QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH KHÁNH HÒA
3.1.1 Cơ cấu huy động vốn tại Ngân hàng
Bảng 3.1. Tình hình huy động vốn giai đoạn 2010 – 2012
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch (%)
Tổng huy động vốn 969,780 100 1,202,621 100 24.01 1,599,200 100 29.65
Theo khách hàng
Tiền gửi dân cư 662,941 68.36 870,216 72.36 31.27 1,185,303 76.02 36.21
Tiền gửi TCKT 237,790 24.52 260,937 21.07 9.73 296,715 19.03 13.71 Tiền gửi khác 69,049 7.12 71,468 5.94 3.50 77,182 4.95 8.00 Theo kỳ hạn Không kỳ hạn đến 12 tháng 764,836 78.87 968,831 80.56 26.67 1,335,142 85.63 37.81 Trên 12 tháng 204,944 21.13 233,790 19.44 14.08 224,058 14.37 - 4.16
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kết quả kinh doanh MB Khánh Hòa)
Bảng 3.1 cho thấy quy mô nguồn vốn huy động của Ngân hàng không ngừng tăng lên. Năm 2010, tổng nguồn huy động là 969,780 triệu đồng. Đến năm 2011, kinh tế trong nước duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao và cải thiện dần qua các quý. Ngành công nghiệp phục hồi một cách ấn tượng, ngành nông nghiệp, dịch vụ cũng dần được phục hồi. Kim ngạch xuất khẩu đều tăng mạnh. Thêm vào đó, NHNN điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để tăng lượng cungt tiền cung ứng bổ sung cho lưu thong. Dựa trên những điều kiện đó, MB Khánh Hòa đã đẩy mạnh hoạt động Marketing, PR, có những chính sách phù hợp với những biến động kinh tếm do đó tổng nguồn vốn huy động năm 2011 tăng 24.01% đạt mức 1,202,621 triệu đồng. Năm 2012, tình hình tài chính nói chung và thị trường tiền tệ nói tiêng có những biến động lớn hơn và đem nhiều rủi ro hơn cho hệ thống Ngân hàng, đặc biệt đe dọa đến khả năng thanh khoan của các NHTM. Trong bối cảnh lạm phát ngày càng tăng cao và chính phủ áp dụng hàng loạt các biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát đưa mục tiêu kiềm chế lạm phát lên hàng đầu, thậm chí hi sinh cả việc tăng trưởng. Tuy nhiên, sự phát triển ngày càng vững mạnh của MB Khánh Hòa, tổng huy động vốn đạt con số khá cao 1,559,200 triệu đồng, tăng trưởng 29.65%. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động theo khách hàng thì tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn (trên 65%), tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng nhanh về cả số lượng lẫn
tỷ trọng. Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn thì các khoản tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn, trung bình chiếm 70% trong tổng huy động vốn. Đặc biệt, do sự biến động của nền kinh tế, lạm phát tăng cao, các khoản tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng năm 2012 giảm 4.16% so với năm 2011.
• Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng
Về cơ cấu tiền gửi các loại trong tổng nguồn vốn huy động có xu hướng tăng qua các năm, thể hiện khả năng thu hút vốn qua Ngân hàng ngày càng tốt. Điểm đáng chú ý là cơ cấu vốn từ tiền gửi dân cư chiếm ưu thế lớn trong khi tiền gửi từ các tổ chức kinh tế chỉ chiếm con số nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Năm 2010 tiền gửi dân cư chiếm 68.36%, năm 2011 chiếm 72.36% và năm 2012 chiếm 76.02% trong tổng huy động vốn theo khách hàng. Điều này thể hiện khách hàng chủ yếu của chi nhánh trong công tác huy động vốn là khách hàng cá nhân gửi tiền với mục đích tiết kiệm sinh lời, khách hàng doanh nghiệp chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Nguyên nhân xuất phát từ vị trí địa lý của chi nhánh nằm giữa trung tâm dân cư của thành phố Nha Trang, cách xa các khu công nghiệp nên việc huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp là có hạn chế. Đồng thời trong những năm vừa qua, với việc ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường tất cả các kênh đầu tư đều trở nên bất trắc cao độ và lợi suất thấp, nên buộc lòng người dân phải tìm đến Ngân hàng như là một nơi an toàn bảo đảm cho mục địch sinh lời của khoản tiền tiết kiệm.
• Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn
Hình 3.1 Biểu đồ cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kết quả kinh doanh MB Khánh Hòa)
Về cơ cấu huy động tiền gửi theo kỳ hạn thì có thể thấy được tiền gửi không kỳ hạn đến 12 tháng vẫn tiếp tục tăng trưởng đều và mạnh (năm 2011 tăng 26.67% và năm 2012 tăng 37.81%) và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn huy động, bên cạnh đó thì tiền gửi có kỳ hạn lại biến động lớn, năm 2011 thì tăng trưởng ổn định (14.08%) nhưng vào năm 2012 lại đột ngột giảm mạnh (-4.16%), có lẽ nguyên nhân lớn nhất vẫn là tình hình kinh tế lạm phát vẫn đang tăng cao.
Kết luận: như đã biết, việc phân tích nguồn vốn huy động có ý nghĩa quan trọng trong việc viết quyết định mở rộng hay thu hẹp khối lượng tín dụng. Do đó, khi thực tế cho thấy hoạt động huy động vốn tại chi nhánh không chỉ tăng lên cả về quy mô, mà còn đa dạng về hình thức sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong việc mở rộng quan hệ tín dụng với nhiều doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác nhau xét cả về quy mô, khối lượng tín dụng, cũng như chủ động về thời gian thời hạn cho vay và thậm chí quyết định mức lãi suất vừa phải cho khách hàng.