Về vấn đề giải quyết nhân lực.
Công ty đã khắc phục vấn đề này bằng cách tuyển thêm nhân viên mỗi năm. Nhưng không vì thế mà Công ty thực hiện tuyển người hàng loạt, số người tuyển vào công ty IFC phải được chọn lọc kỹ càng bởi vì phương châm của Công ty là đặt chất lượng của nhân viên lên hàng đầu. Do vậy, mặc dù đang trong tình trạng thiếu nhân lực nhưng Công ty vẫn chỉ tuyển những nhân viên giỏi, yêu cầu không những giỏi về chuyên môn mà còn có tầm hiểu biết rộng, có khả năng quan sát tốt và phải có một phong cách của một người kiểm toán viên chuyên nghiệp.
Về vấn đề thời gian.
Công ty nên xem xét và cố gắng nới rộng thời gian một cuộc kiểm toán để nâng cao chất lượng kiểm toán. Nếu có đủ thời gian thì kiểm toán sẽ tăng cường thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết trong chu trình tiền lương và nhân viên. Đồng thời có thể thực hiện kiểm tra đầy đủ số mẫu đã được chọn, từ đó có thể nâng cao chất lượng của cuộc kiểm toán.
Về đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Ngoài các câu hỏi Có/Không, KTV nên thiết kế mở rộng Bảng câu hỏi dưới dạng câu hỏi mở. Ngoài ra, khi có thông tin về khách hàng, KTV nên tóm tắt các thông tin đó dưới dạng Bảng tóm tắt hoặc lưu đồ. Điều này sẽ giúp KTV hiểu rõ hơn về hệ thống KSNB, vừa làm cơ sở đưa ra ý kiến tư vấn cho khách hàng sau này. Tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp và kinh nghiệm nghề nghiệp mà KTV quyết định nên vận dụng phương pháp nào cho phù hợp.
Về vấn đề thiết kế chương trình kiểm toán:
Công ty không nên quá lạm dụng chương trình kiểm toán mẫu của VACPA mà nên tự thiết kế chương trình kiểm toán riêng cho phù hợp với đặc thù kiểm toán của công ty mình. Đồng thời việc đó sẽ tạo ra một đặc điểm kiểm toán riêng của công ty, giúp tạo nên lợi thế với các công ty kiểm toán cạnh tranh.
Đối với thủ tục phân tích.
Thủ tục phân tích được sử dụng rộng rãi trong kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên, nó giúp kiểm toán viên nhận thấy sự biến động bất thường, qua đó tiến hành các thủ tục bổ sung (điều tra, phỏng vấn, kiểm tra chi tiết…) để phát hiện các sai phạm trọng yếu.
Công ty cần tăng cường áp dụng các thủ tục phân tích ngang và phân tích dọc, kết hợp với xét đoán nghề nghiệp của KTV để tiến hành phân tích biến động của các chỉ tiêu tiền lương, phát hiện ra các biến động bất thường và xác định nguyên nhân chênh lệch. Ngoài ra, KTV cần thu thập và so sánh với số liệu chung của toàn ngành, với số liệu của các công ty khác hoạt động trong cùng lĩnh vực.
Về vấn đề chọn mẫu kiểm tra
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam sô 530 Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác thì:
“Khi thiết kế thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên phải xác định được các phương pháp thích hợp để lựa chọn các phần tử thử nghiệm nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán thoã mãn mục tiêu thử nghiệm kiểm toán”
Các phương pháp lựa chọn phần tử kiểm tra bao gồm: a/ Chọn toàn bộ (kiểm tra 100%)
b/ Lựa chọn các phần tử đặc biệt
c/ Lấy mẫu kiểm toán: lấy mẫu kiểm toán có thể áp dụng phương pháp thống kê hoặc phương pháp phi thống kê, việc lựa chọn phương pháp lấy mẫu nào là tuỳ thuộc vào các xét đoán của kiểm toán viên xem phương pháp nào có hiệu quả hơn.
