QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH KHÁNH HềA
3.1 Thực trạng hoạt động trung dài hạn tại Ngân hàng Quân Đội chi nhánh Khánh Hòa
3.1.2.2. Dư nợ tín dụng đối với DNNVV
Sau khủng hoảng kinh tế vào năm 2008, bước sang năm 2010, 2011, 2012 nền kinh tế có những tín hiệu khởi sắc, các doanh nghiệp cũng có những kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Chi nhánh đã mở rộng cho vay các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng.
Bảng 3.3. Doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ đối với DNNVV
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Số tiền Chênh lệch (%)
Số tiền Chênh lệch (%)
Doanh số cho vay DNNVV
894,387 1,174,509 31.32 1,421,860 21.06
Doanh số thu nợ DNNVV
800,512 1,073,166 34.06 1,358,413 26.58
Dư nợ cho vay DNNVV
316,858 418,201 31.98 481,648 15.17
Dư nợ cho vay DNNVV/Tổng dư nợ
55.58 58.32 54.06
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kết quả kinh doanh MB Khánh Hòa) Hình 3.2 Biểu đồ doanh số cho vay DNNVV
Đơn vị: Triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kết quả kinh doanh MB Khánh Hòa)
Nhìn chung ta thấy hoạt động cho vay DNNVV của chi nhánh có chiều hướng phát triển khá tốt. Chi tiết thể hiện ở doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ cho vay tăng dần qua các năm. Doanh số cho vay năm 2011 đạt 1,174 tỷ đồng (tăng 31.32% so với năm 2010), năm 2012 đạt 1,422 tỷ đồng (tăng 21.06% so với năm 2011). Dư nợ cho vay DNNV năm 2011 đạt 418 tỷ đồng (tăng 31.98% so với năm 2010), năm 2012 đạt 482 tỷ đồng (tăng 15.17% so với năm 2011).
Năm 2011 chính sách tiền tệ đã thắt chặt hơn, lãi suất cơ bản dao động khoảng 8% - 9%, lãi suất cho vay tăng lên dao động khoảng 14.5% - 18%, điều này làm cho việc cho vay của Ngân hàng gặp khó khăn hơn, các DNNVV cũng khó tiếp cận nguồn vốn vay của Ngân hàng. Tuy nhiên, theo Thông tư số 07/2011/IT – NHNN ngày 26/02/2011 và Thông tư số 12/20/IT – NHNN ngày 14/04/2011, NHNN cho phép các Ngân hàng được cho vay với lãi suất thỏa thuận. Vận dụng các thông tư đã ban cộng với nỗ lực tìm kiếm và quan hệ khách hàng của nhân viên, MB Khánh Hòa đã làm cho hoạt động cho vay của chi nhánh tăng trưởng khá cao, các chỉ tiêu dư nợ cho vay, doanh số cho vay tăng với tỉ lệ khá cao.
Năm 2012, Nghị quyết số 11/NQ – CP ngày 24/02/2012 thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, thận trọng, phối hợp hài hòa giữ chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát; điều hành và kiểm soát để bảo đảm tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2012 dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán khoảng 15% - 16%; tập
trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa; giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Dưới tác động của Nghị quyết 11 của Chính phủ, mặt bằng lãi suất huy động lên đến 14% - 20%, điều này làm cho mặt bằng lãi suất cho vay lên đến hơn 20%. Với mức lãi suất cho vay quá cao như vậy đã làm cho số lượng DNNVV đến vay vốn giảm rừ rệt, tuy nhiờn doanh số cho vay và dư nợ cho vay vẫn ở mức tăng trưởng cao. Điều này có được là nhờ một phần nỗ lực tìm kiếm khách hàng và quan hệ khách hàng rất tốt của nhân viên chi nhánh.
Xét chỉ tiêu dư nợ cho vay DNNVV/Tổng dư nợ, dư nợ cho vay DNNVV luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ (trên 50%) đó thể hiện được tầm quan trọng của nhóm khách hàng này đối với Ngân hàng. Trong thời gian tới, Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi để nhóm khách hàng này có thể tiếp cận nguồn vốn vay Ngân hàng hơn. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần chú ý tới công tác thu hồi nợ, giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng. Để thực hiện tốt, Ngân hàng cần tiếp tục đưa ra và thực hiện tốt hơn các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3.1.3 Cơ cấu tín dụng trung dài hạn DNNVV tại chi nhánh