt tới mục tiêu "phát triển bền vững". Muốn thực hiện tốt giải pháp này, cần phải:

Một là: Cán bộ tín dụng của Chi nhánh cần phải được đào tạo và đào tạo lại kiến thức về kinh tế thị trường. Bởi vì bản thân Chi nhánh chuyển sang kinh tế thị trường còn rất mới mẻ, do vậy các cán bộ tín dụng chưa thể có kiến thức sâu rộng và có kinh nghiệm trong hoạt động kinh tế thị trường. Do đó, để đảm bảo đúng chất lượng một cán bộ tín dụng trong thời đại hiện nay cần phải đào tạo và đào tạo lại đội ngũ này

Hai là: Thường xuyên hướng dẫn tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn: cơ chế, chế độ, thể lệ của ngành, liên ngành; đường lối, chủ trương, mục tiêu phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước và của địa phương. Trong quá trình học tập , bồi dưỡng chế độ, thể lệ phải gắn với lý luận với thực tiễn để cán bộ tín dụng có thể vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo và có hiệu quả khi giải quyết cho vay.

Ba là: Đối với mỗi cán bộ tín dụng cần phải giao trách nhiệm cụ thể, gắn trách nhiệm với lợi ích của họ khi hoàn thành công việc. Khi nhận nhiêm vụ thì bản thân mỗi cán bộ tín dụng biết họ cần phải làm gì. Nhưng để có được hiệu quả cao nhất thì một trong những nhân tố quan trọng nhất là mức độ cụ thể hoá công việc: Công việc càng được lượng hoá cụ thể bao nhiêu thì càng dễ thực hiện và đánh giá mức độ hoàn thành công việc của cán bộ ngân hàng càng chính xác bấy nhiêu.

Bốn là: Phải có chính sách khen thưởng và xử phạt nghiêm minh. Ta thấy, hoạt động tín dụng là nguồn thu cơ bản của Chi nhánh cho nên rủi ro tín dụng sẽ là khó khăn lớn nhất cho ngân hàng này. Công việc của người cán bộ tín dụng vì thế rất nặng nề bởi đánh giá rủi ro tín dụng và hạn chế rủi ro tín dụng là một công việc hết sức phức tạp và đầy khó khăn, đòi hỏi thì cao, trách nhiệm thì nặng nề, do đó cần phải quan tâm đến quyền lợi của cán bộ tín dụng.

- Về thưởng: Có chế độ lương ưu đãi riêng cho cán bộ tín dụng, lương của cán bộ tín dụng phải cao hơn lương cùng bậc của cán bộ làm chuyên đề khác. Có quy chế thưởng gắn liền với hiệu quả làm việc. Quy định tỷ lệ thưởng trên số dư nợ, số dư huy động vốn...

- Về phạt: Có quy định cụ thể và thực hiện nghiêm túc việc bồi thường vật chất đối với cán bộ tín dụng để xảy ra rủi ro thất thoát vốn và nguyên nhân xác định do bản thân cán bộ tín dụng.

Chiến lược con người bao giờ cũng là chiến lược trung tâm của sự phát triển. Vì thế, chỉ có khi nào thực hiện tốt được giải pháp về nguồn nhân lực này thì khi ấy mới có cơ sở để khẳng định Chi nhánh có nhiều triển vọng để phát triển.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thành Công (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w