Trong khi đó, chương trình kiểm toán có đưa ra một số phương pháp chọn mẫu áp dụng cho các cuộc kiểm toán do IFC tiến hành. Đối với các thử nghiệm cơ
bản, số mẫu lựa chọn thường áp dụng theo phương pháp phân tầng kết hợp với chọn mẫu theo kỹ thuật CMA(Chon mẫu theo đơn vị tiền tệ). Theo phương pháp này các phần tử có giá trị lớn sẽ được lựa chọn, các phần tử còn lại sẽ được lấy ngẫu nhiên theo kinh nghiệm của kiểm toán viên:
Theo cách này, mẫu được chọn có mang tính chất đại diện cao do khả năng được lựa chọn của một đơn vị tiền tệ là như nhau, đồng thời số mẫu được chọn chịu ảnh hưởng của chỉ số của độ tin cậy kiểm tra chi tiết do đó số mẫu chọn có thể giảm xuống trong trường hợp hệ thống kiểm soát được cho là tốt và ngược lại. Điều này phù hợp với các quy định chuẩn mực:
“Trong quá trình thu thập bằng chứng, kiểm toán viên phải sử dụng khả năng xét đoán nghề nghiệp để đánh giá rủi ro kiểm toán và thiết kế các thủ tục kiểm toán để bảo đảm rủi ro kiểm toán giảm xuống mức có thể chấp nhận được “
Tuy nhiên, khi tiến hành chọn mẫu cho các thử nghiệm kiểm soát, đặc biệt là đối với chu trình tiền lương và nhân viên, thực tế phát sinh là ngoài phương pháp chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ (áp dụng đối vói các khoản chi tiêu quỹ), thì hầu hết các mẫu chọn là phi tiền tệ (kiểm tra danh sách lương khống,kiểm tra tính chính xác trong tính lương…), việc chọn mẫu đối với các thủ tục kiểm tra này được dựa trên việc chọn mẫu kiểm tra hệ thống, kết quả kiểm tra hệ thống sẽ giúp cho kiểm toán viên quyêt định mở rộng hay không quy mô mẫu chọn để kiểm tra chi tiết..
Trên nhận xét đó, có thể thấy rằng, việc chọn mẫu này được thực hiện là phi thống kê do nó chỉ phù thuộc vào xét đoán của kiểm toán viên và rất khó có tính đại diện cao cho tổng thể. Hơn nữa, số lượng mẫu chọn chưa có mối liên hệ chặt chẽ với việc đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm toán nội bộ và các rủi ro kiểm toán. Trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 530 chỉ rõ: “…Cỡ mẫu chịu ảnh hưởng bởi rủi ro kiểm toán . Rủi ro có thể chấp nhận được càng thấp thì số mẫu kiểm tra càng lớn…” Để có được chọn mẫu cao mang tính đại diện cao, kiểm toán viên có thể có thể sử dụng các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Có ba phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên là : chọn mẫu ngẫu nhiên có sử dụng bảng số nhẫu nhiên; chọn mẫu ngẫu nhiên theo chương trình máy tính; chọn mẫu ngẫu nhiên theo hệ thống. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm riêng.
KẾT LUẬN
Tiền lương và nhân viên trong các doanh nghiệp không chỉ là một khoản chi phí lớn của doanh nghiệp mà nó còn là động lực chính của người lao động. Do đó chính sách tiền lương trong mỗi doanh nghiệp thể hiện chiến lược phát triển con người cũng như trình độ quản lý chi phí của chính doanh nghiệp đó. Chính vì nguyên nhân trên mà chu trình tiền lương và nhân viên là một chu trình có ý nghĩa hết sức quan trọng và chi phí tiền lương là khoản mục trọng yếu trên báo cáo tài chính của các công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng trong việc quản lý nhân viên và chi phí, kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên là một bộ phận quan trọng của kiểm toán báo cáo tài chính và nó là điều cần thiết và tất yếu đối với các doanh nghiệp.
Sau một thời gian thực tập và tìm hiểu thực tiễn qui trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế IFC kết hợp với những kiến thức đã học được trong nhà trường em đã hoàn thiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp “Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế IFC thực hiện ”.
Công ty IFC có một qui trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên tương đối hoàn thiện, chặt chẽ kết hợp với đội ngũ nhân viên giỏi, giàu kinh nghiệm, chính điều này đã làm nên uy tín và chất lượng của công ty.
Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian và kinh nghiệm thực tế nên không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót trong luận văn này. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy giáo để em có thể hoàn hiện được chuyên đề này.
Em xin cảm ơn thầy giáo TS. Tô Văn Nhật và các anh chị kiểm toán viên tại công ty kiểm toán IFC đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian qua.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alvin A. Arens, Jame K. Loebbecke.
2. Giáo trình Lý thuyết Kiểm toán, GS.TS Nguyễn Quang Quynh – TS Nguyễn Thị Phương Hoa (Đồng chủ biên, 2008), NXB Tài chính, Hà Nội.
3. Giáo trình Kiểm toán tài chính, GS. TS Nguyễn Quang Quynh – PGS. TS Ngô Trí Tuệ (Đồng chủ biên, 2011) NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
4. Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.
5. Tài liệu và hồ sơ kiểm toán khách hàng do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Quốc tế IFC cung cấp.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. Hà Nội, ngày….tháng…..năm 2013