QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH KHÁNH HÒA
3.1.3.2 Cơ cấu tín dụng trung dài hạn DNNVV theo ngành kinh tế
Hiện nay, khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh hoạt động kinh doanh trong 3 lĩnh vực chủ yếu: nông nghiệp, công nghiệp và thương mại dịch vụ. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chiếm dư nợ cao nhất, sau đó tới lĩnh vực thương mại, dịch vụ và cuối cùng là lĩnh vực nông nghiệp.
Bảng 3.5: Phân loại cho vay trung dài hạn DNNVV theo ngành kinh tế
Ngành nghề
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Nông nghiệp 7,826 12.09 10,370 10.89 11,832 14.45 Công nghiệp 43,095 66.57 61,781 64.88 53,034 64.77 Thương mại, dịch vụ 13,814 21.34 23,074 24.23 17,015 20.78
Dư nợ trung và dài hạn DNNVV
64,735 100 95,225 100 81,881 100
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kết quả kinh doanh MB Khánh Hòa)
Hình 3.4 Biểu đồ cơ cấu dư nợ trung và dài hạn DNNVV theo ngành kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kết quả kinh doanh MB Khánh Hòa)
Tổng dư nợ của ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng không cao so với hai ngành còn lại nhưng tăng đều trong 3 năm gần đây. Còn ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ tuy chiếm tỷ trọng cao hơn ngành nông nghiệp nhưng lại có sự giảm nhẹ vào năm 2012.Mặc dù ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong 3 ngành chính tại chi nhánh nhưng tốc độ tăng trưởng trong năm 2012 được đánh giá là không mấy lạc quan khi số liệu cho thấy sự giảm sút trong cho vay trung dài hạn đối với ngành này. Sở dĩ ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất là vì
địa bàn Từ Liêm có tốc độ đô thị hóa thuộc loại cao nhất thủ đô, rất nhiều công ty xây dựng, chế biến, sản xuất, thương mại đến vay vốn tại Ngân hàng. Trong năm 2012 thực hiện nghị quyết 11 của chính phủ, Ngân hàng đã ưu tiên cho vay các ngành nông nghiệp, sản xuất, hạn chế cho vay các ngành phi sản xuất. Điều này đã lý giải vì sao tỉ trọng cho vay ngành nông nghiệp đã tăng từ 10.89% (năm 2011) lên 14.45% (năm 2012), còn tỉ trọng cho vay của ngành thương mại dịch vụ giảm từ 24.23% (năm 2011) xuống còn 20.78% (năm 2012).